Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Nhật Bản Thời Fujiwara (800–1200)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

NHẬT BẢN THỜI FUJIWARA (800–1200)

Vào thế kỷ IX, thị tộc Fujiwara trở thành những nhà cai trị Nhật Bản thay mặt hoàng đế. Trong suốt thời kỳ Fujiwara, nghệ thuật và văn học nở rộ tại Nhật Bản.

Người Nhật Bản trang trí nhiều thứ cho bộ yên cương ngựa. Chiếc chuông này có lẽ thường được đeo vào phần thân sau của ngựa.

Từ đầu thế kỷ IV, Nhật Bản do một hoàng đế cai trị. Nếu hoàng đế qua đời trong khi con trai cả vẫn còn nhỏ thì một quan nhiếp chính, thường là người trong hoàng gia, sẽ được chọn ra để cai trị đất nước cho đến khi tân hoàng đế trưởng thành. Vào thế kỷ IX, thị tộc Fujiwara có vị thế quan trọng trong triều đình Nhật Bản khi con gái của Fujiwara Yoshifusa trở thành hoàng hậu. Theo phong tục, con cái trong gia đình do bên ngoại nuôi nấng và dạy dỗ, nên nhà Fujuwara đã nuôi nấng và giáo dục hoàng đế kế vị. Điều này có nghĩa là Fujiwara Yoshifusa trở thành quan nhiếp chính đầu tiên không thuộc hoàng gia, đánh dấu sự khởi đầu của thời kỳ Fujiwara. Tiếp đó, nhà Fujiwara có thêm nhiều con gái lấy hoàng đế Nhật Bản và thị tộc Fujiwara trở nên hùng mạnh. Chẳng bao lâu sau, mỗi Nhật hoàng đều có một quan nhiếp chính thường trực thuộc thị tộc Fujiwara, là người kiểm soát việc điều hành đất nước trong khi Nhật hoàng dành thời gian cho công việc trong triều và tôn giáo. Thị tộc Fujiwara đã cai trị Nhật Bản trong ba thế kỷ.

Cổng Đại Torii trên đảo Itsukushima, còn gọi là đảo Đền Miyajima, được xây dựng vào thế kỷ IX. Cổng này là một phần của đền thờ Thần đạo (Shinto) cổ. Cổng torii được xem như ranh giới giữa các khu vực thiêng liêng của ngôi đền với những phần phi tôn giáo.
Đời sống cung đình rất nghi thức, bất kỳ việc gì cũng có phép tắc. Người đàn ông này đang đọc thư. Thậm chí màu giấy viết thư và cách gấp bức thư cũng rất được coi trọng.
Một hình minh họa trong Truyện Genji, cuốn tiểu thuyết viết về những điều phức tạp của đời sống cung đình thời Fujiwara ở Kyoto, do một thị nữ của hoàng hậu là Murasaki Shikibu viết.
Tượng Hộ Pháp bằng đất sét này thường được đặt bên ngoài các đền thờ Thần đạo để canh chừng yêu quỷ. Bộ quần áo vị thần này mặc là trang phục điển hình của chiến binh Nhật Bản ở thế kỷ VIII.

VĂN HÓA FUJIWARA

Trong thời kỳ Fujiwara, văn học nghệ thuật rất phát triển trong hoàng cung ở Kyoto, cũng như tại điền trang của giới quý tộc và trong các ngôi đền, dù dân thường rất ít được thưởng thức. Người giàu và có thế lực sống rất cách biệt với các tầng lớp còn lại trong xã hội. Trong thời kỳ này ra đời các tác phẩm hội họa và văn học theo phong cách Nhật Bản mới, mà đáng chú ý là thị nữ Murasaki với tác phẩm kinh điển Truyện Genji. Trước đó, người Nhật Bản có xu hướng bắt chước phong cách Trung Hoa. Các thị tộc được nhà Fujiwara ưu ái bắt đầu phát đạt. Nhưng sau đó, các thị tộc khác cũng trở nên lớn mạnh, và các tỉnh, các phủ ngày càng độc lập với trung ương. Họ gây chiến lẫn nhau đến mức thị tộc Fujiwara không còn khả năng kiểm soát Nhật Bản. Vào thế kỷ XII xảy ra nhiều cuộc nổi dậy, và cuối cùng nội chiến Gempei bùng nổ vào năm 1180; các Shogun Minamoto hùng mạnh đã thay thế thị tộc Fujiwara.

CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

794: Hoàng cung Nhật Bản chuyển về thủ đô mới Heian (Kyoto)

858: Fujiwara Yorifusa trở thành quan nhiếp chính

930: Thị tộc Fujiwara giành toàn quyền cai trị, tiến hành cải cách kinh tế

Khoảng năm 1000: Sáng tác nghệ thuật và văn học ở Nhật Bản phát triển đến đỉnh cao

1180-1185: Nội chiến Gempei, các Shogun Minamoto nổi lên

Vào thế kỷ IX, thị tộc Fujiwara trở thành những nhà cai trị Nhật Bản thay mặt hoàng đế. Trong suốt thời kỳ Fujiwara, nghệ thuật và văn học nở rộ tại Nhật Bản.

Từ đầu thế kỷ IV, Nhật Bản do một hoàng đế cai trị. Nếu hoàng đế qua đời trong khi con trai cả vẫn còn nhỏ thì một quan nhiếp chính, thường là người trong hoàng gia, sẽ được chọn ra để cai trị đất nước cho đến khi tân hoàng đế trưởng thành. Vào thế kỷ IX, thị tộc Fujiwara có vị thế quan trọng trong triều đình Nhật Bản khi con gái của Fujiwara Yoshifusa trở thành hoàng hậu. Theo phong tục, con cái trong gia đình do bên ngoại nuôi nấng và dạy dỗ, nên nhà Fujuwara đã nuôi nấng và giáo dục hoàng đế kế vị. Điều này có nghĩa là Fujiwara Yoshifusa trở thành quan nhiếp chính đầu tiên không thuộc hoàng gia, đánh dấu sự khởi đầu của thời kỳ Fujiwara. Tiếp đó, nhà Fujiwara có thêm nhiều con gái lấy hoàng đế Nhật Bản và thị tộc Fujiwara trở nên hùng mạnh. Chẳng bao lâu sau, mỗi Nhật hoàng đều có một quan nhiếp chính thường trực thuộc thị tộc Fujiwara, là người kiểm soát việc điều hành đất nước trong khi Nhật hoàng dành thời gian cho công việc trong triều và tôn giáo. Thị tộc Fujiwara đã cai trị Nhật Bản trong ba thế kỷ.

Trong thời kỳ Fujiwara, văn học nghệ thuật rất phát triển trong hoàng cung ở Kyoto, cũng như tại điền trang của giới quý tộc và trong các ngôi đền, dù dân thường rất ít được thưởng thức. Người giàu và có thế lực sống rất cách biệt với các tầng lớp còn lại trong xã hội. Trong thời kỳ này ra đời các tác phẩm hội họa và văn học theo phong cách Nhật Bản mới, mà đáng chú ý là thị nữ Murasaki với tác phẩm kinh điển Truyện Genji. Trước đó, người Nhật Bản có xu hướng bắt chước phong cách Trung Hoa. Các thị tộc được nhà Fujiwara ưu ái bắt đầu phát đạt. Nhưng sau đó, các thị tộc khác cũng trở nên lớn mạnh, và các tỉnh, các phủ ngày càng độc lập với trung ương. Họ gây chiến lẫn nhau đến mức thị tộc Fujiwara không còn khả năng kiểm soát Nhật Bản. Vào thế kỷ XII xảy ra nhiều cuộc nổi dậy, và cuối cùng nội chiến Gempei bùng nổ vào năm 1180; các Shogun Minamoto hùng mạnh đã thay thế thị tộc Fujiwara.

794: Hoàng cung Nhật Bản chuyển về thủ đô mới Heian (Kyoto)

858: Fujiwara Yorifusa trở thành quan nhiếp chính

930: Thị tộc Fujiwara giành toàn quyền cai trị, tiến hành cải cách kinh tế

Khoảng năm 1000: Sáng tác nghệ thuật và văn học ở Nhật Bản phát triển đến đỉnh cao

1180-1185: Nội chiến Gempei, các Shogun Minamoto nổi lên

Chọn tập
Bình luận
× sticky