Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Thời Trung Đại (1101-1460)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

Năm 1248, vua Pháp Saint Louis IX lên tàu ở Aigues Mortes để bước vào cuộc Thập Tự Chinh thứ bảy tới vùng Đất Thánh.

THỜI TRUNG ĐẠI (1101-1460)

Thời Trung đại, các đế quốc mọc lên rồi sụp đổ trên khắp thế giới. Nhiều cuộc chiến tranh được tiến hành nhân danh tôn giáo. Ở châu Âu, các liên minh hình thành rồi nhanh chóng tan vỡ và tinh thần dân tộc lên cao. Các thương gia châu Âu mạo hiểm đến tận những nơi xa xôi như Trung Quốc, những đoàn lạc đà chở hàng hóa qua sa mạc Sahara và người Venice dong thuyền buôn bán khắp Địa Trung Hải. Đây là thời của đức tin và vận mệnh, của chiến tranh và tra tấn, của nạn đói và sự giàu sang. Vào cuối thời Trung đại, tất cả những ai biết đọc đều có thể học hành.

Pháo đài của các Hiệp sĩ (Krak des Chevaliers), ở nơi thuộc Syria ngày nay, là lâu đài lớn nhất và kiên cố nhất do quân Thập Tự xây dựng. Pháo đài này là nơi đồn trú của 2.000 quân nhưng cuối cùng rơi vào tay người Saracen vào năm 1271.

SƠ LƯỢC TOÀN CẢNH THẾ GIỚI (1101–1460)

Thời kỳ này, hoạt động buôn bán làm tăng thêm hiểu biết của con người về nhiều vùng đất trên thế giới, nhưng cũng làm lây lan Cái Chết Đen, căn bệnh dịch hạch do bọ chét ký sinh ở những con chuột trên tàu buôn gây ra. Tại châu Âu, dịch hạch đã làm 1/4 dân số thiệt mạng.

Thông tin về châu Phi lan truyền từ các thương gia Arập từng đi thuyền xuôi bờ biển phía Đông của châu lục này. Họ đem theo mình những câu chuyện về các đế quốc rộng lớn trong nội địa có nhiều vàng, tập trung quanh những thành phố lớn với những công trình bằng đá. Ở Tây Phi, vương quốc Mali phát triển thịnh vượng.

Tại châu Á xa xôi, đế quốc Campuchia của người Khmer cũng đang ở thời kỳ phát triển tột đỉnh. Tại Nhật Bản, các tướng quân cầm quyền gọi là shogun được các võ sĩ samurai ủng hộ và trên thực tế là những người có quyền hành tuyệt đối tại nước này.

Người Mông Cổ xâm chiếm phần lớn châu Á và châu Âu, lập nên đế quốc rộng lớn nhất mọi thời đại nhưng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Họ thành công nhờ chiến thuật quân sự xuất sắc và tài cưỡi ngựa vô song.

Ở châu Mỹ, người Aztec xây dựng thủ đô Tenochtitlán giữa một cái hồ tại Mexico, trong khi ở Nam Mỹ, đế quốc Inca mở rộng bằng cách xâm lược các bộ lạc lân cận.


BẮC MỸ

Thời Trung đại, nền văn hóa Gò Đền ở lưu vực sông Mississippi đạt tới đỉnh cao nhưng đến thế kỷ XV hầu như bị tàn lụi hoàn toàn. Ở miền Tây Nam, nền văn hóa pueblo (làng) của người Anasazi, Mogollon và Hohokam suy tàn vào thế kỷ XIII.


TRUNG VÀ NAM MỸ

Khoảng năm 1200, người Toltec suy tàn, mở ra giai đoạn phát triển thứ hai của người Maya ở miền Nam Mexico. Tuy nhiên, người Aztec hiếu chiến bắt đầu xây dựng đế quốc ở miền Trung Mexico vào thế kỷ XV. Thủ đô của họ – hòn đảo Tenochtitlán – trở thành một trong những thành phố lớn nhất trên thế giới. Nhưng dân tộc có ảnh hưởng nhất ở châu Mỹ lại là người Inca. Xuất phát từ các bộ tộc nhỏ ở Cuzco (Peru), họ đánh chiếm và thống nhất nhiều thị quốc và các nền văn hóa ở vùng Andes vào thế kỷ XV, lập nên đế quốc lớn nhất ở châu Mỹ.


CHÂU ÂU

Thời Trung đại, các quốc gia-dân tộc ở châu Âu phát triển ổn định và vững chắc hơn. Các quốc gia này phụ thuộc nhiều vào tầng lớp cai trị, giới quý tộc và tăng lữ, nhưng vào các thế kỷ sau, tầng lớp thương gia trở nên giàu có và lớn mạnh về thế lực vì họ trở thành những người cấp vốn cho xã hội. Những người có tư tưởng tự do bị gọi là “dị giáo”, bị đàn áp dã man, bị ngược đãi và sát hại vì đức tin của họ. Các cuộc Thập Tự Chinh chống người Hồi giáo có tác động lớn tới cả châu Âu lẫn Trung Đông. Tiếp đó dịch hạch lan tràn khắp châu Âu vào những năm 40 của thế kỷ XIV, cướp đi một phần ba sinh mạng châu Âu. Đây là một bước ngoặt lớn, dẫn tới những diễn biến mới về chính trị và xã hội mà sau này sẽ đưa châu Âu lên địa vị thống trị thế giới.


CHÂU Á

Người Mông Cổ thống trị châu Á trong suốt 100 năm của thế kỷ XIII và lập nên một đế quốc lớn chưa từng có trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Ba Tư và Trung Á. Sau đó người Turk châu Á đóng vai trò quan trọng ở Ấn Độ và Trung Đông, trở thành lãnh chúa ở nhiều nơi. Năm 1271, nhà thám hiểm Marco Polo từ Venice khởi hành sang Trung Quốc. Tại Trung Quốc, triều đại nhà Minh lên nắm quyền vào năm 1368 sau khi ách cai trị của người Mông Cổ sụp đổ. Sự thống trị của người Hồi giáo lấn át văn hóa Hindu ở miền Bắc Ấn Độ. Đạo Hồi được truyền bá tới tận Đông Ấn và sang Trung Á.


ÚC-Á

Các nền văn hóa của người Polynesia, kể cả người Maori, đạt đến đỉnh cao trong thời kỳ này nhưng hầu như không liên quan gì tới phần còn lại của thế giới. Ở Australia, thổ dân Úc tiếp tục sống theo các tập quán cổ xưa của họ.


TRUNG ĐÔNG

Sau một thời gian bị chia rẽ, một trật tự Hồi giáo mới đã được vua Saladin, vị anh hùng người Kurd chống quân Thập Tự, thiết lập. Tiếp đó, người Thổ Seljuk và Ottoman trở nên hùng mạnh. Người Ottoman chiếm Byzantine và cũng nắm quyền kiểm soát Trung Đông và miền Đông Nam châu Âu – đế quốc của họ tồn tại đến năm 1917.


CHÂU PHI

Trong thời kỳ này, một số vương quốc trở nên giàu có, gồm Ethiopia, Mali, Songhai, Zimbabwe, Benin và Kanem-Bornu. Người nước ngoài từ châu Âu, Trung Quốc và bán đảo Arập cũng tới châu Phi.

Thời Trung đại, các đế quốc mọc lên rồi sụp đổ trên khắp thế giới. Nhiều cuộc chiến tranh được tiến hành nhân danh tôn giáo. Ở châu Âu, các liên minh hình thành rồi nhanh chóng tan vỡ và tinh thần dân tộc lên cao. Các thương gia châu Âu mạo hiểm đến tận những nơi xa xôi như Trung Quốc, những đoàn lạc đà chở hàng hóa qua sa mạc Sahara và người Venice dong thuyền buôn bán khắp Địa Trung Hải. Đây là thời của đức tin và vận mệnh, của chiến tranh và tra tấn, của nạn đói và sự giàu sang. Vào cuối thời Trung đại, tất cả những ai biết đọc đều có thể học hành.

Thời kỳ này, hoạt động buôn bán làm tăng thêm hiểu biết của con người về nhiều vùng đất trên thế giới, nhưng cũng làm lây lan Cái Chết Đen, căn bệnh dịch hạch do bọ chét ký sinh ở những con chuột trên tàu buôn gây ra. Tại châu Âu, dịch hạch đã làm 1/4 dân số thiệt mạng.

Thông tin về châu Phi lan truyền từ các thương gia Arập từng đi thuyền xuôi bờ biển phía Đông của châu lục này. Họ đem theo mình những câu chuyện về các đế quốc rộng lớn trong nội địa có nhiều vàng, tập trung quanh những thành phố lớn với những công trình bằng đá. Ở Tây Phi, vương quốc Mali phát triển thịnh vượng.

Tại châu Á xa xôi, đế quốc Campuchia của người Khmer cũng đang ở thời kỳ phát triển tột đỉnh. Tại Nhật Bản, các tướng quân cầm quyền gọi là shogun được các võ sĩ samurai ủng hộ và trên thực tế là những người có quyền hành tuyệt đối tại nước này.

Người Mông Cổ xâm chiếm phần lớn châu Á và châu Âu, lập nên đế quốc rộng lớn nhất mọi thời đại nhưng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Họ thành công nhờ chiến thuật quân sự xuất sắc và tài cưỡi ngựa vô song.

Ở châu Mỹ, người Aztec xây dựng thủ đô Tenochtitlán giữa một cái hồ tại Mexico, trong khi ở Nam Mỹ, đế quốc Inca mở rộng bằng cách xâm lược các bộ lạc lân cận.

Thời Trung đại, nền văn hóa Gò Đền ở lưu vực sông Mississippi đạt tới đỉnh cao nhưng đến thế kỷ XV hầu như bị tàn lụi hoàn toàn. Ở miền Tây Nam, nền văn hóa pueblo (làng) của người Anasazi, Mogollon và Hohokam suy tàn vào thế kỷ XIII.

Khoảng năm 1200, người Toltec suy tàn, mở ra giai đoạn phát triển thứ hai của người Maya ở miền Nam Mexico. Tuy nhiên, người Aztec hiếu chiến bắt đầu xây dựng đế quốc ở miền Trung Mexico vào thế kỷ XV. Thủ đô của họ – hòn đảo Tenochtitlán – trở thành một trong những thành phố lớn nhất trên thế giới. Nhưng dân tộc có ảnh hưởng nhất ở châu Mỹ lại là người Inca. Xuất phát từ các bộ tộc nhỏ ở Cuzco (Peru), họ đánh chiếm và thống nhất nhiều thị quốc và các nền văn hóa ở vùng Andes vào thế kỷ XV, lập nên đế quốc lớn nhất ở châu Mỹ.

Thời Trung đại, các quốc gia-dân tộc ở châu Âu phát triển ổn định và vững chắc hơn. Các quốc gia này phụ thuộc nhiều vào tầng lớp cai trị, giới quý tộc và tăng lữ, nhưng vào các thế kỷ sau, tầng lớp thương gia trở nên giàu có và lớn mạnh về thế lực vì họ trở thành những người cấp vốn cho xã hội. Những người có tư tưởng tự do bị gọi là “dị giáo”, bị đàn áp dã man, bị ngược đãi và sát hại vì đức tin của họ. Các cuộc Thập Tự Chinh chống người Hồi giáo có tác động lớn tới cả châu Âu lẫn Trung Đông. Tiếp đó dịch hạch lan tràn khắp châu Âu vào những năm 40 của thế kỷ XIV, cướp đi một phần ba sinh mạng châu Âu. Đây là một bước ngoặt lớn, dẫn tới những diễn biến mới về chính trị và xã hội mà sau này sẽ đưa châu Âu lên địa vị thống trị thế giới.

Người Mông Cổ thống trị châu Á trong suốt 100 năm của thế kỷ XIII và lập nên một đế quốc lớn chưa từng có trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Ba Tư và Trung Á. Sau đó người Turk châu Á đóng vai trò quan trọng ở Ấn Độ và Trung Đông, trở thành lãnh chúa ở nhiều nơi. Năm 1271, nhà thám hiểm Marco Polo từ Venice khởi hành sang Trung Quốc. Tại Trung Quốc, triều đại nhà Minh lên nắm quyền vào năm 1368 sau khi ách cai trị của người Mông Cổ sụp đổ. Sự thống trị của người Hồi giáo lấn át văn hóa Hindu ở miền Bắc Ấn Độ. Đạo Hồi được truyền bá tới tận Đông Ấn và sang Trung Á.

Các nền văn hóa của người Polynesia, kể cả người Maori, đạt đến đỉnh cao trong thời kỳ này nhưng hầu như không liên quan gì tới phần còn lại của thế giới. Ở Australia, thổ dân Úc tiếp tục sống theo các tập quán cổ xưa của họ.

Sau một thời gian bị chia rẽ, một trật tự Hồi giáo mới đã được vua Saladin, vị anh hùng người Kurd chống quân Thập Tự, thiết lập. Tiếp đó, người Thổ Seljuk và Ottoman trở nên hùng mạnh. Người Ottoman chiếm Byzantine và cũng nắm quyền kiểm soát Trung Đông và miền Đông Nam châu Âu – đế quốc của họ tồn tại đến năm 1917.

Trong thời kỳ này, một số vương quốc trở nên giàu có, gồm Ethiopia, Mali, Songhai, Zimbabwe, Benin và Kanem-Bornu. Người nước ngoài từ châu Âu, Trung Quốc và bán đảo Arập cũng tới châu Phi.

Chọn tập
Bình luận
× sticky