Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.
Từ thời cổ đại, châu Phi vẫn bị hạn hán và đói kém thường kỳ. Gần đây hơn, nội chiến ở những quốc gia mới giành được độc lập khiến người dân đã cơ cực lại càng thêm cơ cực.
Từ thời cổ đại, ở hầu hết các vùng thuộc miền Nam Sahara của châu Phi, nạn đói trên diện rộng đã xảy ra theo chu kỳ. Nguyên nhân là tình trạng hạn hán, đất khô cằn, lượng lương thực dự trữ không đáng kể. Vào nửa cuối thế kỷ XX, sau khi các quốc gia giành được độc lập, nội chiến lại làm tăng thêm cảnh cơ cực của người dân.
BẤT ỔN VÀ ĐÓI NGHÈO
Hầu hết các nạn đói trầm trọng nhất trong thời gian từ 1967 đến nay xảy ra tại những nước có bất ổn. Tại Nigeria, những người sống ở miền Đông đất nước là bộ lạc Ibo theo đạo Ki-tô. Họ bị người Hausa và Fulani theo Hồi giáo đàn áp. Khi hàng vạn người Ibo bị thảm sát, khu vực miền Đông Nigeria đã tuyên bố thành lập nhà nước Biafra độc lập vào tháng 5-1967. Nội chiến tiếp diễn tới tháng 1-1970. Ước tính có hơn một triệu người Biafra đã chết vì người Nigeria ngăn không cho các khoản cứu trợ lương thực khẩn cấp tới nơi.
Nội chiến tại Mozambique vào những năm 1980 khiến hệ thống y tế, giáo dục và sản xuất lương thực tại nước này gần như sụp đổ hoàn toàn. Đến đầu thập niên 1990, gần một triệu người đã chết và một triệu rưỡi người khác phải chạy sang các nước láng giềng tị nạn.
Trong thời kỳ nội chiến (1991–1993) tại Somalia, ước tính có khoảng 300.000 người chết đói vì việc chuyển lương thực cứu trợ trở nên quá nguy hiểm trong hoàn cảnh có chiến tranh.
Tại Ethiopia, hàng triệu người đã chết đói bởi nhiều nguyên nhân: Liên Xô thôi viện trợ, hạn hán và nội chiến trong thập niên 1970 và 1980. Qua phương tiện truyền thông phương Tây, mọi người ở khắp nơi trên thế giới mới biết đến thảm họa này. Các tổ chức từ thiện quốc tế, như Chữ thập Đỏ và Oxfam, các buổi trình diễn nhạc pop mang tên Live Aid vào năm 1985, và nhiều chính phủ trên thế giới đã quyên góp được một khoản viện trợ rất lớn cho các nạn nhân.
Từ thời cổ đại, châu Phi vẫn bị hạn hán và đói kém thường kỳ. Gần đây hơn, nội chiến ở những quốc gia mới giành được độc lập khiến người dân đã cơ cực lại càng thêm cơ cực.
Từ thời cổ đại, ở hầu hết các vùng thuộc miền Nam Sahara của châu Phi, nạn đói trên diện rộng đã xảy ra theo chu kỳ. Nguyên nhân là tình trạng hạn hán, đất khô cằn, lượng lương thực dự trữ không đáng kể. Vào nửa cuối thế kỷ XX, sau khi các quốc gia giành được độc lập, nội chiến lại làm tăng thêm cảnh cơ cực của người dân.
Hầu hết các nạn đói trầm trọng nhất trong thời gian từ 1967 đến nay xảy ra tại những nước có bất ổn. Tại Nigeria, những người sống ở miền Đông đất nước là bộ lạc Ibo theo đạo Ki-tô. Họ bị người Hausa và Fulani theo Hồi giáo đàn áp. Khi hàng vạn người Ibo bị thảm sát, khu vực miền Đông Nigeria đã tuyên bố thành lập nhà nước Biafra độc lập vào tháng 5-1967. Nội chiến tiếp diễn tới tháng 1-1970. Ước tính có hơn một triệu người Biafra đã chết vì người Nigeria ngăn không cho các khoản cứu trợ lương thực khẩn cấp tới nơi.
Nội chiến tại Mozambique vào những năm 1980 khiến hệ thống y tế, giáo dục và sản xuất lương thực tại nước này gần như sụp đổ hoàn toàn. Đến đầu thập niên 1990, gần một triệu người đã chết và một triệu rưỡi người khác phải chạy sang các nước láng giềng tị nạn.
Trong thời kỳ nội chiến (1991–1993) tại Somalia, ước tính có khoảng 300.000 người chết đói vì việc chuyển lương thực cứu trợ trở nên quá nguy hiểm trong hoàn cảnh có chiến tranh.
Tại Ethiopia, hàng triệu người đã chết đói bởi nhiều nguyên nhân: Liên Xô thôi viện trợ, hạn hán và nội chiến trong thập niên 1970 và 1980. Qua phương tiện truyền thông phương Tây, mọi người ở khắp nơi trên thế giới mới biết đến thảm họa này. Các tổ chức từ thiện quốc tế, như Chữ thập Đỏ và Oxfam, các buổi trình diễn nhạc pop mang tên Live Aid vào năm 1985, và nhiều chính phủ trên thế giới đã quyên góp được một khoản viện trợ rất lớn cho các nạn nhân.