Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Đạo Hồi (622–750)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

ĐẠO HỒI (622–750)

Đạo Hồi (Islam) hình thành rất nhanh và ảnh hưởng đến nhiều nền văn minh khác. Trong vòng 150 năm, đạo Hồi đã lớn mạnh thành một đế quốc rộng lớn, được các lề luật tôn giáo chi phối.

Đây là chân dung thiên sứ Gabriel (Jizreel) của người Hồi giáo. Người Hồi giáo coi thiên sứ Gabriel là người truyền tin của Đấng Allah tới nhà tiên tri Muhammad.

Đấng tiên tri Muhammad, người sáng lập đạo Hồi, sinh ở Mecca vào năm 570. Vào thời gian này, người Arập thờ nhiều vị thần khác nhau. Muhammad trở thành một thương gia thành đạt, đi nhiều nơi và chịu ảnh hưởng của đức tin Do Thái- Ki-tô giáo vốn tin rằng chỉ có một Thượng đế duy nhất. Cuộc đời ông thay đổi vào năm 40 tuổi: ông nhiều lần được thiên sứ Gabriel báo mộng. Sau đó, Muhammad viết bộ thánh kinh Koran (Quran) của người Hồi giáo theo mặc khải (hé lộ điều thiêng liêng) của thiên sứ Gabriel. Ông được chỉ thị đi truyền giảng lời cầu nguyện, sự tẩy rửa và về Allah – Thượng đế duy nhất. Từ Islam nghĩa là “quy phục Allah”.

Khi Muhammad bắt đầu giảng đạo, những kẻ cai trị thành phố Mecca cảm thấy bị đe dọa trước tư tưởng của ông. Ông và các môn đồ phải trốn sang thành phố Medina năm 622 và lịch Hồi giáo lấy cuộc trốn chạy này làm khởi đầu – gọi là kỷ nguyên Hegira của Hồi giáo. Ở Medina, Muhammad đã tổ chức một xã hội Hồi giáo, xây dựng một thánh đường Hồi giáo (mosque). Số người theo đạo của ông tăng nhanh, vì nhiều người Arập rất nghèo và đạo Hồi thuyết giảng về một xã hội công bằng hơn. Vào năm 630, Muhammad chiếm lại thành phố Mecca và trở thành người cai trị thành phố này. Ông không cho người vô thần vào thành phố và cấm thờ tượng ảnh thần thánh. Ông mất vào năm 632.

Một trang trong Kinh Koran được viết bằng kiểu chữ Arập thời kỳ đầu vào thế kỷ IX. Một khía cạnh của nền văn hóa Hồi giáo mới là tính sáng tạo nghệ thuật và văn hóa.
Công trình “Mái vòm đá”, được biết đến với tên gọi Thánh đường Al Aqsa ở Jerusalem, hoàn thành năm 691 trên vị trí Đền Solomon. Thánh đường này được xây tại nơi Đấng tiên tri Muhammad trải nghiệm một ảo ảnh quan trọng trong giấc mộng. Được trang trí bằng các họa tiết hình học cầu kỳ, thánh đường thể hiện phong cách kiến trúc Hồi giáo thời kỳ đầu.

ĐẠO HỒI TRUYỀN BÁ RỘNG

Caliph (thủ lĩnh Hồi giáo) mới của những người Hồi giáo đã kêu gọi một cuộc thánh chiến (jihad). Trong vòng mười năm, dưới sự lãnh đạo của caliph Umar, người Arập đã chiếm Syria và Palestine (đánh bại Byzantine), chiếm khu vực Lưỡng Hà và Ba Tư (lật đổ triều Sassanid), cũng như Ai Cập và Lybia. Sau khi caliph Uthman mất, giữa người kế vị ông là Muawiya và Ali, con rể của Đấng tiên tri Muhammad, đã nảy sinh bất đồng. Ali bị sát hại vào năm 661, đó là nguyên nhân khiến người Hồi giáo chia rẽ thành hai phái: dòng Sunni và dòng Shi’ite (hay Shi’s) vốn là những môn đồ của Ali.

Những người Hồi giáo là nhà thám hiểm và thương gia đi khắp nơi, mang theo những tư tưởng của đạo Hồi. Đức tin của họ quy định mỗi tín đồ Hồi giáo trong cuộc đời mình nên thực hiện ít nhất một cuộc hành hương về thánh địa Mecca.
Trong trận Yarmuk ở Syria vào năm 636, quân Hồi giáo đã đánh bại quân đội Byzantine đông gấp đôi. Đây là một tổn thất lớn đối với Byzantine. Người Hồi giáo đã chiếm Syria và Palestine, hai vùng phồn thịnh nhất của đế quốc Byzantine. Họ chiếm Jerusalem và bắt đầu thiết lập một đế quốc rộng lớn.
Kiến thức của người Arập về thuốc, cách chữa bệnh và phẫu thuật đã tiến bộ nhiều trong thời gian này. Bức tranh này tả cảnh các thầy thuốc đang nẹp một chỗ gãy xương.

TRIỀU ĐẠI UMAYYAD

Năm 661, người Arập lập thủ đô ở Damascus và Muawiya trở thành caliph đầu tiên của đế quốc Umayyad. Tiếp đó là công cuộc mở rộng lãnh thổ – quân đội Hồi giáo xâm lược khu vực Trung Á, Afghanistan, Armenia, Bắc Phi và cả Tây Ban Nha. Họ hai lần tấn công thành phố Constantinople nhưng đều thất bại. Khi xâm lược châu Âu, họ bị người Frank ở Pháp đánh bại vào năm 732 và phải rút lui. Nhà Umayyad tổ chức đế quốc của họ theo kiểu Byzantine. Họ khoan dung và không buộc người khác phải cải sang đạo Hồi. Nhiều người cải sang đạo Hồi được coi là những người giải phóng đích thực, những người đã chấm dứt trật tự cũ, đề ra pháp luật minh bạch và thúc đẩy hoạt động buôn bán. Tiếng Arập trở thành ngôn ngữ chung trong khắp thế giới Hồi giáo, trừ Ba Tư, nơi chủ yếu là người Hồi giáo dòng Shiite và duy trì nền văn hóa riêng. Ngôn ngữ chung này đã giúp truyền bá nhanh chóng các tư tưởng và kiến thức từ nơi này đến nơi khác.

Người Arập di chuyển trên mặt nước bằng thuyền dhow. Những con thuyền gỗ này có cánh buồm hình tam giác, dùng chở hàng hóa và hành khách.
Người Arập là những nhà thiên văn giỏi. Nhờ có đĩa trắc cao thiên văn, họ có thể định hướng trên sa mạc và ở ngoài biển.

CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

610 Muhammad được báo mộng lần đầu tiên

622 Hegira – cuộc trốn chạy từ Mecca tới Medina

630 Muhammad chiếm Mecca và thành lập nhà nước Hồi giáo

636-642 Quân Hồi giáo chiếm Palestine, Syria, Ba Tư và Ai Cập

656-661 Thời trị vì của caliph Ali – bất đồng giữa các phe phái

661-680 Triều đại Umayyad được thành lập

711 Người Arập xâm lược Tây Ban Nha

732 Người Frank đánh bại quân Arập ở Poitiers (Pháp)

750 Triều Abbasid thay triều Umayyad

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

Đạo Hồi (Islam) hình thành rất nhanh và ảnh hưởng đến nhiều nền văn minh khác. Trong vòng 150 năm, đạo Hồi đã lớn mạnh thành một đế quốc rộng lớn, được các lề luật tôn giáo chi phối.

Đấng tiên tri Muhammad, người sáng lập đạo Hồi, sinh ở Mecca vào năm 570. Vào thời gian này, người Arập thờ nhiều vị thần khác nhau. Muhammad trở thành một thương gia thành đạt, đi nhiều nơi và chịu ảnh hưởng của đức tin Do Thái- Ki-tô giáo vốn tin rằng chỉ có một Thượng đế duy nhất. Cuộc đời ông thay đổi vào năm 40 tuổi: ông nhiều lần được thiên sứ Gabriel báo mộng. Sau đó, Muhammad viết bộ thánh kinh Koran (Quran) của người Hồi giáo theo mặc khải (hé lộ điều thiêng liêng) của thiên sứ Gabriel. Ông được chỉ thị đi truyền giảng lời cầu nguyện, sự tẩy rửa và về Allah – Thượng đế duy nhất. Từ Islam nghĩa là “quy phục Allah”.

Khi Muhammad bắt đầu giảng đạo, những kẻ cai trị thành phố Mecca cảm thấy bị đe dọa trước tư tưởng của ông. Ông và các môn đồ phải trốn sang thành phố Medina năm 622 và lịch Hồi giáo lấy cuộc trốn chạy này làm khởi đầu – gọi là kỷ nguyên Hegira của Hồi giáo. Ở Medina, Muhammad đã tổ chức một xã hội Hồi giáo, xây dựng một thánh đường Hồi giáo (mosque). Số người theo đạo của ông tăng nhanh, vì nhiều người Arập rất nghèo và đạo Hồi thuyết giảng về một xã hội công bằng hơn. Vào năm 630, Muhammad chiếm lại thành phố Mecca và trở thành người cai trị thành phố này. Ông không cho người vô thần vào thành phố và cấm thờ tượng ảnh thần thánh. Ông mất vào năm 632.

Caliph (thủ lĩnh Hồi giáo) mới của những người Hồi giáo đã kêu gọi một cuộc thánh chiến (jihad). Trong vòng mười năm, dưới sự lãnh đạo của caliph Umar, người Arập đã chiếm Syria và Palestine (đánh bại Byzantine), chiếm khu vực Lưỡng Hà và Ba Tư (lật đổ triều Sassanid), cũng như Ai Cập và Lybia. Sau khi caliph Uthman mất, giữa người kế vị ông là Muawiya và Ali, con rể của Đấng tiên tri Muhammad, đã nảy sinh bất đồng. Ali bị sát hại vào năm 661, đó là nguyên nhân khiến người Hồi giáo chia rẽ thành hai phái: dòng Sunni và dòng Shi’ite (hay Shi’s) vốn là những môn đồ của Ali.

Năm 661, người Arập lập thủ đô ở Damascus và Muawiya trở thành caliph đầu tiên của đế quốc Umayyad. Tiếp đó là công cuộc mở rộng lãnh thổ – quân đội Hồi giáo xâm lược khu vực Trung Á, Afghanistan, Armenia, Bắc Phi và cả Tây Ban Nha. Họ hai lần tấn công thành phố Constantinople nhưng đều thất bại. Khi xâm lược châu Âu, họ bị người Frank ở Pháp đánh bại vào năm 732 và phải rút lui. Nhà Umayyad tổ chức đế quốc của họ theo kiểu Byzantine. Họ khoan dung và không buộc người khác phải cải sang đạo Hồi. Nhiều người cải sang đạo Hồi được coi là những người giải phóng đích thực, những người đã chấm dứt trật tự cũ, đề ra pháp luật minh bạch và thúc đẩy hoạt động buôn bán. Tiếng Arập trở thành ngôn ngữ chung trong khắp thế giới Hồi giáo, trừ Ba Tư, nơi chủ yếu là người Hồi giáo dòng Shiite và duy trì nền văn hóa riêng. Ngôn ngữ chung này đã giúp truyền bá nhanh chóng các tư tưởng và kiến thức từ nơi này đến nơi khác.

610 Muhammad được báo mộng lần đầu tiên

622 Hegira – cuộc trốn chạy từ Mecca tới Medina

630 Muhammad chiếm Mecca và thành lập nhà nước Hồi giáo

636-642 Quân Hồi giáo chiếm Palestine, Syria, Ba Tư và Ai Cập

656-661 Thời trị vì của caliph Ali – bất đồng giữa các phe phái

661-680 Triều đại Umayyad được thành lập

711 Người Arập xâm lược Tây Ban Nha

732 Người Frank đánh bại quân Arập ở Poitiers (Pháp)

750 Triều Abbasid thay triều Umayyad

Chọn tập
Bình luận