Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Ai Cập: Thời Kỳ Tân Vương Quốc (1532–1070 TCN)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

AI CẬP: THỜI KỲ TÂN VƯƠNG QUỐC (1532–1070 TCN)

Tân Vương quốc là phân kỳ thứ ba của lịch sử Ai Cập cổ xưa. Đây là thời kỳ có nhiều thành tựu nghệ thuật, sức mạnh quân sự, sự phồn thịnh trong nước và uy thế ở nước ngoài.

Ở Ai Cập cổ đại, người chết được ướp dầu thơm và quấn chặt bằng vải, đây là việc ướp xác để họ có thể “trường tồn”. Xác ướp đặt trong quan tài thường được trang trí rất đẹp.

Sau thời kỳ Trung Vương quốc, đất nước Ai Cập suy yếu và chia rẽ đã bị người Hyksos đến từ Canaan thống trị trong 100 năm. Họ cai trị Hạ Ai Cập ở miền Bắc. Khoảng năm 1550 TCN, một dòng họ hoàng gia ở Thượng Ai Cập đã đứng lên lãnh đạo cuộc chiến đấu đánh đuổi người Hyksos ra khỏi Ai Cập, thống nhất lại toàn bộ đất nước. Năm 1532 TCN, họ đã thành công. Ahmose lập nên triều đại thứ 18 và trở thành vị pharaông đầu tiên của Tân Vương quốc – thời hoàng kim của Ai Cập.

Người Ai Cập giàu có được chôn cùng đồ trang sức, đồ gốm và những mô hình mô phỏng hoạt động của con người như nướng bánh, nấu rượu và đánh cá. Những mô hình này cung cấp cho chúng ta chi tiết sinh động về cuộc sống thường nhật của người Ai Cập.

TÂN VƯƠNG QUỐC

Thutmosis I, một trong những pharaông đầu tiên của Tân Vương quốc, đã chinh phục Palestine và các vùng đất phía tây sông Euphrates vào khoảng năm 1500 TCN. Suốt thời trị vì của Amenhotep III, Tân Vương quốc với kinh đô ở Thebes rất giàu có và thịnh vượng. Nông dân và những người lao động khác sống giản dị nhưng giới quý tộc lại có lối sống xa hoa. Theo luật pháp, nam nữ bình đẳng, phụ nữ được sở hữu tài sản. Phụ nữ có thể làm một trong bốn nghề sau: nữ tu, bà đỡ, vũ nữ hoặc người khóc mướn. Ngoài giới quý tộc, thư lại và tăng lữ chiếm địa vị quan trọng nhất trong xã hội Ai Cập.

AKHENATEN

Người trị vì kỳ quặc nhất là Amenhotep IV (1353-1335 TCN). Ông đã biến Aten, thần Mặt trời, thành vị thần duy nhất của Ai Cập, và cố thay đổi tôn giáo Ai Cập bằng cách loại bỏ chế độ đa thần cùng các phong tục phức tạp. Ông đổi tên mình thành Akhenaten và xây kinh đô mới ở El-Amarna, thờ thần Aten. Nefertiti, vợ ông, không thuộc dòng dõi hoàng gia và có thể không phải là người Ai Cập. Sau khi Akhenaten mất, các thầy tu thờ các vị thần cũ giành lại quyền lực và ngăn cản việc thờ thần Aten. Tên nhà vua quá cố bị xóa khỏi mọi đài tưởng niệm và các hồ sơ ghi chép. Thành phố mới El- Amarna bị bỏ hoang, như thể vị vua này chưa hề tồn tại.

Cung điện hoàng gia thời kỳ Tân Vương quốc có các phòng ở, nhưng một phần lớn cung điện thường được dùng cho các dịp lễ nghi. Trong một phòng lớn như thế này, pharaông sẽ làm lễ ban thưởng, tiếp các sứ thần và nhận cống vật.
Các thầy thuốc Ai Cập kết hợp y thuật với phép thuật tôn giáo để chữa bệnh.

TUTANKHAMUN

Phần lớn các pharaông của Tân Vương quốc đều được mai táng tại Thung lũng các Vua, trong những hầm mộ khoét sâu vào núi đá. Tuy nhiên, những tên trộm vẫn đột nhập được vào đó. Chỉ còn lại một lăng mộ duy nhất hầu như nguyên vẹn đến thời hiện đại là mộ của pharaông trẻ Tutankhamun, người kế vị Akhenaten và chết khi chưa đầy 20 tuổi. Ai Cập tiếp tục hùng mạnh trong một thời gian, đặc biệt dưới thời trị vì của pharaông Seti I và con trai ông là Rameses II Vĩ đại thuộc triều đại thứ 19 (1307-1196 TCN). Nhưng sau khi các pharaông yếu kém hơn kế vị, giới tăng nữ đã nắm quyền kiểm soát và Ai Cập liên tiếp bị xâm lăng. Người Hy Lạp chiếm Ai Cập và cai trị trong khoảng 300 năm. Tiếp đó, Ai Cập trở thành một vùng lãnh thổ thuộc La Mã; lịch sử và chữ viết của Ai Cập bị quên lãng.

Thuyền của người Ai Cập thời kỳ đầu có đáy bằng, chỉ thích hợp để di chuyển trên sông. Sau đó, họ bắt đầu đóng những chiếc thuyền lớn hơn, nặng hơn, lòng thuyền sâu và tròn hơn, có thể dùng đi biển. Những chiếc thuyền này đã tăng cường khả năng buôn bán hàng hóa giữa Ai Cập với các vùng đất giáp Địa Trung Hải.
Hatshepsut là con gái của pharaông Thutmosis I vĩ đại và là quả phụ của Thutmosis II nhu nhược. Sau khi chồng chết, bà lên ngôi và trị vì như một pharaông. Bà mặc quần áo nam giới, thậm chí còn đeo cả bộ râu giả truyền thống dành cho một vị pharaông.
Kahun là một đô thị của Ai Cập, được xây bằng gạch đất. Các ngôi nhà thường có hai tầng và mái bằng, phần lớn thời gian sinh hoạt của người Ai Cập diễn ra trên sân thượng. Buôn bán và nghề thủ công chiếm những khu vực riêng trong đô thị, giống như ở các thành phố phương Đông hiện đại. Một kim tự tháp nối với Kahun bằng một con đường đắp cao. Ven đô thị có một ngôi đền.

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

Tân Vương quốc là phân kỳ thứ ba của lịch sử Ai Cập cổ xưa. Đây là thời kỳ có nhiều thành tựu nghệ thuật, sức mạnh quân sự, sự phồn thịnh trong nước và uy thế ở nước ngoài.

Sau thời kỳ Trung Vương quốc, đất nước Ai Cập suy yếu và chia rẽ đã bị người Hyksos đến từ Canaan thống trị trong 100 năm. Họ cai trị Hạ Ai Cập ở miền Bắc. Khoảng năm 1550 TCN, một dòng họ hoàng gia ở Thượng Ai Cập đã đứng lên lãnh đạo cuộc chiến đấu đánh đuổi người Hyksos ra khỏi Ai Cập, thống nhất lại toàn bộ đất nước. Năm 1532 TCN, họ đã thành công. Ahmose lập nên triều đại thứ 18 và trở thành vị pharaông đầu tiên của Tân Vương quốc – thời hoàng kim của Ai Cập.

Thutmosis I, một trong những pharaông đầu tiên của Tân Vương quốc, đã chinh phục Palestine và các vùng đất phía tây sông Euphrates vào khoảng năm 1500 TCN. Suốt thời trị vì của Amenhotep III, Tân Vương quốc với kinh đô ở Thebes rất giàu có và thịnh vượng. Nông dân và những người lao động khác sống giản dị nhưng giới quý tộc lại có lối sống xa hoa. Theo luật pháp, nam nữ bình đẳng, phụ nữ được sở hữu tài sản. Phụ nữ có thể làm một trong bốn nghề sau: nữ tu, bà đỡ, vũ nữ hoặc người khóc mướn. Ngoài giới quý tộc, thư lại và tăng lữ chiếm địa vị quan trọng nhất trong xã hội Ai Cập.

Người trị vì kỳ quặc nhất là Amenhotep IV (1353-1335 TCN). Ông đã biến Aten, thần Mặt trời, thành vị thần duy nhất của Ai Cập, và cố thay đổi tôn giáo Ai Cập bằng cách loại bỏ chế độ đa thần cùng các phong tục phức tạp. Ông đổi tên mình thành Akhenaten và xây kinh đô mới ở El-Amarna, thờ thần Aten. Nefertiti, vợ ông, không thuộc dòng dõi hoàng gia và có thể không phải là người Ai Cập. Sau khi Akhenaten mất, các thầy tu thờ các vị thần cũ giành lại quyền lực và ngăn cản việc thờ thần Aten. Tên nhà vua quá cố bị xóa khỏi mọi đài tưởng niệm và các hồ sơ ghi chép. Thành phố mới El- Amarna bị bỏ hoang, như thể vị vua này chưa hề tồn tại.

Phần lớn các pharaông của Tân Vương quốc đều được mai táng tại Thung lũng các Vua, trong những hầm mộ khoét sâu vào núi đá. Tuy nhiên, những tên trộm vẫn đột nhập được vào đó. Chỉ còn lại một lăng mộ duy nhất hầu như nguyên vẹn đến thời hiện đại là mộ của pharaông trẻ Tutankhamun, người kế vị Akhenaten và chết khi chưa đầy 20 tuổi. Ai Cập tiếp tục hùng mạnh trong một thời gian, đặc biệt dưới thời trị vì của pharaông Seti I và con trai ông là Rameses II Vĩ đại thuộc triều đại thứ 19 (1307-1196 TCN). Nhưng sau khi các pharaông yếu kém hơn kế vị, giới tăng nữ đã nắm quyền kiểm soát và Ai Cập liên tiếp bị xâm lăng. Người Hy Lạp chiếm Ai Cập và cai trị trong khoảng 300 năm. Tiếp đó, Ai Cập trở thành một vùng lãnh thổ thuộc La Mã; lịch sử và chữ viết của Ai Cập bị quên lãng.

Chọn tập
Bình luận