Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.
Nhờ có sự trợ giúp từ phương Tây, sự tăng trưởng về tiền tệ ở các nền kinh tế được gọi là “những con hổ” ở khu vực Đông Nam Á đã diễn ra rất nhanh. Chẳng bao lâu sau sự tăng trưởng này đã vượt cả châu Âu và Mỹ.
Tại Nhật Bản, chính phủ và giới doanh nhân phải tái thiết nền kinh tế của họ sau Chiến tranh Thế giới II. Họ đã chọn chính sách khác đối với Trung Quốc, lên kế hoạch tái phát triển toàn bộ nền công nghiệp của đất nước và nhanh chóng đạt được sự tăng trưởng tư bản (vốn). Mỹ chiếm đóng một số hòn đảo của Nhật Bản sau chiến tranh và khuyến khích nước này chuyển sang thể chế dân chủ. Mỹ cũng hỗ trợ Nhật Bản về mặt tài chính, và sau chiến tranh người Mỹ rót tiền vào Nhật Bản ở mức hơn mười triệu đô la Mỹ một tuần. Nhật Bản tiến hành cải cách công nghiệp và nông nghiệp, cải thiện đáng kể hệ thống giáo dục cho trẻ em. Bầu cử tự do được tổ chức, và phụ nữ không chỉ lần đầu tiên được đi bỏ phiếu mà một số người còn được bầu vào Quốc hội. Vào thập niên 1970 và 1980, kinh tế Nhật Bản là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
CÁC NỀN KINH TẾ KHÁC
Mặc dù bắt đầu muộn hơn, đến cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, tiến trình công nghiệp hóa của Hàn Quốc tăng trưởng gần 10% mỗi năm, cao hơn nhiều so với các quốc gia phương Tây. Đến lượt Mỹ cung cấp viện trợ cho Hàn Quốc, cả Nhật Bản cũng cùng giúp đỡ. Hồng Kông cũng trở thành trung tâm tài chính thương mại chủ chốt của khu vực Đông Nam Á, thu hút một lượng đầu tư lớn từ bên ngoài.
Malaysia trở thành một nước xuất khẩu nhiều cả nguyên liệu thô lẫn kim loại như thiếc, dầu mỏ, khí đốt, cao su, dầu cọ và gỗ, đồng thời cũng xuất khẩu cả sản phẩm chế tạo như máy móc điện và thiết bị bán dẫn.
Singapore mau chóng trở thành một quốc gia có mức sống cao sau khi bắt đầu xây dựng nền công nghiệp của mình vào thập niên 1960. Vận tải đường biển đóng vai trò ngày càng quan trọng, song song với những nhà máy lọc dầu được dựng lên ở nhiều nơi. Singapore trở thành một nước xuất khẩu nhiều sản phẩm dầu mỏ, cao su và đồ điện tử.
Vào đầu thập niên 1990, các nền kinh tế nói trên dần dần bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái trên các thị trường thế giới. Nền kinh tế Nhật Bản với động lực là xuất khẩu, trị giá hơn một nửa tất cả các nền kinh tế trong khu vực cộng lại, đã lâm vào khó khăn từ năm 1989, và trong vòng mười năm tiếp theo, giá trị thị trường chứng khoán của Nhật Bản đã giảm hai phần ba. Điều không tránh khỏi là các nước khác trong khu vực cũng bị ảnh hưởng nặng nề và tốc độ tăng trưởng giảm đáng kể.
Nhờ có sự trợ giúp từ phương Tây, sự tăng trưởng về tiền tệ ở các nền kinh tế được gọi là “những con hổ” ở khu vực Đông Nam Á đã diễn ra rất nhanh. Chẳng bao lâu sau sự tăng trưởng này đã vượt cả châu Âu và Mỹ.
Tại Nhật Bản, chính phủ và giới doanh nhân phải tái thiết nền kinh tế của họ sau Chiến tranh Thế giới II. Họ đã chọn chính sách khác đối với Trung Quốc, lên kế hoạch tái phát triển toàn bộ nền công nghiệp của đất nước và nhanh chóng đạt được sự tăng trưởng tư bản (vốn). Mỹ chiếm đóng một số hòn đảo của Nhật Bản sau chiến tranh và khuyến khích nước này chuyển sang thể chế dân chủ. Mỹ cũng hỗ trợ Nhật Bản về mặt tài chính, và sau chiến tranh người Mỹ rót tiền vào Nhật Bản ở mức hơn mười triệu đô la Mỹ một tuần. Nhật Bản tiến hành cải cách công nghiệp và nông nghiệp, cải thiện đáng kể hệ thống giáo dục cho trẻ em. Bầu cử tự do được tổ chức, và phụ nữ không chỉ lần đầu tiên được đi bỏ phiếu mà một số người còn được bầu vào Quốc hội. Vào thập niên 1970 và 1980, kinh tế Nhật Bản là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Mặc dù bắt đầu muộn hơn, đến cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, tiến trình công nghiệp hóa của Hàn Quốc tăng trưởng gần 10% mỗi năm, cao hơn nhiều so với các quốc gia phương Tây. Đến lượt Mỹ cung cấp viện trợ cho Hàn Quốc, cả Nhật Bản cũng cùng giúp đỡ. Hồng Kông cũng trở thành trung tâm tài chính thương mại chủ chốt của khu vực Đông Nam Á, thu hút một lượng đầu tư lớn từ bên ngoài.
Malaysia trở thành một nước xuất khẩu nhiều cả nguyên liệu thô lẫn kim loại như thiếc, dầu mỏ, khí đốt, cao su, dầu cọ và gỗ, đồng thời cũng xuất khẩu cả sản phẩm chế tạo như máy móc điện và thiết bị bán dẫn.
Singapore mau chóng trở thành một quốc gia có mức sống cao sau khi bắt đầu xây dựng nền công nghiệp của mình vào thập niên 1960. Vận tải đường biển đóng vai trò ngày càng quan trọng, song song với những nhà máy lọc dầu được dựng lên ở nhiều nơi. Singapore trở thành một nước xuất khẩu nhiều sản phẩm dầu mỏ, cao su và đồ điện tử.
Vào đầu thập niên 1990, các nền kinh tế nói trên dần dần bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái trên các thị trường thế giới. Nền kinh tế Nhật Bản với động lực là xuất khẩu, trị giá hơn một nửa tất cả các nền kinh tế trong khu vực cộng lại, đã lâm vào khó khăn từ năm 1989, và trong vòng mười năm tiếp theo, giá trị thị trường chứng khoán của Nhật Bản đã giảm hai phần ba. Điều không tránh khỏi là các nước khác trong khu vực cũng bị ảnh hưởng nặng nề và tốc độ tăng trưởng giảm đáng kể.