Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Trung Quốc: Nhà Tần (221–206 TCN)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

TRUNG QUỐC: NHÀ TẦN (221–206 TCN)

Lần đầu tiên Trung Quốc được thống nhất. Nhà Tần xây Vạn Lý Trường Thành để ngăn chặn sự xâm lấn của các bộ lạc phương Bắc. Kinh đô của nước Tần là Hàm Dương nằm ở vùng thượng nguồn sông Hoàng Hà, nơi nhà Tần khởi nghiệp.

Từ năm 350 TCN trở đi, quân Tần thiện chiến ở miền Tây Trung Quốc đi chinh phục các nước láng giềng. Đến năm221 TCN, họ đã lập nên một đế quốc mà tên gọi được dùng để chỉ Trung Quốc ngày nay trong một số ngôn ngữ phương Tây, chẳng hạn tiếng Anh (China).

Vua Tần Doanh Chính chỉ trong mười năm đã thống nhất được phần lớn Trung Quốc, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc. Doanh Chính đổi tên thành Thủy Hoàng đế nghĩa là “hoàng đế đầu tiên”), và lập ra đế quốc Trung Hoa đầu tiên.

Người Trung Hoa cổ đại là những nhà phát minh lớn. Họ đã phát minh ra xe đẩy tay để chở hàng và người vào thế kỷ II TCN, trong khi phải 1.000 năm sau châu Âu mới biết sử dụng loại xe này.

TRUNG HOA ĐẾ QUỐC

Tần Thủy Hoàng tổ chức lại bộ máy cai trị, đặt tất cả dưới sự kiểm soát của trung ương. Ông đã tiêu chuẩn hóa mọi đơn vị cân đong và đo lường, chuẩn hóa chữ viết và thậm chí cả chiều rộng của bánh xe, đề ra luật pháp và thể chế theo truyền thống nhà Tần và ban hành một loại tiền thống nhất. Tần Thủy Hoàng là một nhà cải cách tàn bạo, ông thủ tiêu quyền lực của tầng lớp quý tộc phong kiến, phái quan cai trị đến các địa phương. Ông cho xây dựng đường sá, kênh rạch, cải tạo nông nghiệp bằng cách xây dựng hệ thống tưới tiêu. Để bảo vệ Trung Quốc trước các “man tộc”, Tần Thủy Hoàng cho xây một tường thành dài, gọi là Vạn Lý Trường Thành. Việc xây dựng kéo dài rất lâu và phần lớn công trình này vẫn tồn tại đến ngày nay. Ông định ra các truyền thống cung đình mà sau này được bảo tồn nguyên vẹn qua nhiều triều đại trong hơn 2.000 năm. Vào năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng cho tiêu hủy nhiều sách cổ điển, kể cả các tác phẩm của Khổng Tử, thậm chí còn hành hình 400 học giả để đảm bảo cải cách của ông được tiếp tục.

Các nhà hiền triết vốn luôn có ảnh hưởng đến xã hội và bộ máy cai trị Trung Quốc và cũng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực tôn giáo. Là những người nắm tri thức, họ là mục tiêu công kích trong suốt thời kỳ cải cách của nhà Tần.

THIÊN MỆNH

Tần Thủy Hoàng là một chiến binh thiên về dùng kỵ binh hơn xe chiến mã. Ông quen được người khác phục tùng, một số hành động của ông làm mất lòng dân. Tuy nhiên ông đã đạt nhiều thành tựu. Ông dùng quyền lực của mình để thực hiện những cải cách nhanh chóng và thống nhất Trung Quốc. Ông cũng có những nguyên tắc của riêng mình. Ông tin rằng hoàng đế là người được trời trao cho “thiên mệnh” và nếu muốn được trời hỗ trợ thì phải trị quốc tốt. Nguyên tắc này cũng có nghĩa: nếu hoàng đế trị quốc kém, ông ta cũng có thể bị phế truất.

Cuộc sống hối hả tại một đô thị tiêu biểu thời nhà Tần, có vài nghìn cư dân với một khu chợ, các tòa nhà và tường thành phòng vệ.

CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

350 TCN Nước Tần trở thành một nhà nước quân phiệt

315 TCN Nước Tần vươn lên hàng đầu ở Trung Quốc

256 TCN Nước Tần thôn tính nhà Chu ở Lạc Dương

230 TCN Vua Tần Doanh Chính bắt đầu thống nhất Trung Quốc bằng vũ lực

221 TCN Nhà Tần lần đầu tiên thống nhất Trung Quốc thành một đế quốc

214 TCN Bắt đầu xây Vạn Lý Trường Thành để bảo vệ Trung Quốc trước “rợ” Hung Nô

212 TCN Tần Thủy Hoàng thiêu hủy tất cả tài liệu lịch sử, cấm sách, và chuẩn hóa chữ viết

209-202 TCN Nội chiến – các bá vương tranh hùng

202 TCN Lưu Bang lập ra triều Hán (khoảng năm 9 CN)


Tượng kỳ lân bằng đồng của người Trung Hoa, một linh vật phun ra lửa trong thần thoại.

DI SẢN NHÀ TẦN

Tần Thủy Hoàng mất năm 210 TCN. Bốn năm sau, nhà Tần bị lật đổ bởi những cải cách và luật lệ đề ra quá hà khắc. Một cuộc nội chiến nổ ra. Nhưng tư tưởng về một đế quốc thống nhất đã in vào ý thức người dân. Một nông dân từng làm quan dưới thời nhà Tần là Lưu Bang đã sáng lập triều đại mới là nhà Hán và do vậy được dân chúng ủng hộ. Nhà Hán cai trị Trung Quốc trong 400 năm dựa trên nền tảng được Tần Thủy Hoàng gây dựng.

Mộ của Tần Thủy Hoàng chứa thi hài của ông cùng những của cải để dùng cho kiếp sau. Ngôi mộ cũng chứa khoảng 7.000 chiến binh bằng đất nung có kích thước cao to hơn cả người thật. Khuôn mặt các chiến binh trông rất thật, có lẽ thể hiện vẻ mặt thật của từng chiến binh cụ thể.

VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH

Nhà Tần dùng một đội quân phu dịch đông đảo để xây phần lớn Vạn Lý Trường Thành. Vạn Lý Trường Thành dài 2.250 km, được đắp bằng đất và đá dăm lèn chặt. Đá, gạch và vữa được xây thêm vào sau này. Quy mô của công cuộc xây dựng bức tường thành cho thấy tầm quan trọng của nó đối với người Trung Hoa trong việc ngăn chặn các bộ lạc cướp bóc từ phương Bắc vẫn thường xuyên quấy nhiễu cuộc sống bình yên và thịnh vượng của Trung Quốc. Trung Quốc từng chịu nhiều tổn thất lớn trước khi Vạn Lý Trường Thành được xây dựng và những kẻ cướp bóc bị đẩy lùi.

Từ năm 350 TCN trở đi, quân Tần thiện chiến ở miền Tây Trung Quốc đi chinh phục các nước láng giềng. Đến năm221 TCN, họ đã lập nên một đế quốc mà tên gọi được dùng để chỉ Trung Quốc ngày nay trong một số ngôn ngữ phương Tây, chẳng hạn tiếng Anh (China).

Vua Tần Doanh Chính chỉ trong mười năm đã thống nhất được phần lớn Trung Quốc, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc. Doanh Chính đổi tên thành Thủy Hoàng đế nghĩa là “hoàng đế đầu tiên”), và lập ra đế quốc Trung Hoa đầu tiên.

Tần Thủy Hoàng tổ chức lại bộ máy cai trị, đặt tất cả dưới sự kiểm soát của trung ương. Ông đã tiêu chuẩn hóa mọi đơn vị cân đong và đo lường, chuẩn hóa chữ viết và thậm chí cả chiều rộng của bánh xe, đề ra luật pháp và thể chế theo truyền thống nhà Tần và ban hành một loại tiền thống nhất. Tần Thủy Hoàng là một nhà cải cách tàn bạo, ông thủ tiêu quyền lực của tầng lớp quý tộc phong kiến, phái quan cai trị đến các địa phương. Ông cho xây dựng đường sá, kênh rạch, cải tạo nông nghiệp bằng cách xây dựng hệ thống tưới tiêu. Để bảo vệ Trung Quốc trước các “man tộc”, Tần Thủy Hoàng cho xây một tường thành dài, gọi là Vạn Lý Trường Thành. Việc xây dựng kéo dài rất lâu và phần lớn công trình này vẫn tồn tại đến ngày nay. Ông định ra các truyền thống cung đình mà sau này được bảo tồn nguyên vẹn qua nhiều triều đại trong hơn 2.000 năm. Vào năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng cho tiêu hủy nhiều sách cổ điển, kể cả các tác phẩm của Khổng Tử, thậm chí còn hành hình 400 học giả để đảm bảo cải cách của ông được tiếp tục.

Tần Thủy Hoàng là một chiến binh thiên về dùng kỵ binh hơn xe chiến mã. Ông quen được người khác phục tùng, một số hành động của ông làm mất lòng dân. Tuy nhiên ông đã đạt nhiều thành tựu. Ông dùng quyền lực của mình để thực hiện những cải cách nhanh chóng và thống nhất Trung Quốc. Ông cũng có những nguyên tắc của riêng mình. Ông tin rằng hoàng đế là người được trời trao cho “thiên mệnh” và nếu muốn được trời hỗ trợ thì phải trị quốc tốt. Nguyên tắc này cũng có nghĩa: nếu hoàng đế trị quốc kém, ông ta cũng có thể bị phế truất.

350 TCN Nước Tần trở thành một nhà nước quân phiệt

315 TCN Nước Tần vươn lên hàng đầu ở Trung Quốc

256 TCN Nước Tần thôn tính nhà Chu ở Lạc Dương

230 TCN Vua Tần Doanh Chính bắt đầu thống nhất Trung Quốc bằng vũ lực

221 TCN Nhà Tần lần đầu tiên thống nhất Trung Quốc thành một đế quốc

214 TCN Bắt đầu xây Vạn Lý Trường Thành để bảo vệ Trung Quốc trước “rợ” Hung Nô

212 TCN Tần Thủy Hoàng thiêu hủy tất cả tài liệu lịch sử, cấm sách, và chuẩn hóa chữ viết

209-202 TCN Nội chiến – các bá vương tranh hùng

202 TCN Lưu Bang lập ra triều Hán (khoảng năm 9 CN)

Tần Thủy Hoàng mất năm 210 TCN. Bốn năm sau, nhà Tần bị lật đổ bởi những cải cách và luật lệ đề ra quá hà khắc. Một cuộc nội chiến nổ ra. Nhưng tư tưởng về một đế quốc thống nhất đã in vào ý thức người dân. Một nông dân từng làm quan dưới thời nhà Tần là Lưu Bang đã sáng lập triều đại mới là nhà Hán và do vậy được dân chúng ủng hộ. Nhà Hán cai trị Trung Quốc trong 400 năm dựa trên nền tảng được Tần Thủy Hoàng gây dựng.

Nhà Tần dùng một đội quân phu dịch đông đảo để xây phần lớn Vạn Lý Trường Thành. Vạn Lý Trường Thành dài 2.250 km, được đắp bằng đất và đá dăm lèn chặt. Đá, gạch và vữa được xây thêm vào sau này. Quy mô của công cuộc xây dựng bức tường thành cho thấy tầm quan trọng của nó đối với người Trung Hoa trong việc ngăn chặn các bộ lạc cướp bóc từ phương Bắc vẫn thường xuyên quấy nhiễu cuộc sống bình yên và thịnh vượng của Trung Quốc. Trung Quốc từng chịu nhiều tổn thất lớn trước khi Vạn Lý Trường Thành được xây dựng và những kẻ cướp bóc bị đẩy lùi.

Chọn tập
Bình luận