Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Cái Chết Đen (1347–1351)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

CÁI CHẾT ĐEN (1347–1351)

Cái Chết Đen là một trong những thảm họa khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người. Khoảng một phần ba dân số Trung Đông và châu Âu đã chết vì dịch bệnh này.

Cái Chết Đen lây truyền từ loài bọ chét sống ký sinh ở chuột. Có khả năng nó xuất phát từ một vùng ở miền Nam Trung Quốc hoặc Đông Nam Á.

Cái Chết Đen đã cướp đi sinh mạng của khoảng 25 triệu người riêng ở châu Âu, và có thể còn nhiều triệu người nữa ở châu Á. Đây là một cách gọi tên loại bệnh dịch hạch có các đốm máu tụ dưới da và chuyển sang màu đen. Ở bẹn và nách người bệnh sưng lên các hạch. Bệnh nhân chết rất thảm thương chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ sau khi xuất hiện triệu chứng. Bệnh lây lan từ lũ bọ chét ký sinh trên cơ thể chuột và cũng có thể ký sinh ở người. Dịch hạch sau đó tiến triển thành dịch viêm phổi, lây thẳng từ người sang người khi tiếp xúc qua va chạm hoặc hắt hơi.

Chuột thường sống trong nhà, trên tàu, trong các kho lương thực, vì vậy dịch bệnh lây lan rất nhanh trong dân chúng.

Dịch hạch đã theo chân các đội quân Mông Cổ từ miền Nam Trung Quốc hoặc Miến Điện qua Trung Á, theo Con đường Tơ lụa tới Baghdad và bán đảo Crimea (Crưm). Năm 1347, dịch bệnh theo thuyền bè đến Genoa (Italia), rồi lan sang phía Tây và phía bắc, tới Paris và London năm 1348, tới Scandinavia và Nga năm 1349. Không cách gì có thể chống lại căn bệnh này và dĩ nhiên nó giết cả người giàu cũng như người nghèo.

Các đô thị ở châu Âu bẩn thỉu, đường phố đầy rác rưởi, chuột và phân người. Người ta ném chất thải qua cửa sổ và giẫm dưới chân mà đi. Tình trạng thiếu những điều kiện vệ sinh cơ bản là nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan nhanh như vậy.
Trong nghệ thuật của thời Trung đại, Cái Chết Đen được mô tả như một bộ xương người phi điên cuồng trên lưng ngựa.

NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỨC THỜI

Cái Chết Đen hoành hành khắp nơi: nhà cửa trống không, làng mạc, đô thị bị bỏ hoang, người làm việc trong một số ngành nghề, thậm chí toàn bộ một số vùng bị xóa sạch hoàn toàn. Thành Bagdad và Mecca hoang vắng. Các cánh đồng chất đầy những xác chết chưa thiêu vì chính những bác sĩ, thầy tu và những người đi thiêu xác chết cũng đã chết vì dịch bệnh. Xã hội và kinh tế ở châu Âu bắt đầu tan rã.

Từ thành Genoa, Cái Chết Đen lan khắp châu Âu. Một số khu vực, chẳng hạn như Ireland và các vùng tại Pháp chỉ thiệt hại khoảng 10% dân số, nhưng các vùng khác như miền Bắc Italia, miền Đông xứ Anh và Na Uy, có tới 50% dân số thiệt mạng.
Người ta đốt quần áo của người chết nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Nhưng việc này cũng không có tác dụng vì nguyên nhân thực sự của dịch bệnh là bọ chét ký sinh ở lũ chuột đang hoành hành khắp nơi vào thời đó.

NHỮNG ẢNH HƯỞNG LÂU DÀI

Cái Chết Đen lan rộng, hủy hoại đức tin của nhiều người vào Chúa. Đối với họ không có lý gì mà cả người tốt lẫn kẻ xấu đều phải chết. Các nông trại bị bỏ hoang, nhà thờ vắng bóng người. Trước khi bị trận đại dịch tấn công, châu Âu thường dư thừa lực lượng lao động, tiền công thấp, nhưng sự thiếu hụt nhân công lúc này khiến tiền công lao động tăng lên. Nhiều người nông thôn bắt đầu chuyển vào sinh sống trong các đô thị hoang vắng, và lần đầu tiên họ có thể làm việc để được trả tiền ngay. Chế độ phong kiến vốn đã lung lay nay sụp đổ hẳn. Các cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Châu Âu và thế giới Hồi giáo trong cơn náo loạn. Trong vòng 100 năm tiếp theo, nhiều sự việc đã thay đổi. Thời kỳ Trung đại mở đường cho một thế giới mới, với nhiều hoài nghi hơn.

Việc quan trọng là phải dọn nhanh các xác chết, ngay cả khi người thân của họ còn đang than khóc. Có những người chuyên đi rao quanh các phố, gọi mọi người mang xác chết ra để đem thiêu.
Ban đêm, những chiếc xe chất đầy xác chết mang đi thiêu. Dịch hạch lây lan nhanh trong các đô thị do điều kiện ăn ở chật chội và mất vệ sinh. Thậm chí những tu viện cách biệt cũng chịu chung số phận vì dịch bệnh lây qua những người nhiễm bệnh đến cầu xin để giúp đỡ.

Cái Chết Đen là một trong những thảm họa khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người. Khoảng một phần ba dân số Trung Đông và châu Âu đã chết vì dịch bệnh này.

Cái Chết Đen đã cướp đi sinh mạng của khoảng 25 triệu người riêng ở châu Âu, và có thể còn nhiều triệu người nữa ở châu Á. Đây là một cách gọi tên loại bệnh dịch hạch có các đốm máu tụ dưới da và chuyển sang màu đen. Ở bẹn và nách người bệnh sưng lên các hạch. Bệnh nhân chết rất thảm thương chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ sau khi xuất hiện triệu chứng. Bệnh lây lan từ lũ bọ chét ký sinh trên cơ thể chuột và cũng có thể ký sinh ở người. Dịch hạch sau đó tiến triển thành dịch viêm phổi, lây thẳng từ người sang người khi tiếp xúc qua va chạm hoặc hắt hơi.

Dịch hạch đã theo chân các đội quân Mông Cổ từ miền Nam Trung Quốc hoặc Miến Điện qua Trung Á, theo Con đường Tơ lụa tới Baghdad và bán đảo Crimea (Crưm). Năm 1347, dịch bệnh theo thuyền bè đến Genoa (Italia), rồi lan sang phía Tây và phía bắc, tới Paris và London năm 1348, tới Scandinavia và Nga năm 1349. Không cách gì có thể chống lại căn bệnh này và dĩ nhiên nó giết cả người giàu cũng như người nghèo.

Cái Chết Đen hoành hành khắp nơi: nhà cửa trống không, làng mạc, đô thị bị bỏ hoang, người làm việc trong một số ngành nghề, thậm chí toàn bộ một số vùng bị xóa sạch hoàn toàn. Thành Bagdad và Mecca hoang vắng. Các cánh đồng chất đầy những xác chết chưa thiêu vì chính những bác sĩ, thầy tu và những người đi thiêu xác chết cũng đã chết vì dịch bệnh. Xã hội và kinh tế ở châu Âu bắt đầu tan rã.

Cái Chết Đen lan rộng, hủy hoại đức tin của nhiều người vào Chúa. Đối với họ không có lý gì mà cả người tốt lẫn kẻ xấu đều phải chết. Các nông trại bị bỏ hoang, nhà thờ vắng bóng người. Trước khi bị trận đại dịch tấn công, châu Âu thường dư thừa lực lượng lao động, tiền công thấp, nhưng sự thiếu hụt nhân công lúc này khiến tiền công lao động tăng lên. Nhiều người nông thôn bắt đầu chuyển vào sinh sống trong các đô thị hoang vắng, và lần đầu tiên họ có thể làm việc để được trả tiền ngay. Chế độ phong kiến vốn đã lung lay nay sụp đổ hẳn. Các cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Châu Âu và thế giới Hồi giáo trong cơn náo loạn. Trong vòng 100 năm tiếp theo, nhiều sự việc đã thay đổi. Thời kỳ Trung đại mở đường cho một thế giới mới, với nhiều hoài nghi hơn.

Chọn tập
Bình luận