Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Thị Quốc Hy Lạp (600–337 TCN)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

THỊ QUỐC HY LẠP (600–337 TCN)

Hy Lạp có nhiều thị quốc. Athens và Sparta là hai thị quốc chính thường xuyên đánh nhau để giành quyền thống trị.

Đây là bức tượng điêu khắc đầu một nữ thần Hy Lạp. Người Hy Lạp đã tạo nên hình ảnh các vị thần nom rất giống con người, qua đó đưa chủ nghĩa hiện thực vào nghệ thuật của mình. Nhiều thế kỷ sau, chủ nghĩa hiện thực này trong nghệ thuật đã vươn xa đến tận Ấn Độ và Nhật Bản, nơi các tượng Phật cũng được tạc theo phong cách hiện thực.

Athens và Sparta có các tín ngưỡng và lối sống rất khác nhau. Athens là đô thị thương mại quốc tế sầm uất, mọi việc điều hành được bàn bạc và quyết định công khai. Đó là trung tâm của các tư tưởng và hoạt động buôn bán từ mọi nơi trên thế giới. Athens trở nên vĩ đại nhờ sự thịnh vượng và các phát minh. Còn Sparta do nhà vua cai quản, là một xã hội có chế độ cai trị rất nghiêm ngặt và quân phiệt. Với đội quân được huấn luyện tinh nhuệ, thiện chiến, Sparta đe dọa vị thế dẫn đầu của Athens. Athens là nơi khai sinh nền dân chủ dưới thời hai nhà cải cách Kleisthenes (khoảng năm 500 TCN) và Pericles (khoảng năm 460 TCN). Những người đàn ông “tự do” có quyền bầu cử, nhưng phụ nữ, người nước ngoài hay nô lệ thì không được hưởng quyền này. Vào năm 400 TCN, Athens là thị quốc dẫn đầu, kiểm soát các vùng biển và một loạt thuộc địa. Nhiều đô thị khác nộp cống vật cho Athens để được bảo vệ và hưởng lợi thế về buôn bán. Các chính khách, chiến binh, nhà văn, kiến trúc sư, triết gia, họa sĩ và nhà toán học ở Athens có ảnh hưởng sâu rộng. Các thị quốc khác như Corinth, Thebes, Samos và Byzantium cũng góp phần tạo nên nền văn hóa mà ngày nay gọi là Hy Lạp cổ đại. Do nhỏ hơn Athens và Sparta, họ thường phải liên minh với thị quốc này hoặc thị quốc kia để tồn tại, và đôi khi cũng đổi phe liên minh. Mỗi thị quốc đều có đóng góp riêng biệt vào nền văn hóa Hy Lạp.

Các nhà hát kịch Hy Lạp được xây dựng sao cho mọi người đều nhìn được sân khấu và nghe thấy diễn viên. Các vở kịch của Hy Lạp thường mang một thông điệp đạo đức rõ ràng và nhiều vở kịch Hy Lạp còn tồn tại đến ngày nay.
Khi một nhà chính trị không được lòng dân, các thị dân sẽ bỏ phiếu để phế bỏ hoặc trục xuất bằng cách khắc tên ông ta lên một mảnh gốm gọi là ostraka.
Đời sống chính trị của Athens chịu ảnh hưởng lớn của các nhà hùng biện. Các cuộc thảo luận kéo dài và sôi nổi diễn ra thường xuyên. Đó là một hình thức chính quyền mới: nền dân chủ.
Acropolis ở Athens thời kỳ đầu được xây dựng như một pháo đài. Khoảng năm 400 TCN, nó được thay đổi thành một quần thể lăng mộ và đền đài tráng lệ.
Nhà ở trong thị quốc Hy Lạp được xây xung quanh một cái sân và có bếp rất rộng. Mái nhà bằng góp thêm diện tích sinh hoạt vào mùa hè.

THÀNH SPARTA

Sparta có quân đội lớn; cuộc sống đối với người Sparta khắc nghiệt hơn nhiều so với người Athens văn minh hơn. Người Sparta nổi tiếng về sức khỏe, sự tận tụy và lòng quả cảm. Thành Sparta dựa vào lực lượng nô lệ (gọi là helot) đông đảo, làm việc để cung cấp lương thực. Cuộc nổi dậy của các helot vào năm 464 TCN đã kéo dài trong 20 năm, cho đến khi người Sparta thành lập một đội quân để kiểm soát nô lệ, hình thành mô hình “nhà nước cảnh sát” độc tài đầu tiên. Cuộc sống của người Sparta rất khắc nghiệt kể từ lúc chào đời. Những trẻ sơ sinh yếu ớt, đau ốm bị bỏ mặc trên núi cho đến chết. Các bé trai phải trải qua những đợt huấn luyện quân sự và thể thao đầy gian khổ từ 7 tuổi cho tới khi thành công dân năm 20 tuổi. Tiếp đó họ gia nhập quân đội. Thậm chí khi đã lấy vợ, họ vẫn phải ăn ngủ tập trung trong các doanh trại cho đến năm 30 tuổi.

Trong khung cảnh nông thôn Hy Lạp này, một người chăn cừu đang canh đàn cừu của mình, lợn thả rông, quả ô liu đang được ép còn dầu thì đang được bán cho một lái buôn.

Hy Lạp có nhiều thị quốc. Athens và Sparta là hai thị quốc chính thường xuyên đánh nhau để giành quyền thống trị.

Athens và Sparta có các tín ngưỡng và lối sống rất khác nhau. Athens là đô thị thương mại quốc tế sầm uất, mọi việc điều hành được bàn bạc và quyết định công khai. Đó là trung tâm của các tư tưởng và hoạt động buôn bán từ mọi nơi trên thế giới. Athens trở nên vĩ đại nhờ sự thịnh vượng và các phát minh. Còn Sparta do nhà vua cai quản, là một xã hội có chế độ cai trị rất nghiêm ngặt và quân phiệt. Với đội quân được huấn luyện tinh nhuệ, thiện chiến, Sparta đe dọa vị thế dẫn đầu của Athens. Athens là nơi khai sinh nền dân chủ dưới thời hai nhà cải cách Kleisthenes (khoảng năm 500 TCN) và Pericles (khoảng năm 460 TCN). Những người đàn ông “tự do” có quyền bầu cử, nhưng phụ nữ, người nước ngoài hay nô lệ thì không được hưởng quyền này. Vào năm 400 TCN, Athens là thị quốc dẫn đầu, kiểm soát các vùng biển và một loạt thuộc địa. Nhiều đô thị khác nộp cống vật cho Athens để được bảo vệ và hưởng lợi thế về buôn bán. Các chính khách, chiến binh, nhà văn, kiến trúc sư, triết gia, họa sĩ và nhà toán học ở Athens có ảnh hưởng sâu rộng. Các thị quốc khác như Corinth, Thebes, Samos và Byzantium cũng góp phần tạo nên nền văn hóa mà ngày nay gọi là Hy Lạp cổ đại. Do nhỏ hơn Athens và Sparta, họ thường phải liên minh với thị quốc này hoặc thị quốc kia để tồn tại, và đôi khi cũng đổi phe liên minh. Mỗi thị quốc đều có đóng góp riêng biệt vào nền văn hóa Hy Lạp.

Sparta có quân đội lớn; cuộc sống đối với người Sparta khắc nghiệt hơn nhiều so với người Athens văn minh hơn. Người Sparta nổi tiếng về sức khỏe, sự tận tụy và lòng quả cảm. Thành Sparta dựa vào lực lượng nô lệ (gọi là helot) đông đảo, làm việc để cung cấp lương thực. Cuộc nổi dậy của các helot vào năm 464 TCN đã kéo dài trong 20 năm, cho đến khi người Sparta thành lập một đội quân để kiểm soát nô lệ, hình thành mô hình “nhà nước cảnh sát” độc tài đầu tiên. Cuộc sống của người Sparta rất khắc nghiệt kể từ lúc chào đời. Những trẻ sơ sinh yếu ớt, đau ốm bị bỏ mặc trên núi cho đến chết. Các bé trai phải trải qua những đợt huấn luyện quân sự và thể thao đầy gian khổ từ 7 tuổi cho tới khi thành công dân năm 20 tuổi. Tiếp đó họ gia nhập quân đội. Thậm chí khi đã lấy vợ, họ vẫn phải ăn ngủ tập trung trong các doanh trại cho đến năm 30 tuổi.

Chọn tập
Bình luận