Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Nước Đức Bành Trướng (1938–1939)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

NƯỚC ĐỨC BÀNH TRƯỚNG (1938–1939)

Vì muốn giữ hòa bình ở châu Âu nên Anh và Pháp đã phải nhượng bộ trước các chính sách bành trướng của Hitler, cho phép Đức thôn tính Áo và Tiệp Khắc.

Sau khi Hiệp định Munich được ký kết vào tháng 9-1938, thủ tướng Anh Neville Chamberlain tuyên bố: “Tôi tin rằng đây là hòa bình cho chúng ta”.

Một trong những tham vọng của Adolf Hitler là thống nhất Đức và Áo. Việc thống nhất này bị cấm theo các điều khoản của Hiệp ước Versailles (1919) vì Pháp và các nước khác cho rằng như vậy thì nước Đức sẽ quá mạnh. Tuy nhiên, đến đầu thập niên 1930, nhiều người dân tại Đức và Áo lại muốn hai nước này thống nhất. Nhưng vào năm 1934, một âm mưu đảo chính của Đảng Quốc xã tại Áo đã thất bại. Năm 1938, Hitler gặp thủ tướng Áo, Kurt von Schuschnigg, và đưa ra những đề nghị mới. Lúc đó, do bối cảnh hỗn loạn và quân Đức đang đe dọa nước Áo, nên Schuschnigg từ chức, nhường chỗ cho Artur von Seyss-Inquart, thủ lĩnh Đảng Quốc xã ở Áo. Von Seyss-Inquart đã mời quân Đức vào chiếm đóng Áo, và hợp nhất (Anschluss) giữa hai nước chính thức được tuyên bố vào ngày 13-3-1938.

Artur von Seyss- Inquart (1892–1946) là thủ lĩnh của Đảng Quốc xã Áo và thành viên nội các. Ông ta đã mời người Đức xâm chiếm nước mình và biến Áo trở thành một phần của Đế chế thứ Ba. Việc Áo bị thôn tính vào tháng 3- 1938 cũng không bị Anh hay Pháp phản đối nhiều.

Hitler cũng muốn đòi lại những lãnh thổ được trao cho các nước khác theo Hiệp ước Versailles và là những nơi có nhiều người gốc Đức. Một trong những khu vực như vậy là Sudetenland của Tiệp Khắc. Vì mục đích duy trì hòa bình ở châu Âu, Hiệp định Munich đã được ký kết vào tháng 9-1938. Theo Hiệp định này, Sudetenland được trao cho Đức.

Đây là một phần trong sự nhượng bộ được coi là hợp lý đối với Hitler, và được gọi là “sự xoa dịu”. Nhưng về phía Hitler, như thế vẫn chưa đủ, và vào tháng 3-1939, quân Đức đã xâm chiếm Tiệp Khắc. Có rất nhiều tiếng nói phản đối việc này, nhưng không hề có hành động nào được thực hiện.

Quân Đức tiến vào Prague tháng 4-1939. Để nhượng bộ Đức Quốc xã, trước đó Tiệp Khắc đã phải trả lại Sudetenland cho Đức năm 1938. Tuy nhiên, Hitler cho rằng như vậy là chưa đủ, và quân Đức đã xâm lược Tiệp Khắc ngày 15-3-1939.

Vì muốn giữ hòa bình ở châu Âu nên Anh và Pháp đã phải nhượng bộ trước các chính sách bành trướng của Hitler, cho phép Đức thôn tính Áo và Tiệp Khắc.

Một trong những tham vọng của Adolf Hitler là thống nhất Đức và Áo. Việc thống nhất này bị cấm theo các điều khoản của Hiệp ước Versailles (1919) vì Pháp và các nước khác cho rằng như vậy thì nước Đức sẽ quá mạnh. Tuy nhiên, đến đầu thập niên 1930, nhiều người dân tại Đức và Áo lại muốn hai nước này thống nhất. Nhưng vào năm 1934, một âm mưu đảo chính của Đảng Quốc xã tại Áo đã thất bại. Năm 1938, Hitler gặp thủ tướng Áo, Kurt von Schuschnigg, và đưa ra những đề nghị mới. Lúc đó, do bối cảnh hỗn loạn và quân Đức đang đe dọa nước Áo, nên Schuschnigg từ chức, nhường chỗ cho Artur von Seyss-Inquart, thủ lĩnh Đảng Quốc xã ở Áo. Von Seyss-Inquart đã mời quân Đức vào chiếm đóng Áo, và hợp nhất (Anschluss) giữa hai nước chính thức được tuyên bố vào ngày 13-3-1938.

Hitler cũng muốn đòi lại những lãnh thổ được trao cho các nước khác theo Hiệp ước Versailles và là những nơi có nhiều người gốc Đức. Một trong những khu vực như vậy là Sudetenland của Tiệp Khắc. Vì mục đích duy trì hòa bình ở châu Âu, Hiệp định Munich đã được ký kết vào tháng 9-1938. Theo Hiệp định này, Sudetenland được trao cho Đức.

Đây là một phần trong sự nhượng bộ được coi là hợp lý đối với Hitler, và được gọi là “sự xoa dịu”. Nhưng về phía Hitler, như thế vẫn chưa đủ, và vào tháng 3-1939, quân Đức đã xâm chiếm Tiệp Khắc. Có rất nhiều tiếng nói phản đối việc này, nhưng không hề có hành động nào được thực hiện.

Chọn tập
Bình luận