Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Đế Quốc Songhai (1460–1603)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

ĐẾ QUỐC SONGHAI (1460–1603)

Những nhà thám hiểm châu Âu thời kỳ đầu trú chân ở các vùng bờ biển châu Phi, không biết gì về sự giàu có bên trong lục địa này. Songhai đổi vàng và nô lệ để lấy các mặt hàng xa xỉ và muối.

Songhai đã thế chỗ và mở rộng lãnh thổ của nước Mali vốn trước đây từng thay thế Ghana để trở thành quốc gia buôn bán vàng thống trị ở Tây Phi.

Khi những người châu Âu tới châu Phi vào những năm 1460, lục địa này gồm nhiều quốc gia và vương quốc khác nhau. Theo truyền thuyết, Songhai được một tín đồ đạo Ki-tô người Berber tên là al-Yaman sáng lập bên bờ sông Niger vào thế kỷ VII. Đến năm 1200, những người cai trị Songhai đã dời đô tới Gao nằm ở thượng nguồn sông Niger, tại đó họ cải sang đạo Hồi. Songhai trở thành một phần của đế quốc Mali vào năm 1325 sau khi thủ đô Gao bị Mansa Muse, hoàng đế Mali theo đạo Hồi, xâm chiếm. Năm 1464, Sonni Ali giành độc lập cho Songhai và mở rộng lãnh thổ nước này, thôn tính luôn cả Mali, trong đó có thành phố Timbuktu và Jenne. Songhai trở thành một đế quốc giàu có, hùng mạnh thống trị Tây Phi. Sonni Ali là một kẻ tàn nhẫn, chuyên đàn áp những người theo đạo. Ông chết đuối vào năm 1492, và Askia Mohammed I lập triều đại mới vào năm 1493. Dưới sự lãnh đạo của Askia, đế quốc Songhai trở nên lớn mạnh, thoạt đầu buôn bán vàng với người Arập, tiếp đó với người Bồ Đào Nha. Askia là một nhà cai trị giỏi, ông tôn trọng các tín ngưỡng khác nhau và có công trong việc tái thiết xã hội Songhai. Thành phố Timbuktu trở thành một trung tâm học thuật quốc tế.

Tượng đầu người đất nung này ở Songhai được làm vào thế kỷ XV. Có lẽ đây là một phần bức tượng một nhân vật nổi tiếng sống ở Songhai.

ĐẾ QUỐC SONGHAI SUY TÀN

Năm 1529, Askia Mohammed I bị con trai chiếm ngôi, và tiếp đó là một loạt các nhà cai trị nhu nhược và hư hỏng. Songhai trở nên suy yếu và cuối cùng rơi vào tay người Morocco năm 1591. Songhai không phải là quốc gia duy nhất ở Tây Phi. Phía Đông của nước này có đế quốc Kenem-Bornu phát triển quanh hồ Chad. Kenem-Bornu trở thành một trung tâm của nền văn minh Hồi giáo vào thế kỷ XI và đạt đỉnh cao nhất dưới thời Idris Aloma, người lên nắm quyền năm 1571 và cai trị tới năm 1603.

Songhai đã thế chỗ và mở rộng lãnh thổ của nước Mali vốn trước đây từng thay thế Ghana để trở thành quốc gia buôn bán vàng thống trị ở Tây Phi.

Khi những người châu Âu tới châu Phi vào những năm 1460, lục địa này gồm nhiều quốc gia và vương quốc khác nhau. Theo truyền thuyết, Songhai được một tín đồ đạo Ki-tô người Berber tên là al-Yaman sáng lập bên bờ sông Niger vào thế kỷ VII. Đến năm 1200, những người cai trị Songhai đã dời đô tới Gao nằm ở thượng nguồn sông Niger, tại đó họ cải sang đạo Hồi. Songhai trở thành một phần của đế quốc Mali vào năm 1325 sau khi thủ đô Gao bị Mansa Muse, hoàng đế Mali theo đạo Hồi, xâm chiếm. Năm 1464, Sonni Ali giành độc lập cho Songhai và mở rộng lãnh thổ nước này, thôn tính luôn cả Mali, trong đó có thành phố Timbuktu và Jenne. Songhai trở thành một đế quốc giàu có, hùng mạnh thống trị Tây Phi. Sonni Ali là một kẻ tàn nhẫn, chuyên đàn áp những người theo đạo. Ông chết đuối vào năm 1492, và Askia Mohammed I lập triều đại mới vào năm 1493. Dưới sự lãnh đạo của Askia, đế quốc Songhai trở nên lớn mạnh, thoạt đầu buôn bán vàng với người Arập, tiếp đó với người Bồ Đào Nha. Askia là một nhà cai trị giỏi, ông tôn trọng các tín ngưỡng khác nhau và có công trong việc tái thiết xã hội Songhai. Thành phố Timbuktu trở thành một trung tâm học thuật quốc tế.

Năm 1529, Askia Mohammed I bị con trai chiếm ngôi, và tiếp đó là một loạt các nhà cai trị nhu nhược và hư hỏng. Songhai trở nên suy yếu và cuối cùng rơi vào tay người Morocco năm 1591. Songhai không phải là quốc gia duy nhất ở Tây Phi. Phía Đông của nước này có đế quốc Kenem-Bornu phát triển quanh hồ Chad. Kenem-Bornu trở thành một trung tâm của nền văn minh Hồi giáo vào thế kỷ XI và đạt đỉnh cao nhất dưới thời Idris Aloma, người lên nắm quyền năm 1571 và cai trị tới năm 1603.

Chọn tập
Bình luận
× sticky