Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Venice (1100–1500)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

VENICE (1100–1500)

Trong thời Trung đại, thị quốc Venice đã chi phối phần lớn hoạt động buôn bán giữa châu Âu, châu Á và châu Phi, và nhờ đó mà trở nên giàu mạnh.

Tượng bốn con ngựa bằng đồng có từ khoảng năm 300 TCN bị người Venice chiếm được trong vụ cướp phá thành Constantinople năm 1204 trong cuộc Thập Tự Chinh thứ tư. Nhờ các cuộc Thập Tự Chinh mà thành Venice ngày càng trở nên giàu có và có thế lực hơn.

Venice do bộ lạc Veneti thành lập vào thời La Mã. Đây là một bộ lạc đã La Mã hóa phải di chuyển tới những vùng đầm lầy để tránh các cuộc cướp bóc của người Celt, của tướng Hannibal và các bộ lạc khác. Thành phố của họ được xây dựng trên các cột chống và cọc đóng sâu xuống bùn, với những dòng kênh chảy qua giữa các hòn đảo xây nhà dựng cửa san sát. Do không có đất canh tác nên những người Venice thời kỳ đầu đánh cá ngoài biển. Dần dần, các thuyền nhỏ của họ bắt đầu đi xa hơn để buôn bán. Đến năm 1100, Venice đã trở thành một vùng thịnh vượng và các thương gia Venice giàu có sống trong những lâu đài lộng lẫy. Có biển bảo vệ, Venice không phải tốn thời gian và tiền của vào việc xây dựng những công sự phức tạp. Thuyền của người Venice đi quanh Địa Trung Hải, buôn bán với người Byzantine, người Arập; còn những người này buôn bán với Nga, châu Á và châu Phi. Hàng nhập khẩu được chuyển bằng đường bộ vào châu Âu. Cư dân Venice đến từ nhiều nơi – gồm người Do Thái, Đức, Pháp, Italia và Arập, và du nhập vào nơi này nhiều tư tưởng mới.

Nhà thờ lớn St Mark được xây làm nơi lưu giữ các di vật của Thánh Mark cũng như những báu vật khác mà người Venice cướp được từ thành phố Alexandria và Constantinople.

SỰ GIA TĂNG THẾ LỰC CỦA VENICE

Vào thế kỷ XII, người Venice mở rộng thế lực của mình bằng cách tham gia tích cực vào các cuộc Thập Tự Chinh. Khi quyền lực của đế quốc Byzantine sa sút, Venice đã chiếm lĩnh hoạt động buôn bán ở đế quốc Byzantine và lấy một số hòn đảo có vị trí thuận tiện như Corfu, Crete làm hải cảng. Sau khi đánh bật đối thủ đáng gờm nhất ở Italia là thành Genoa vào thế kỷ XIV, các thương thuyền của Venice đã chi phối mọi hoạt động buôn bán và vận chuyển hàng hóa từ châu Âu tới phương Đông, và Venice đạt tới đỉnh cao sức mạnh vào thế kỷ XV. Venice không sở hữu nhiều đất đai nhưng kiểm soát nhiều hoạt động kinh doanh đến nỗi đồng bạc dina và đồng vàng ducat của Venice được dùng làm tiền tệ ở khắp mọi nơi.

Thành Venice ban đầu được xây dựng trên các cột chống và cọc đóng xuống bùn ở đầm lầy. Trong bức tranh tả cảnh Venice nhìn từ trên xuống vào đầu thế kỷ XVI này, có thể thấy hệ thống kênh rạch giữa các hòn đảo có nhà cửa san sát.
Tượng Sư tử của Thánh Mark được nhà điêu khắc Italia Vittore Carpacchio tạc vào khoảng năm 1500 và là biểu tượng của Venice trong nhiều thế kỷ.
Các đoàn thuyền giương buồm đến tận Cận Đông (Levant) để mua vải bông, lụa và đồ sứ của Trung Quốc, gia vị của Zanzibar và Indonesia, ngọc và ngà voi của Miến Điện. Venice nổi tiếng về hàng ren và đồ thủy tinh.

Giống như những nơi khác ở Italia thời Trung đại, Venice là một thị quốc khá độc lập. Người cai trị thành phố được gọi là doge (tổng đốc), xuất phát từ từ dux trong tiếng Latinh, nghĩa là “người lãnh đạo”. Các tổng trấn được bầu lên giữ chức vụ này suốt đời và xuất thân từ những gia đình có quyền thế nhất ở Venice. Họ có quyền hầu như tuyệt đối đối với chính quyền, quân đội và Giáo hội. Nhưng kể từ sau năm 1140, họ bị mất hầu hết quyền hạn của mình, những quyền hạn này được chuyển sang một Đại Hội đồng.

Các ngân hàng ở Venice cho vay tiền và bảo lãnh hợp đồng, đảm bảo tính thanh khoản nếu gặp rủi ro trong kinh doanh. Các ngân hàng thúc đẩy buôn bán nhưng lãi suất cho vay cao.

CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

726 Tổng đốc đầu tiên của Venice được bầu

Thế kỷ IX Venice nổi lên là một thương cảng

1081 Người Venice giành được đặc quyền buôn bán ở Byzantine

Thập kỷ 1090 Người Arập không còn thống trị trong hoạt động buôn bán ở Địa Trung Hải

1192 Venice dùng thuyền đưa quân Thập Tự tới Constantinople

1381 Venice đánh bại Genoa và chi phối toàn bộ hoạt động buôn bán

Thế kỷ XV Trung tâm kinh tế của châu Âu chuyển về miền bắc

Trong thời Trung đại, thị quốc Venice đã chi phối phần lớn hoạt động buôn bán giữa châu Âu, châu Á và châu Phi, và nhờ đó mà trở nên giàu mạnh.

Venice do bộ lạc Veneti thành lập vào thời La Mã. Đây là một bộ lạc đã La Mã hóa phải di chuyển tới những vùng đầm lầy để tránh các cuộc cướp bóc của người Celt, của tướng Hannibal và các bộ lạc khác. Thành phố của họ được xây dựng trên các cột chống và cọc đóng sâu xuống bùn, với những dòng kênh chảy qua giữa các hòn đảo xây nhà dựng cửa san sát. Do không có đất canh tác nên những người Venice thời kỳ đầu đánh cá ngoài biển. Dần dần, các thuyền nhỏ của họ bắt đầu đi xa hơn để buôn bán. Đến năm 1100, Venice đã trở thành một vùng thịnh vượng và các thương gia Venice giàu có sống trong những lâu đài lộng lẫy. Có biển bảo vệ, Venice không phải tốn thời gian và tiền của vào việc xây dựng những công sự phức tạp. Thuyền của người Venice đi quanh Địa Trung Hải, buôn bán với người Byzantine, người Arập; còn những người này buôn bán với Nga, châu Á và châu Phi. Hàng nhập khẩu được chuyển bằng đường bộ vào châu Âu. Cư dân Venice đến từ nhiều nơi – gồm người Do Thái, Đức, Pháp, Italia và Arập, và du nhập vào nơi này nhiều tư tưởng mới.

Vào thế kỷ XII, người Venice mở rộng thế lực của mình bằng cách tham gia tích cực vào các cuộc Thập Tự Chinh. Khi quyền lực của đế quốc Byzantine sa sút, Venice đã chiếm lĩnh hoạt động buôn bán ở đế quốc Byzantine và lấy một số hòn đảo có vị trí thuận tiện như Corfu, Crete làm hải cảng. Sau khi đánh bật đối thủ đáng gờm nhất ở Italia là thành Genoa vào thế kỷ XIV, các thương thuyền của Venice đã chi phối mọi hoạt động buôn bán và vận chuyển hàng hóa từ châu Âu tới phương Đông, và Venice đạt tới đỉnh cao sức mạnh vào thế kỷ XV. Venice không sở hữu nhiều đất đai nhưng kiểm soát nhiều hoạt động kinh doanh đến nỗi đồng bạc dina và đồng vàng ducat của Venice được dùng làm tiền tệ ở khắp mọi nơi.

Giống như những nơi khác ở Italia thời Trung đại, Venice là một thị quốc khá độc lập. Người cai trị thành phố được gọi là doge (tổng đốc), xuất phát từ từ dux trong tiếng Latinh, nghĩa là “người lãnh đạo”. Các tổng trấn được bầu lên giữ chức vụ này suốt đời và xuất thân từ những gia đình có quyền thế nhất ở Venice. Họ có quyền hầu như tuyệt đối đối với chính quyền, quân đội và Giáo hội. Nhưng kể từ sau năm 1140, họ bị mất hầu hết quyền hạn của mình, những quyền hạn này được chuyển sang một Đại Hội đồng.

726 Tổng đốc đầu tiên của Venice được bầu

Thế kỷ IX Venice nổi lên là một thương cảng

1081 Người Venice giành được đặc quyền buôn bán ở Byzantine

Thập kỷ 1090 Người Arập không còn thống trị trong hoạt động buôn bán ở Địa Trung Hải

1192 Venice dùng thuyền đưa quân Thập Tự tới Constantinople

1381 Venice đánh bại Genoa và chi phối toàn bộ hoạt động buôn bán

Thế kỷ XV Trung tâm kinh tế của châu Âu chuyển về miền bắc

Chọn tập
Bình luận