Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Đế Quốc Anh (1815–1913)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

ĐẾ QUỐC ANH (1815–1913)

Trong thế kỷ XIX, người Anh bành trướng và củng cố đế quốc của mình. Anh là nước chiếm nhiều đất đai hơn bất kỳ nước nào khác trong lịch sử.

Khi vua William IV qua đời năm 1837, vương miện Anh được trao cho cháu gái của ông là Victoria, lúc đó mới 18 tuổi. Nữ hoàng Victoria trị vì 63 năm, lâu nhất trong lịch sử nước Anh, và mất vào năm 1901.

thời kỳ phát triển tột đỉnh dưới thời trị vì của nữ hoàng Victoria, đế quốc Anh bao gồm một phần tư đất đai và dân số của cả thế giới. Từ lúc kết thúc các cuộc chiến tranh Napoleon (1815) cho đến lúc bắt đầu Chiến tranh Thế giới I (1914), Anh chiếm nhiều thuộc địa mới đến nỗi đế quốc Anh trải rộng khắp thế giới. Nước Anh có thể kiểm soát đế quốc rộng mênh mông này nhờ khả năng thống trị các vùng biển và các tuyến đường buôn bán trên thế giới. Trong suốt thế kỷ XIX, hải quân Anh có sức mạnh vô địch, tàu thuyền Anh liên tục tuần tra các nước thuộc đế quốc mình.

Do đế quốc Anh bao phủ cả hai bán cầu nên Anh nổi tiếng là “đế quốc mà Mặt trời không bao giờ lặn”. Các thuộc địa ở vùng Caribe, châu Phi, châu Á, Úc-Á và khu vực Thái Bình Dương chịu sự cai trị từ London và tất cả được thống nhất dưới vương triều Anh. Các hải cảng chiến lược như Gibraltar, Hồng Kông, Singapore và Aden đều rơi vào tay người Anh, và các tuyến đường buôn bán trọng yếu như Cape (Nam Phi) từ Anh tới Ấn Độ, hoặc tuyến kênh đào Suez (qua Ai Cập) tới các đồn điền trồng cây gia vị và cao su ở Đông Nam Á cũng do Anh kiểm soát.

Binh lính từ các nước thuộc đế quốc Anh thường xuyên được huy động nhằm đảm bảo việc duy trì, mở rộng quyền lực và ảnh hưởng của Anh.

NGUYÊN LIỆU THÔ

Đế quốc Anh cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế tạo tại nước Anh, và xuất phát từ nhu cầu về các sản phẩm có ở thuộc địa như vải lụa, gia vị, cao su, bông, chè, cà phê và đường ăn, Anh đã dần dần chiếm thêm được nhiều nước. Có một số nước trở thành thuộc địa của Anh khi chính phủ Anh mua một công ty thương mại bị phá sản tại những nước đó.

Ấn Độ là một trường hợp mà người Anh tới buôn bán trước tiên, sau đó mới trở thành người cai trị. Đây là thuộc địa quý giá nhất của đế quốc Anh. Năm 1850, Ấn Độ vẫn chịu sự cai trị của Công ty Đông Ấn Anh. Sau cuộc nổi dậy năm 1857, Ấn Độ được đặt dưới sự cai trị của chính phủ Anh, và chính sách của Anh đối với thuộc địa này trở nên thận trọng hơn. Các quan chức Anh để cho các vương công Ấn Độ tự điều hành công việc ở địa phương.

Từ năm 1870 đến năm 1913, đế quốc Anh mở rộng hơn nữa, chiếm thêm vùng đất ở châu Phi và Đông Nam Á, tạo việc làm cho nhiều người Anh. Ở thời kỳ phát triển tột đỉnh, đế quốc Anh bao gồm một phần tư đất đai và dân số trên thế giới.

CỦNG CỐ

Năm 1850, chính phủ Anh thông qua Luật Chính quyền các thuộc địa Australia, theo đó Australia được độc lập ở mức độ hạn chế. Năm 1901, các thuộc địa New South Wales, Queensland, Nam Australia, Tây Australia và Tasmania hợp thành Liên bang Australia.

Năm 1883, người Anh chinh phục Ai Cập nhằm bảo vệ kênh đào Suez và tuyến đường sang Ấn Độ. Sau cuộc nổi dậy ở miền Nam Ai Cập do một thủ lĩnh tôn giáo là Mahdi lãnh đạo, Anh tiến vào chiếm Sudan năm 1898. Người Anh đã thiết lập các tuyến đường thương mại trên khắp đế quốc bằng cách lập cơ quan đại diện ở tất cả các cảng. Họ tổ chức hoạt động sản xuất tại chỗ để phục vụ xuất khẩu và các thị trường cho hàng nhập khẩu từ Anh. Hải quân Anh bảo vệ lợi ích của họ và bảo đảm an toàn cho tàu thuyền qua lại.

Anh mở rộng tầm ảnh hưởng tới các thuộc địa sâu trong lục địa ở Trung và Nam Mỹ và tới cả Trung Quốc, nơi Anh có các trạm thông thương. Nữ hoàng Victoria, cũng là nữ hoàng của Ấn Độ từ năm 1876, là người tích cực theo đuổi chính sách mở rộng thuộc địa và duy trì đế quốc. Khi có thêm nhiều người Anh di cư tới các nước thuộc đế quốc, những nước này được trao thêm quyền tự trị. Nhiều thuộc địa, đặc biệt là Canada, Australia và Nam Phi trở thành những nước tự trị hơn là thuộc địa.

Bức biếm họa từ thế kỷ XIX này hàm ý các thuộc địa của đế quốc Anh luôn khiến sư tử Anh lo lắng.

HỒI KẾT CỦA ĐẾ QUỐC

Khoảng cuối thế kỷ XIX, một số thuộc địa bắt đầu tách khỏi sự cai trị của Anh. Anh trao quyền tự trị cho Canada năm 1867, và chấp nhận Australia độc lập năm 1901. Cả hai nước này đều trở thành nước tự trị dù vẫn thuộc đế quốc Anh. Quan hệ của các khu vực này với nước Anh dần trở nên lỏng lẻo hơn, phản ánh một thực tế là Anh không còn giữ vị trí nước công nghiệp hàng đầu thế giới nữa. Đức và Mỹ đã vượt Anh, còn Pháp và Nga cũng gần bắt kịp nước này.


CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

1824 Các khu trại tù khổ sai được lập ở Brisbane, Australia

1829 Anh tuyên bố chủ quyền ở miền Tây Australia

1837 Victoria trở thành nữ hoàng Anh

1850 Luật Chính quyền các thuộc địa Australia trao quyền độc lập hạn chế cho Australia

1852 New Zealand được có Hiến pháp

1857 Cuộc nổi dậy của người Ấn Độ chống ách cai trị của Anh bắt đầu

1867 Luật Bắc Mỹ của Anh trao quyền tự trị cho Canada

1875 Anh mua cổ phần chi phối kênh đào Suez

1876 Nữ hoàng Victoria trở thành nữ hoàng của Ấn Độ

1884 Anh thôn tính miền Đông Nam New Guinea

1890 Zanzibar trở thành xứ bảo hộ của Anh

1901 New South Wales, Queensland, Victoria, Nam Australia, Tây Australia và Tasmania hợp thành Liên bang Australia

1901 Nữ hoàng Victoria qua đời

1907 Nước tự trị New Zealand được thành lập

Năm 1897, nữ hoàng Victoria tổ chức lễ kỷ niệm Kim cương (60 năm trị vì) của mình. Các vị khách tới dự gồm có các vương công Ấn Độ, các tù trưởng châu Phi, dân đảo Thái Bình Dương và người Trung Quốc từ Hồng Kông.

Trong thế kỷ XIX, người Anh bành trướng và củng cố đế quốc của mình. Anh là nước chiếm nhiều đất đai hơn bất kỳ nước nào khác trong lịch sử.

thời kỳ phát triển tột đỉnh dưới thời trị vì của nữ hoàng Victoria, đế quốc Anh bao gồm một phần tư đất đai và dân số của cả thế giới. Từ lúc kết thúc các cuộc chiến tranh Napoleon (1815) cho đến lúc bắt đầu Chiến tranh Thế giới I (1914), Anh chiếm nhiều thuộc địa mới đến nỗi đế quốc Anh trải rộng khắp thế giới. Nước Anh có thể kiểm soát đế quốc rộng mênh mông này nhờ khả năng thống trị các vùng biển và các tuyến đường buôn bán trên thế giới. Trong suốt thế kỷ XIX, hải quân Anh có sức mạnh vô địch, tàu thuyền Anh liên tục tuần tra các nước thuộc đế quốc mình.

Do đế quốc Anh bao phủ cả hai bán cầu nên Anh nổi tiếng là “đế quốc mà Mặt trời không bao giờ lặn”. Các thuộc địa ở vùng Caribe, châu Phi, châu Á, Úc-Á và khu vực Thái Bình Dương chịu sự cai trị từ London và tất cả được thống nhất dưới vương triều Anh. Các hải cảng chiến lược như Gibraltar, Hồng Kông, Singapore và Aden đều rơi vào tay người Anh, và các tuyến đường buôn bán trọng yếu như Cape (Nam Phi) từ Anh tới Ấn Độ, hoặc tuyến kênh đào Suez (qua Ai Cập) tới các đồn điền trồng cây gia vị và cao su ở Đông Nam Á cũng do Anh kiểm soát.

Đế quốc Anh cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế tạo tại nước Anh, và xuất phát từ nhu cầu về các sản phẩm có ở thuộc địa như vải lụa, gia vị, cao su, bông, chè, cà phê và đường ăn, Anh đã dần dần chiếm thêm được nhiều nước. Có một số nước trở thành thuộc địa của Anh khi chính phủ Anh mua một công ty thương mại bị phá sản tại những nước đó.

Ấn Độ là một trường hợp mà người Anh tới buôn bán trước tiên, sau đó mới trở thành người cai trị. Đây là thuộc địa quý giá nhất của đế quốc Anh. Năm 1850, Ấn Độ vẫn chịu sự cai trị của Công ty Đông Ấn Anh. Sau cuộc nổi dậy năm 1857, Ấn Độ được đặt dưới sự cai trị của chính phủ Anh, và chính sách của Anh đối với thuộc địa này trở nên thận trọng hơn. Các quan chức Anh để cho các vương công Ấn Độ tự điều hành công việc ở địa phương.

Năm 1883, người Anh chinh phục Ai Cập nhằm bảo vệ kênh đào Suez và tuyến đường sang Ấn Độ. Sau cuộc nổi dậy ở miền Nam Ai Cập do một thủ lĩnh tôn giáo là Mahdi lãnh đạo, Anh tiến vào chiếm Sudan năm 1898. Người Anh đã thiết lập các tuyến đường thương mại trên khắp đế quốc bằng cách lập cơ quan đại diện ở tất cả các cảng. Họ tổ chức hoạt động sản xuất tại chỗ để phục vụ xuất khẩu và các thị trường cho hàng nhập khẩu từ Anh. Hải quân Anh bảo vệ lợi ích của họ và bảo đảm an toàn cho tàu thuyền qua lại.

Anh mở rộng tầm ảnh hưởng tới các thuộc địa sâu trong lục địa ở Trung và Nam Mỹ và tới cả Trung Quốc, nơi Anh có các trạm thông thương. Nữ hoàng Victoria, cũng là nữ hoàng của Ấn Độ từ năm 1876, là người tích cực theo đuổi chính sách mở rộng thuộc địa và duy trì đế quốc. Khi có thêm nhiều người Anh di cư tới các nước thuộc đế quốc, những nước này được trao thêm quyền tự trị. Nhiều thuộc địa, đặc biệt là Canada, Australia và Nam Phi trở thành những nước tự trị hơn là thuộc địa.

Khoảng cuối thế kỷ XIX, một số thuộc địa bắt đầu tách khỏi sự cai trị của Anh. Anh trao quyền tự trị cho Canada năm 1867, và chấp nhận Australia độc lập năm 1901. Cả hai nước này đều trở thành nước tự trị dù vẫn thuộc đế quốc Anh. Quan hệ của các khu vực này với nước Anh dần trở nên lỏng lẻo hơn, phản ánh một thực tế là Anh không còn giữ vị trí nước công nghiệp hàng đầu thế giới nữa. Đức và Mỹ đã vượt Anh, còn Pháp và Nga cũng gần bắt kịp nước này.

1824 Các khu trại tù khổ sai được lập ở Brisbane, Australia

1829 Anh tuyên bố chủ quyền ở miền Tây Australia

1837 Victoria trở thành nữ hoàng Anh

1850 Luật Chính quyền các thuộc địa Australia trao quyền độc lập hạn chế cho Australia

1852 New Zealand được có Hiến pháp

1857 Cuộc nổi dậy của người Ấn Độ chống ách cai trị của Anh bắt đầu

1867 Luật Bắc Mỹ của Anh trao quyền tự trị cho Canada

1875 Anh mua cổ phần chi phối kênh đào Suez

1876 Nữ hoàng Victoria trở thành nữ hoàng của Ấn Độ

1884 Anh thôn tính miền Đông Nam New Guinea

1890 Zanzibar trở thành xứ bảo hộ của Anh

1901 New South Wales, Queensland, Victoria, Nam Australia, Tây Australia và Tasmania hợp thành Liên bang Australia

1901 Nữ hoàng Victoria qua đời

1907 Nước tự trị New Zealand được thành lập

Chọn tập
Bình luận
× sticky