Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Cộng Hòa Weimar Và Hitler (1919–1939)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

CỘNG HÒA WEIMAR VÀ HITLER (1919–1939)

Adolf Hitler đã lợi dụng tình hình kinh tế và xã hội bất ổn tại Đức trong thập niên 1920 để phát triển chủ nghĩa phát xít. Ông ta lên nắm quyền vào năm 1933.

Thống chế von Hindenburg (1847–1934) trở thành Tổng thống Cộng hòa Đức năm 1925. Sau khi ông qua đời, Adolf Hitler trở thành Führer.

Sau thất bại của Đức năm 1918, Vua Wilhelm II thoái vị và chạy sang Hà Lan. Đức trở thành một nước cộng hòa, và chính phủ mới đặt ở Weimar chứ không ở Berlin. Trong những năm 1919–1933, nước Đức được gọi là Cộng hòa Weimar. Sau cuộc bầu cử năm 1919, Friedrich Ebert, một người theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, trở thành tổng thống đầu tiên của nền cộng hòa này. Dưới sự lãnh đạo của ông, Cộng hòa Weimar chấp nhận các điều khoản khắc nghiệt của Hiệp ước Versailles. Trong những năm 1922–1923, Cộng hòa Weimar đã vài lần phải chống trả các âm mưu lật đổ, đầu tiên là của những người Bolshevik, sau đó là sức ép tài chính, rồi cuối cùng là một âm mưu chính trị, cầm đầu bởi một kẻ phát xít người Áo lúc đó còn ít ai biết đến là Adolf Hitler.

Ebert qua đời năm 1925. Thống chế Paul von Hindenburg, lúc đó đã 78 tuổi, trở thành người kế nhiệm. Đức gia nhập Hội Quốc Liên năm 1926. Tuy nhiên, cuộc Đại Suy thoái trên toàn thế giới vào đầu thập niên 1930 đã gây ra hàng loạt vấn đề xã hội lớn và khó khăn về tài chính tại nước Đức.

Adolf Hitler (1889–1945) sinh tại Áo. Trong Chiến tranh Thế giới I, ông ta từng phục vụ trong quân đội Đức và được thưởng huân chương Chữ thập Sắt. Năm 1920, ông ta trở thành lãnh tụ của Đảng Quốc xã.

SỰ NỔI LÊN CỦA ADOLF HITLER

Cuộc bầu cử tiếp theo diễn ra vào năm 1932, vào lúc nước Đức đang trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, với nạn lạm phát trầm trọng và tỉ lệ thất nghiệp cao. Thống chế Hindenburg tái đắc cử tổng thống; còn Adolf Hitler, lúc đó đã là lãnh tụ của Đảng Quốc xã về nhì. Với việc những kẻ theo Hitler kích động bạo loạn và có nhiều hành động hăm dọa, Đảng Quốc xã đã giành được hầu hết số ghế trong Quốc hội Đức và Hindenburg phải miễn cưỡng bổ nhiệm Hitler làm thủ tướng vào tháng 1 năm 1933.

Khi tòa nhà Quốc hội Đức bị đốt cháy vào tháng 2, Hitler đã ban bố tình trạng khẩn cấp và kêu gọi tiến hành một cuộc bầu cử mới. Đến tháng 4-1933, Hitler đã giành được quyền lực tuyệt đối tại Đức và thiết lập chế độ độc đảng. Tiếp đó, nước Đức rút khỏi Hội Quốc Liên.

Vào một đêm tháng 6-1934, được gọi là “Đêm những con dao dài”, Hitler ra lệnh sát hại nhiều đối thủ của ông ta. Khi Hindenburg qua đời vào tháng 8, Hitler được bổ nhiệm làm lãnh tụ (Führer) của Đế chế thứ Ba. Ông ta bắt đầu phục thù cho sự nhục nhã mà các điều khoản trong Hiệp ước Versailles gây ra cho nước Đức và xây dựng nước Đức trở thành một đế quốc hùng mạnh.

CUỘC DIỄU BINH TẠI NUREMBERG: Binh lính Đức diễu binh giương cờ chiến thắng của Đảng Quốc xã tại đại hội Đảng Quốc xã ở Nuremberg năm 1933. Nghệ thuật tuyên truyền của Quốc xã trong thập niên 1930 được vận dụng thành công để thu hút sự ủng hộ rất lớn của dân chúng dành cho Hitler. Chính sách của Hitler được ủng hộ vì nó hứa hẹn biến nước Đức thành quốc gia hùng mạnh.
Năm 1938, sau khi binh lính Đức tiến vào Sudetenland, Adolf Hitler đã được chào đón như người anh hùng khi ông ta tới thị trấn Wildenan.

CHỦ NGHĨA BÀI DO THÁI TRỖI DẬY

Hitler cùng Đảng Quốc xã của ông ta đổ tội cho người Do Thái và các công đoàn gây ra các vấn đề xã hội cho nước Đức, và bắt đầu truy bức họ. Bộ luật Nuremberg năm 1935 tước quyền công dân Đức của người Do Thái và cấm họ kết hôn với những người không phải Do Thái. Nhiều người Do Thái bị buộc phải sống trong các ghetto (khu dành riêng cho người Do Thái) và phải đeo một ngôi sao sáu cánh màu vàng để chứng tỏ họ là người Do Thái.

Vào một đêm mà sau này đi vào lịch sử với cái tên Kristallnacht (“Đêm kính vỡ”) vào tháng 11-1938, các thành viên Quốc xã đã đập phá nhà cửa và giáo đường của người Do Thái trên khắp nước Đức. Khoảng 30.000 người Do Thái bị bắt giữ, mở đầu một cuộc tàn sát người Do Thái trên quy mô lớn tại Đức. Trong bảy năm sau đó, sáu triệu người gồm người Do Thái, người Digan, người đồng tính và người da màu đã bị đưa vào các trại tập trung.

Dưới thời Hitler, hầu hết người Do Thái tại Đức bị buộc phải đeo một ngôi sao màu vàng để chứng tỏ họ là người Do Thái.

ĐỨC BÀNH TRƯỚNG QUÂN SỰ

Năm 1935, Đức hủy bỏ thỏa thuận hạn chế vũ trang mà Hiệp ước Versailles năm 1919 áp đặt đối với nước này. Năm 1936, quân Đức tiến vào Rhineland, khu vực của Đức bị phi quân sự hóa khi kết thúc Chiến tranh Thế giới I, rồi gia nhập liên minh với phát xít Italia và quân phiệt Nhật Bản. Quân Đức cũng can thiệp vào cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha bằng việc ủng hộ lực lượng phát xít do tướng Francisco Franco cầm đầu.

Khi Hitler lên nắm quyền, ông ta tìm cách tiêu diệt toàn bộ lực lượng đối lập. Trong số các biện pháp có việc kiểm duyệt sách, báo, đài phát thanh. Để ủng hộ Hitler, sinh viên và đảng viên Quốc xã đã đốt những cuốn sách bị cấm tại Berlin vào tháng 5-1933.

CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

1919 Friedrich Ebert trở thành Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Đức

1921 Adolf Hitler trở thành lãnh tụ Đảng Quốc xã

1925 Ebert qua đời; Hindenburg trở thành Tổng thống

1933 Hitler được bổ nhiệm làm Thủ tướng

1934 Hindenburg qua đời và Hitler trở thành Führer; nổ ra sự kiện “Đêm những con dao dài”

1935 Người Do Thái bị tước quyền công dân Đức

1936 Quân Đức tiến vào khu phi quân sự Rhineland; Đức liên minh với Italia và Nhật Bản

1938 Đức thôn tính Áo và Sudetenland

1939 Đức thôn tính Tiệp Khắc và xâm lược Ba Lan; Chiến tranh Thế giới II bắt đầu

Adolf Hitler đã lợi dụng tình hình kinh tế và xã hội bất ổn tại Đức trong thập niên 1920 để phát triển chủ nghĩa phát xít. Ông ta lên nắm quyền vào năm 1933.

Sau thất bại của Đức năm 1918, Vua Wilhelm II thoái vị và chạy sang Hà Lan. Đức trở thành một nước cộng hòa, và chính phủ mới đặt ở Weimar chứ không ở Berlin. Trong những năm 1919–1933, nước Đức được gọi là Cộng hòa Weimar. Sau cuộc bầu cử năm 1919, Friedrich Ebert, một người theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, trở thành tổng thống đầu tiên của nền cộng hòa này. Dưới sự lãnh đạo của ông, Cộng hòa Weimar chấp nhận các điều khoản khắc nghiệt của Hiệp ước Versailles. Trong những năm 1922–1923, Cộng hòa Weimar đã vài lần phải chống trả các âm mưu lật đổ, đầu tiên là của những người Bolshevik, sau đó là sức ép tài chính, rồi cuối cùng là một âm mưu chính trị, cầm đầu bởi một kẻ phát xít người Áo lúc đó còn ít ai biết đến là Adolf Hitler.

Ebert qua đời năm 1925. Thống chế Paul von Hindenburg, lúc đó đã 78 tuổi, trở thành người kế nhiệm. Đức gia nhập Hội Quốc Liên năm 1926. Tuy nhiên, cuộc Đại Suy thoái trên toàn thế giới vào đầu thập niên 1930 đã gây ra hàng loạt vấn đề xã hội lớn và khó khăn về tài chính tại nước Đức.

Cuộc bầu cử tiếp theo diễn ra vào năm 1932, vào lúc nước Đức đang trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, với nạn lạm phát trầm trọng và tỉ lệ thất nghiệp cao. Thống chế Hindenburg tái đắc cử tổng thống; còn Adolf Hitler, lúc đó đã là lãnh tụ của Đảng Quốc xã về nhì. Với việc những kẻ theo Hitler kích động bạo loạn và có nhiều hành động hăm dọa, Đảng Quốc xã đã giành được hầu hết số ghế trong Quốc hội Đức và Hindenburg phải miễn cưỡng bổ nhiệm Hitler làm thủ tướng vào tháng 1 năm 1933.

Khi tòa nhà Quốc hội Đức bị đốt cháy vào tháng 2, Hitler đã ban bố tình trạng khẩn cấp và kêu gọi tiến hành một cuộc bầu cử mới. Đến tháng 4-1933, Hitler đã giành được quyền lực tuyệt đối tại Đức và thiết lập chế độ độc đảng. Tiếp đó, nước Đức rút khỏi Hội Quốc Liên.

Vào một đêm tháng 6-1934, được gọi là “Đêm những con dao dài”, Hitler ra lệnh sát hại nhiều đối thủ của ông ta. Khi Hindenburg qua đời vào tháng 8, Hitler được bổ nhiệm làm lãnh tụ (Führer) của Đế chế thứ Ba. Ông ta bắt đầu phục thù cho sự nhục nhã mà các điều khoản trong Hiệp ước Versailles gây ra cho nước Đức và xây dựng nước Đức trở thành một đế quốc hùng mạnh.

Hitler cùng Đảng Quốc xã của ông ta đổ tội cho người Do Thái và các công đoàn gây ra các vấn đề xã hội cho nước Đức, và bắt đầu truy bức họ. Bộ luật Nuremberg năm 1935 tước quyền công dân Đức của người Do Thái và cấm họ kết hôn với những người không phải Do Thái. Nhiều người Do Thái bị buộc phải sống trong các ghetto (khu dành riêng cho người Do Thái) và phải đeo một ngôi sao sáu cánh màu vàng để chứng tỏ họ là người Do Thái.

Vào một đêm mà sau này đi vào lịch sử với cái tên Kristallnacht (“Đêm kính vỡ”) vào tháng 11-1938, các thành viên Quốc xã đã đập phá nhà cửa và giáo đường của người Do Thái trên khắp nước Đức. Khoảng 30.000 người Do Thái bị bắt giữ, mở đầu một cuộc tàn sát người Do Thái trên quy mô lớn tại Đức. Trong bảy năm sau đó, sáu triệu người gồm người Do Thái, người Digan, người đồng tính và người da màu đã bị đưa vào các trại tập trung.

Năm 1935, Đức hủy bỏ thỏa thuận hạn chế vũ trang mà Hiệp ước Versailles năm 1919 áp đặt đối với nước này. Năm 1936, quân Đức tiến vào Rhineland, khu vực của Đức bị phi quân sự hóa khi kết thúc Chiến tranh Thế giới I, rồi gia nhập liên minh với phát xít Italia và quân phiệt Nhật Bản. Quân Đức cũng can thiệp vào cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha bằng việc ủng hộ lực lượng phát xít do tướng Francisco Franco cầm đầu.

1919 Friedrich Ebert trở thành Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Đức

1921 Adolf Hitler trở thành lãnh tụ Đảng Quốc xã

1925 Ebert qua đời; Hindenburg trở thành Tổng thống

1933 Hitler được bổ nhiệm làm Thủ tướng

1934 Hindenburg qua đời và Hitler trở thành Führer; nổ ra sự kiện “Đêm những con dao dài”

1935 Người Do Thái bị tước quyền công dân Đức

1936 Quân Đức tiến vào khu phi quân sự Rhineland; Đức liên minh với Italia và Nhật Bản

1938 Đức thôn tính Áo và Sudetenland

1939 Đức thôn tính Tiệp Khắc và xâm lược Ba Lan; Chiến tranh Thế giới II bắt đầu

Chọn tập
Bình luận
× sticky