Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Người Hittite (1600–1200 TCN)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

NGƯỜI HITTITE (1600–1200 TCN)

Lãnh thổ Hittite thời cực thịnh, khoảng 1300 năm TCN. Về sau, người Hittite giao tranh với người Ai Cập, Assyria, Phrygia, và đế quốc của họ biến mất trong vòng chưa đầy một thế kỷ.

Vào khoảng năm 1650 TCN, một số thị quốc nhỏ đã thống nhất lại sau nhiều cuộc chiến tranh, dẫn đến sự ra đời vương quốc Hittite giàu có và hùng mạnh.

Người Hittite gồm nhiều bộ lạc và giao tiếp với nhau bằng sáu thứ tiếng. Một trong số đó là tiếng của người Hatti – những cư dân gốc của vùng Anatolia (tức Tiểu Á). Người Hittite được xem là những người đầu tiên biết chế tạo đồ sắt, một kim loại cứng hơn đồng điếu.

Tấm bia Hittite này được phát hiện ở Tiểu Á (Thổ Nhĩ Kỳ), mô tả cảnh một phụ nữ vừa xe chỉ vừa nói chuyện với một người sao chép bản thảo trong tư thế cầm bút và bảng đất sét.

ĐẾ QUỐC HITTITE

Người Hittite kiểm soát nguồn cung cấp sắt trong nhiều năm. Dân tộc hiếu chiến này đã biết dùng xe ngựa. Điều này tạo cho họ lợi thế lớn về quân sự. Vị thần đứng đầu trong số 1.000 vị thần được người Hittite thờ phụng là thần Bão tố. Năm 1595 TCN, người Hittite cướp phá Babylon, đẩy vương quốc này vào “thời kỳ đen tối”, dù sau đó họ lại rút về Anatolia. Dần dần, người Hittite chiếm Tiểu Á, Syria và Levant (nay là Li Băng), thách thức vị thế của người Assyria và Ai Cập trong khu vực.

Người Hittite tiếp thu thành tựu văn minh của các dân tộc khác, trong đó có chữ viết. Họ cũng du nhập ngựa từ Trung Quốc vào Trung Đông. Đàn ông Hittite có ảnh hưởng lớn trong xã hội; họ là những người giàu có, thường đi đó đi đây. Người Hittite phát triển thịnh vượng nhất vào khoảng năm 1300 TCN. Tuy nhiên, khi có thêm nhiều người di cư tới khu vực này thì thời kỳ suy thoái bắt đầu. Vương quốc Hittite vượt qua được nhiều mối đe dọa nhưng cuối cùng bị người Phrygia đến từ Balkan xâm chiếm. Từ đó, người Hittite không bao giờ được nhắc tới nữa, nhưng họ vẫn để lại ảnh hưởng lâu dài đối với các nước láng giềng.

Tác phẩm khắc đá Hittite này ở Yazilikaya mô tả thần hộ vệ Sharruma cùng với nữ thần Ishtar ở phía sau. Được thực hiện vào khoảng năm 1250 TCN.

Vào khoảng năm 1650 TCN, một số thị quốc nhỏ đã thống nhất lại sau nhiều cuộc chiến tranh, dẫn đến sự ra đời vương quốc Hittite giàu có và hùng mạnh.

Người Hittite gồm nhiều bộ lạc và giao tiếp với nhau bằng sáu thứ tiếng. Một trong số đó là tiếng của người Hatti – những cư dân gốc của vùng Anatolia (tức Tiểu Á). Người Hittite được xem là những người đầu tiên biết chế tạo đồ sắt, một kim loại cứng hơn đồng điếu.

Người Hittite kiểm soát nguồn cung cấp sắt trong nhiều năm. Dân tộc hiếu chiến này đã biết dùng xe ngựa. Điều này tạo cho họ lợi thế lớn về quân sự. Vị thần đứng đầu trong số 1.000 vị thần được người Hittite thờ phụng là thần Bão tố. Năm 1595 TCN, người Hittite cướp phá Babylon, đẩy vương quốc này vào “thời kỳ đen tối”, dù sau đó họ lại rút về Anatolia. Dần dần, người Hittite chiếm Tiểu Á, Syria và Levant (nay là Li Băng), thách thức vị thế của người Assyria và Ai Cập trong khu vực.

Người Hittite tiếp thu thành tựu văn minh của các dân tộc khác, trong đó có chữ viết. Họ cũng du nhập ngựa từ Trung Quốc vào Trung Đông. Đàn ông Hittite có ảnh hưởng lớn trong xã hội; họ là những người giàu có, thường đi đó đi đây. Người Hittite phát triển thịnh vượng nhất vào khoảng năm 1300 TCN. Tuy nhiên, khi có thêm nhiều người di cư tới khu vực này thì thời kỳ suy thoái bắt đầu. Vương quốc Hittite vượt qua được nhiều mối đe dọa nhưng cuối cùng bị người Phrygia đến từ Balkan xâm chiếm. Từ đó, người Hittite không bao giờ được nhắc tới nữa, nhưng họ vẫn để lại ảnh hưởng lâu dài đối với các nước láng giềng.

Chọn tập
Bình luận