Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Châu Phi (1700–1830)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

CHÂU PHI (1700–1830)

Nhiều quốc gia mới đang lớn mạnh tại châu Phi và nhiều luồng dân di cư từ nơi này sang nơi khác. Người châu Âu và người A rập có các thuộc địa nhỏ ở vùng ven biển, nhưng ảnh hưởng của họ đối với các vùng nội địa thể hiện chủ yếu qua hoạt động buôn bán chứ không phải qua hành động xâm lược.

Châu Phi lúc này chịu tác động mạnh mẽ từ hoạt động buôn bán ngày càng gia tăng với người châu Âu và người A-rập, và hệ quả là nhiều vương quốc châu Phi lớn mạnh và giàu có.

Châu Phi khá yên bình vào thế kỷ XVIII. Ở miền Bắc, đế quốc Ottoman đang tiếp tục suy tàn vẫn kiểm soát Ai Cập. Người Asante ở bờ biển miền Tây ngày càng giàu có nhờ buôn nô lệ. Ở mạn Đông Nam, người Bồ Đào Nha đang dần lập một thuộc địa tại Mozambique. Các vùng đất ở bờ biển miền Đông (Kenya ngày nay) thuộc quyền cai trị của vương quốc Oman ở phía Bắc biển A rập. Ở tận cùng phía Nam, tại mũi Hảo Vọng, người định cư Hà Lan bắt đầu thăm dò các vùng đất trong nội địa.

Shaka Zulu trở thành lãnh tụ của người Zulu năm 1816. Ông đã dạy họ các kỹ năng chiến đấu và mở rộng các vùng đất của người Zulu ở Đông Nam châu Phi.

CÁC QUỐC GIA CHÂU PHI MỚI

Trong thế kỷ XVIII, mỗi năm trung bình có 35.000 người bị bán làm nô lệ từ Tây Phi sang châu Mỹ. Nhưng đến cuối thế kỷ, sau khi suy đi tính lại, vào năm 1787, người Anh thiết lập Sierra Leone làm nơi nương náu cho các nô lệ được trả tự do. Năm 1822, Liberia được thành lập dành cho những nô lệ được trả tự do từ Hoa Kỳ. Hầu hết các nước châu Âu ngừng buôn nô lệ vào đầu thế kỷ XIX, chỉ trừ Bồ Đào Nha vẫn tiếp tục hoạt động này đến năm 1882.

Đế quốc Yao và Nyamwezi ở Tây Phi gần như đã “vét sạch” người trong toàn khu vực này để cung cấp nô lệ cho châu Mỹ. Asante và Oyo thống trị hoạt động buôn nô lệ ở Tây Phi cho tới thế kỷ XIX, sau đó họ bắt đầu chuyển sang bán gỗ, ngà voi, da thú, vàng và sáp ong cho người châu Âu. Điều này đã làm thay đổi các tập quán canh tác trồng cây hoa lợi để xuất khẩu ở Tây Phi. Trong khi đó, ở Đông Phi, nô lệ tiếp tục bị người A rập Oman đưa sang bán đảo A rập và Ấn Độ.

Quốc gia Zulu ở miền nam châu Phi, do vua Shaka cai trị, không ngừng đánh nhau với các nước láng giềng. Sự chém giết giữa các nước khủng khiếp đến mức giai đoạn từ năm 1818 đến năm 1828, được gọi là mfecane, nghĩa là thời loạn. Người ta di cư khỏi Sudan, người Tutsi tới Rwanda, còn người Masai từ vùng xa hơn về phía Bắc chuyển tới Kenya.

Thành phố Kano của người Hausa ở miền Bắc Nigeria bị thủ lĩnh Hồi giáo Usman dan Fodio từ vương quốc Gobir của người Hausa chiếm vào năm 1809. Các thành phố của người Hausa đã cải sang đạo Hồi và trở thành một phần của quốc gia Hồi giáo châu Phi, gọi là Vương quốc Hồi giáo (Caliphate) Sokoto.
Mehmet Ali Pasha (1769–1849) là tổng đốc Ai Cập thuộc đế quốc Ottoman, nhưng ông đã làm cho Ai Cập trở nên hầu như độc lập với người Ottoman, và xâm chiếm các vùng đất thượng nguồn sông Nile ở Sudan, biến Ai Cập thành một cường quốc hàng đầu ở miền Đông Địa Trung Hải. Ông cai trị Ai Cập trong những năm 1810–1828.

CÁC QUỐC GIA HỒI GIÁO CHÂU PHI

Ở rìa phía Nam sa mạc Sahara, đạo Hồi được khôi phục vào thời gian này. Nhiều người Hồi giáo mong chờ sự xuất hiện của một mahdi (đấng cứu thế), và nhiều ông vua Hồi giáo ở châu Phi nhân dịp này đã thành lập các quốc gia mới, được tổ chức tốt như Sokoto, Mossi, Tukulor và Samori ở khu vực nội địa Tây Phi. Mehmet Ali Pasha giành được quyền kiểm soát Ai Cập từ tay người Mamluk vào năm 1811, đã hiện đại hóa đất nước và xâm lược Sudan vào những năm 1820.

Châu Phi thay đổi rất nhanh. Nhìn chung thì châu lục này vẫn thuộc về người châu Phi, nhưng họ không đoàn kết chống lại mối đe dọa chung là người A rập và người châu Âu. Do vậy, châu Phi dễ bị xâu xé.

VỤ THẢM SÁT NGƯỜI MAMLUK: Người Mamluk vốn là nô lệ, bị các đội quân Hồi giáo bắt ở Caucasus (Cáp-ca-zơ) và Nga vào thế kỷ IX. Hầu hết họ gốc đều là người Cossack (Cô-dắc) và Chechen, được đào tạo để phục vụ như lính tráng và người quản lý ở Ai Cập. Đến thế kỷ XIII, họ trở thành lính gác trong cung điện hoặc quan lại triều đình. Rồi họ lật đổ vua Ai Cập và cai trị nước này trong những năm 1249–1517. Khi người Ottoman chiếm Ai Cập, người Mamluk cũng là tầng lớp cai trị, nhưng ở dưới người Ottoman. Khi đế quốc Ottoman suy tàn vào thế kỷ XVIII, người Mamluk giành lại quyền lực ở Ai Cập. Sau khi Mehmet Ali Pasha đánh bại người Mamluk năm 1811 và nắm quyền kiểm soát Ai Cập, ông đã mời tất cả các thủ lĩnh Mamluk sống sót tới dự tiệc ở Cairo và rồi ra lệnh thảm sát họ.

Châu Phi lúc này chịu tác động mạnh mẽ từ hoạt động buôn bán ngày càng gia tăng với người châu Âu và người A-rập, và hệ quả là nhiều vương quốc châu Phi lớn mạnh và giàu có.

Châu Phi khá yên bình vào thế kỷ XVIII. Ở miền Bắc, đế quốc Ottoman đang tiếp tục suy tàn vẫn kiểm soát Ai Cập. Người Asante ở bờ biển miền Tây ngày càng giàu có nhờ buôn nô lệ. Ở mạn Đông Nam, người Bồ Đào Nha đang dần lập một thuộc địa tại Mozambique. Các vùng đất ở bờ biển miền Đông (Kenya ngày nay) thuộc quyền cai trị của vương quốc Oman ở phía Bắc biển A rập. Ở tận cùng phía Nam, tại mũi Hảo Vọng, người định cư Hà Lan bắt đầu thăm dò các vùng đất trong nội địa.

Trong thế kỷ XVIII, mỗi năm trung bình có 35.000 người bị bán làm nô lệ từ Tây Phi sang châu Mỹ. Nhưng đến cuối thế kỷ, sau khi suy đi tính lại, vào năm 1787, người Anh thiết lập Sierra Leone làm nơi nương náu cho các nô lệ được trả tự do. Năm 1822, Liberia được thành lập dành cho những nô lệ được trả tự do từ Hoa Kỳ. Hầu hết các nước châu Âu ngừng buôn nô lệ vào đầu thế kỷ XIX, chỉ trừ Bồ Đào Nha vẫn tiếp tục hoạt động này đến năm 1882.

Đế quốc Yao và Nyamwezi ở Tây Phi gần như đã “vét sạch” người trong toàn khu vực này để cung cấp nô lệ cho châu Mỹ. Asante và Oyo thống trị hoạt động buôn nô lệ ở Tây Phi cho tới thế kỷ XIX, sau đó họ bắt đầu chuyển sang bán gỗ, ngà voi, da thú, vàng và sáp ong cho người châu Âu. Điều này đã làm thay đổi các tập quán canh tác trồng cây hoa lợi để xuất khẩu ở Tây Phi. Trong khi đó, ở Đông Phi, nô lệ tiếp tục bị người A rập Oman đưa sang bán đảo A rập và Ấn Độ.

Quốc gia Zulu ở miền nam châu Phi, do vua Shaka cai trị, không ngừng đánh nhau với các nước láng giềng. Sự chém giết giữa các nước khủng khiếp đến mức giai đoạn từ năm 1818 đến năm 1828, được gọi là mfecane, nghĩa là thời loạn. Người ta di cư khỏi Sudan, người Tutsi tới Rwanda, còn người Masai từ vùng xa hơn về phía Bắc chuyển tới Kenya.

Ở rìa phía Nam sa mạc Sahara, đạo Hồi được khôi phục vào thời gian này. Nhiều người Hồi giáo mong chờ sự xuất hiện của một mahdi (đấng cứu thế), và nhiều ông vua Hồi giáo ở châu Phi nhân dịp này đã thành lập các quốc gia mới, được tổ chức tốt như Sokoto, Mossi, Tukulor và Samori ở khu vực nội địa Tây Phi. Mehmet Ali Pasha giành được quyền kiểm soát Ai Cập từ tay người Mamluk vào năm 1811, đã hiện đại hóa đất nước và xâm lược Sudan vào những năm 1820.

Châu Phi thay đổi rất nhanh. Nhìn chung thì châu lục này vẫn thuộc về người châu Phi, nhưng họ không đoàn kết chống lại mối đe dọa chung là người A rập và người châu Âu. Do vậy, châu Phi dễ bị xâu xé.

Chọn tập
Bình luận