Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Xứ Anh Thời Tudor (1485–1603)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

XỨ ANH THỜI TUDOR (1485–1603)

Dưới thời Tudor, xứ Anh (England) trở nên lớn mạnh, thoát ly khỏi quá khứ và sự ảnh hưởng của La Mã, và gieo mầm cho một đế quốc trong tương lai.

Henry VIII là người thích tiệc tùng. Ông được hưởng một nền giáo dục tốt, biết chơi một số nhạc cụ và sáng tác ca khúc. Ông cũng thích các cuộc thảo luận sôi nổi về tôn giáo, nghệ thuật và chính trị.

Tudor là một dòng họ ở xứ Wales, lên nắm quyền sau thời kỳ nội chiến hỗn loạn kéo dài, còn gọi là thời của các cuộc Chiến tranh Hoa hồng (1455–1485). Vị vua đầu tiên thuộc dòng họ Tudor là Henry VII cấm thành lập quân đội riêng và đàn áp bất kỳ lãnh chúa nào chống lại ông. Ông đã củng cố và làm giàu cho cả Hoàng gia và xứ Anh. Khi Henry VIII lên ngôi vua vào năm 1509, Anh đã là một cường quốc quan trọng ở châu Âu. Henry VIII cưới Catherine xứ Aragon con gái của Ferdinand và Isabella ở Tây Ban Nha và trong vòng 15 năm, ông trở thành nhà cai trị theo phong cách Phục hưng, tìm kiếm khoái lạc, trong khi Thomas Wolsey, một hồng y, cai quản việc triều chính. Sau các cuộc chiến tranh với Pháp và Scotland năm 1513, vua Henry quan tâm hơn đến chính trị. Ông và Catherine chỉ có một người con sống được là Mary, nhưng là con gái, mà ông lại muốn có con trai kế vị nên đã thỉnh cầu giáo hoàng cho phép ly dị Catherine. Lời thỉnh cầu này bị giáo hoàng bác bỏ. Vào thời gian đó, các tư tưởng tôn giáo mới và yêu cầu đòi cải cách Giáo hội trở nên phổ biến, nên vua Henry liền ly khai với Giáo hội Rome. Năm 1534, ông tự phong mình là người đứng đầu Giáo hội ở Anh, ly dị Catherine và đóng cửa các tu viện, bán đất của tu viện lấy tiền trang trải cho chiến tranh và các cuộc phiêu lưu khác.

Vua Henry Tudor lên nắm quyền sau khi các cuộc Chiến tranh Hoa hồng kết thúc.
Henry VIII là một nhà cai trị kiên quyết, đã mang lại những thay đổi lớn lao ở nước Anh.
GIẢI THỂ CÁC TU VIỆN: Những năm 1536–1540, vua Henry cho đóng cửa 800 tu viện, đuổi 10.000 tu sĩ, lấy đất của tu viện đem bán hoặc làm quà tặng. Ông làm như vậy với mục đích phá bỏ quyền lực của Giáo hội Rome ở Anh, và để có tiền. Ông lập Giáo hội Tin lành của Anh tuy bản thân không phải là tín đồ Tin lành nhiệt thành. Đạo Tin lành thực sự phát triển dưới thời của nữ hoàng Elizabeth I.
Henry VIII đã xây dựng lại lực lượng hải quân Anh. Niềm tự hào và niềm vui của ông là tàu Mary Rose. Năm 1536, một lần ông tới xem con tàu chạy qua eo biển Solent. Không may, con tàu mất thăng bằng vì 700 thủy thủ đứng cả trên boong, nên bị lật và chìm xuống biển.

Vua Henry cưới vợ sáu lần. Trong thời gian trị vì, ông củng cố quyền kiểm soát của Anh đối với xứ Wales và Ireland, thành lập một lực lượng hải quân lớn và lập kế hoạch cho những cuộc thám hiểm lập thuộc địa và thúc đẩy buôn bán. Con trai duy nhất của ông là Edward VI (1537–1553) lên kế vị vào năm 1547 và mất năm 16 tuổi. Trong thời gian vua Edward trị vì, Giáo hội Anh trở nên mạnh hơn. Mary I (1516–1558), chị cùng cha khác mẹ của Edward và là con gái cả của Henry, kế vị Edward VI. Trong năm năm cai trị, bà đã nỗ lực khôi phục lại Thiên Chúa giáo.

Elizabeth I lên ngôi nữ hoàng xứ Anh và Ireland năm 1558. Bà trị vì trong 45 năm. Nhờ sự tham gia tích cực của bà vào việc điều hành đất nước, nước Anh đã trải qua một thời kỳ ổn định, văn hóa và kinh tế phát triển.

VƯƠNG TRIỀU ELIZABETH I

Sau khi nữ hoàng Mary mất, em gái bà là Elizabeth I nối ngôi. Elizabeth thông minh và được nhiều người ngưỡng mộ. Bà không chịu lấy chồng và tự mình quyết định mọi việc. Mary, nữ hoàng xứ Scotland theo Thiên Chúa giáo và là chị họ của Elizabeth, bị phát hiện can dự vào âm mưu chống lại bà, nhưng Elizabeth chống lại áp lực đòi đưa Mary ra hành hình trong suốt nhiều năm. Nữ hoàng Elizabeth giúp đỡ người theo đạo Tin lành châu Âu và phái hải tặc Anh tấn công các tàu và thuộc địa của Tây Ban Nha. Bà đạt được một thỏa thuận giữa người Tin lành và người Thiên Chúa ở Anh, tiến hành chiến tranh với Tây Ban Nha và đánh bại hạm đội Tây Ban Nha. Nước Anh bắt đầu triển khai các cuộc phiêu lưu ở nước ngoài, trong khi công nghiệp và kinh tế trong nước lớn mạnh. Đây là thời của Shakespeare, khi văn hóa và xã hội Anh hưng thịnh, đặt nền móng cho một thời kỳ vĩ đại của đế quốc Anh.

MARY, NỮ HOÀNG SCOTLAND (1542–1587): Mary Stuart trở thành nữ hoàng Scotland vào năm 1542 khi mới được một tuần tuổi. Cha bà là James V, cháu họ của vua Henry VIII, điều này đã khuyến khích Mary, vốn là tín đồ theo Thiên Chúa giáo, đòi thừa kế ngai vàng xứ Anh. Bà học ở Pháp và lấy người kế vị ngai vàng Pháp vào năm 1558. Sau khi chồng mất vào năm 1560, Mary trở về Scotland, nhưng bà không được lòng dân. Bà thoái vị và chạy sang xứ Anh vào năm 1568. Là hạt nhân của lực lượng Thiên Chúa giáo bất đồng với Elizabeth, Mary dính líu vào âm mưu đảo chính và bị giam tại lâu đài Fotheringay. Bà bị xử tử tại đó vào năm 1587 vì tội mưu phản.

Dưới thời Tudor, xứ Anh (England) trở nên lớn mạnh, thoát ly khỏi quá khứ và sự ảnh hưởng của La Mã, và gieo mầm cho một đế quốc trong tương lai.

Tudor là một dòng họ ở xứ Wales, lên nắm quyền sau thời kỳ nội chiến hỗn loạn kéo dài, còn gọi là thời của các cuộc Chiến tranh Hoa hồng (1455–1485). Vị vua đầu tiên thuộc dòng họ Tudor là Henry VII cấm thành lập quân đội riêng và đàn áp bất kỳ lãnh chúa nào chống lại ông. Ông đã củng cố và làm giàu cho cả Hoàng gia và xứ Anh. Khi Henry VIII lên ngôi vua vào năm 1509, Anh đã là một cường quốc quan trọng ở châu Âu. Henry VIII cưới Catherine xứ Aragon con gái của Ferdinand và Isabella ở Tây Ban Nha và trong vòng 15 năm, ông trở thành nhà cai trị theo phong cách Phục hưng, tìm kiếm khoái lạc, trong khi Thomas Wolsey, một hồng y, cai quản việc triều chính. Sau các cuộc chiến tranh với Pháp và Scotland năm 1513, vua Henry quan tâm hơn đến chính trị. Ông và Catherine chỉ có một người con sống được là Mary, nhưng là con gái, mà ông lại muốn có con trai kế vị nên đã thỉnh cầu giáo hoàng cho phép ly dị Catherine. Lời thỉnh cầu này bị giáo hoàng bác bỏ. Vào thời gian đó, các tư tưởng tôn giáo mới và yêu cầu đòi cải cách Giáo hội trở nên phổ biến, nên vua Henry liền ly khai với Giáo hội Rome. Năm 1534, ông tự phong mình là người đứng đầu Giáo hội ở Anh, ly dị Catherine và đóng cửa các tu viện, bán đất của tu viện lấy tiền trang trải cho chiến tranh và các cuộc phiêu lưu khác.

Vua Henry cưới vợ sáu lần. Trong thời gian trị vì, ông củng cố quyền kiểm soát của Anh đối với xứ Wales và Ireland, thành lập một lực lượng hải quân lớn và lập kế hoạch cho những cuộc thám hiểm lập thuộc địa và thúc đẩy buôn bán. Con trai duy nhất của ông là Edward VI (1537–1553) lên kế vị vào năm 1547 và mất năm 16 tuổi. Trong thời gian vua Edward trị vì, Giáo hội Anh trở nên mạnh hơn. Mary I (1516–1558), chị cùng cha khác mẹ của Edward và là con gái cả của Henry, kế vị Edward VI. Trong năm năm cai trị, bà đã nỗ lực khôi phục lại Thiên Chúa giáo.

Sau khi nữ hoàng Mary mất, em gái bà là Elizabeth I nối ngôi. Elizabeth thông minh và được nhiều người ngưỡng mộ. Bà không chịu lấy chồng và tự mình quyết định mọi việc. Mary, nữ hoàng xứ Scotland theo Thiên Chúa giáo và là chị họ của Elizabeth, bị phát hiện can dự vào âm mưu chống lại bà, nhưng Elizabeth chống lại áp lực đòi đưa Mary ra hành hình trong suốt nhiều năm. Nữ hoàng Elizabeth giúp đỡ người theo đạo Tin lành châu Âu và phái hải tặc Anh tấn công các tàu và thuộc địa của Tây Ban Nha. Bà đạt được một thỏa thuận giữa người Tin lành và người Thiên Chúa ở Anh, tiến hành chiến tranh với Tây Ban Nha và đánh bại hạm đội Tây Ban Nha. Nước Anh bắt đầu triển khai các cuộc phiêu lưu ở nước ngoài, trong khi công nghiệp và kinh tế trong nước lớn mạnh. Đây là thời của Shakespeare, khi văn hóa và xã hội Anh hưng thịnh, đặt nền móng cho một thời kỳ vĩ đại của đế quốc Anh.

Chọn tập
Bình luận
× sticky