Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Tây Ban Nha Chinh Phục Châu Mỹ (1519–1550)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

TÂY BAN NHA CHINH PHỤC CHÂU MỸ (1519–1550)

Những nhà thám hiểm và các binh sĩ Tây Ban Nha xâm chiếm Trung và Nam Mỹ được gọi là những “conquistador” (người chinh phục). Họ đã tiêu diệt các đế quốc Aztec và Inca.

Sau khi tàn phá đế quốc Aztec, Hernán Cortés trở về Tây Ban Nha và chết trong cảnh bần hàn.

Chẳng bao lâu sau khi các nhà hàng hải tìm ra châu Mỹ, các nhà thám hiểm, hay còn gọi là những người chinh phục, đã theo chân họ. Sau khi chiếm được nhiều đảo ở vùng biển Caribe, họ thám hiểm lục địa châu Mỹ với hy vọng tìm được kho báu. Vào năm 1519, khoảng 500 binh sĩ Tây Ban Nha do Hernán Cortés chỉ huy đã tới thành phố Tenochtitlán của người Aztec và được người Aztec chào đón. Người ta cho rằng hoàng đế Aztec là Montezuma II đã chờ đợi vị vua thần Quetzalcóatl trở lại, nên có thể ông ta đã tin rằng Cortés chính là Quetzalcóatl. Người Tây Ban Nha lừa gạt người Aztec, bắt Montezuma và Cortés thế chỗ ông vua này cai trị người Aztec. Khi Cortés rời thành Tenochtitlán, người Aztec nổi dậy đánh bại những người Tây Ban Nha còn lại. Sau đó, với sự giúp đỡ của một người thông dịch, Cortés đã giành được sự ủng hộ của các bộ lạc láng giềng từng bị người Aztec xâm lược. Năm 1521, Cortés trở lại thành phố Tenochtitlán cùng một đội quân bản xứ và phá hủy thành phố này.

Francisco Pizarro tiến vào đế quốc Inca năm 1532. Trước khi bị giết năm 1541, ông đã thành lập thành phố Lima.

ĐẾ QUỐC INCA CHẤM DỨT TỒN TẠI

Một người chinh phục khác là Francisco Pizarro đã đổ bộ tới Peru năm 1532 và tìm cách chinh phục người Inca. Lúc đó ở Inca đang diễn ra nội chiến giữa những người con trai của Huayna Capac là Huascar và Atahualpa. Atahualpa giết Huascar với sự giúp đỡ của người Tây Ban Nha, nhưng sau đó chính Atahualpa lại bị Pizarro xử tử. Người Inca nhanh chóng đầu hàng và đến năm 1533, đế quốc Inca rộng lớn rơi vào tay người Tây Ban Nha.

Lúc đầu, hoàng đế Montezuma hoan nghênh Cortés tới Tenochtitlán và tặng cho ông ta rất nhiều quà. Thiện chí này chẳng bao lâu đã tắt ngấm khi những người Tây Ban Nha đoạt được quyền lực. Rốt cuộc, hầu hết người Aztec đều chết vì những căn bệnh mà người nước ngoài mang đến.
VỤ BẮT ATAHUALPA: Năm 1532, trong tay chỉ có 159 lính, Pizarro đã bắt cóc được thủ lĩnh của người Inca là Atahualpa dù phải đối phó với đội quân Inca đông đảo. Atahualpa được người Inca coi như thần linh, nên việc này chứng tỏ Pizarro còn mạnh hơn cả các thần. Người Inca nhanh chóng đầu hàng và Atahualpa bị xử tử. Giống như người Aztec, người Inca bị người Tây Ban Nha khuất phục bằng cách lừa gạt và cả một nền văn minh của họ bị tiêu vong.

Những nhà thám hiểm và các binh sĩ Tây Ban Nha xâm chiếm Trung và Nam Mỹ được gọi là những “conquistador” (người chinh phục). Họ đã tiêu diệt các đế quốc Aztec và Inca.

Chẳng bao lâu sau khi các nhà hàng hải tìm ra châu Mỹ, các nhà thám hiểm, hay còn gọi là những người chinh phục, đã theo chân họ. Sau khi chiếm được nhiều đảo ở vùng biển Caribe, họ thám hiểm lục địa châu Mỹ với hy vọng tìm được kho báu. Vào năm 1519, khoảng 500 binh sĩ Tây Ban Nha do Hernán Cortés chỉ huy đã tới thành phố Tenochtitlán của người Aztec và được người Aztec chào đón. Người ta cho rằng hoàng đế Aztec là Montezuma II đã chờ đợi vị vua thần Quetzalcóatl trở lại, nên có thể ông ta đã tin rằng Cortés chính là Quetzalcóatl. Người Tây Ban Nha lừa gạt người Aztec, bắt Montezuma và Cortés thế chỗ ông vua này cai trị người Aztec. Khi Cortés rời thành Tenochtitlán, người Aztec nổi dậy đánh bại những người Tây Ban Nha còn lại. Sau đó, với sự giúp đỡ của một người thông dịch, Cortés đã giành được sự ủng hộ của các bộ lạc láng giềng từng bị người Aztec xâm lược. Năm 1521, Cortés trở lại thành phố Tenochtitlán cùng một đội quân bản xứ và phá hủy thành phố này.

Một người chinh phục khác là Francisco Pizarro đã đổ bộ tới Peru năm 1532 và tìm cách chinh phục người Inca. Lúc đó ở Inca đang diễn ra nội chiến giữa những người con trai của Huayna Capac là Huascar và Atahualpa. Atahualpa giết Huascar với sự giúp đỡ của người Tây Ban Nha, nhưng sau đó chính Atahualpa lại bị Pizarro xử tử. Người Inca nhanh chóng đầu hàng và đến năm 1533, đế quốc Inca rộng lớn rơi vào tay người Tây Ban Nha.

Chọn tập
Bình luận