Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Trung Hoa: Nhà Hán (202 TCN–220 CN)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

TRUNG HOA: NHÀ HÁN (202 TCN–220 CN)

Nhà Hán là triều đại đầu tiên của đế quốc Trung Hoa thống nhất tồn tại trong một khoảng thời gian dài. Trung Hoa thời Hán phát triển thịnh vượng và ổn định, là một ví dụ tiêu biểu về nền văn minh.

Tượng người cưỡi ngựa bằng gốm này được làm ở Trung Quốc thời nhà Hán vào khoảng năm 80 TCN. Khoảng trước năm 300 CN, bàn đạp vẫn chưa được du nhập vào Trung Quốc.

Trong bốn thế kỷ từ năm 202 TCN đến năm 220 CN, Trung Hoa do các hoàng đế nhà Hán cai trị. Họ khoan dung và kiên nhẫn hơn so với các hoàng đế nhà Tần. Nhà Hán thực hành các nguyên tắc pháp luật và cai trị công bằng theo Khổng giáo (Nho giáo).

TIỀN HÁN

Nhà Hán do Lưu Bang, một người thuộc tầng lớp thường dân, sáng lập. Ông được lòng dân vì đã nới lỏng các luật lệ hà khắc, giảm thuế và khoan dung với họ. Nhà Hán đặt kinh đô ở Trường An; 100 năm sau Trường An trở thành thành phố lớn nhất thế giới. Kinh đô này là một đầu của Con đường Tơ lụa, giúp Trung Hoa có hoạt động buôn bán vươn đến tận Ba Tư và La Mã. Trung Hoa thời nhà Hán tự coi mình là “Trung Quốc”, nghĩa là trung tâm của thế giới. Đất nước này phát triển vượt bậc về văn hóa, của cải và cả kiến thức. Vào thời gian này, Trung Hoa rộng lớn và phát triển như đế quốc La Mã. Người Hán áp dụng chế độ cai trị của những công chức có học thức cao, gọi là quan lại. Những người muốn làm quan phải tham dự một kỳ thi về các tác phẩm của Khổng Tử.

Bức tượng một người quyền quý ngồi xe ngựa này tìm thấy trong mộ một vị võ quan đời Hán. Có lẽ nó được đúc vào khoảng năm 100 CN.

HÁN VŨ ĐẾ

Hán Vũ Đế trị vì Trung Quốc trong 55 năm, bắt đầu từ năm 141 TCN. Ông đã sáp nhập vào đế quốc của mình một phần Trung Á, Triều Tiên và phần lớn miền Nam Trung Quốc. Ông mất nhiều công sức và tiền của để đánh lui quân Hung Nô đến từ Mông Cổ. Vũ Đế cải tạo bộ máy quan quyền, xây dựng trường học, kênh rạch, thành phố, các công trình kiến trúc và khuyến khích quan hệ với nước ngoài. Đạo Phật được truyền bá vào Trung Quốc trong giai đoạn đỉnh cao này.

Các chiến binh Hán trong chiến trận. Do không có bàn đạp nên người cưỡi ngựa ở cả hai phe đều dễ ngã khi đánh giáp lá cà.
Các vị quan đại diện cho hoàng đế luôn được đối đãi rất mực cung kính. Họ di chuyển từ địa phương này tới địa phương khác một cách nhanh chóng nhờ có các trạm nghỉ cung cấp ngựa mới ở dọc đường.
Hán Quang Vũ Đế lên ngôi nhà Hậu Hán (hay Đông Hán) trị vì từ năm 25 đến 57 CN.

VƯƠNG MÃNG

Sang thế kỷ tiếp theo, triều đình nhà Hán suy yếu trong khi tầng lớp quý tộc lại mạnh lên hơn bao giờ hết. Một quan cận thần tên là Vương Mãng đã nổi loạn, tiếm ngôi vua và cai trị Trung Quốc từ năm 9 đến năm 23 CN. Vương Mãng đã áp dụng nhiều biện pháp cải cách, bênh vực dân chúng trước giới địa chủ và quý tộc, sửa đổi quyền sở hữu đất và hệ thống pháp luật. Cuối cùng, giới quý tộc lật đổ Vương Mãng và nhà Hán được khôi phục.

HẬU HÁN

Người Hán làm ra những đồ vật từ gỗ, sơn mài và lụa rất tinh tế. Họ cũng có nhiều sách để thay thế cho các sách vở bị nhà Tần thiêu hủy. Các nhà phát minh Trung Hoa đã vượt xa phần còn lại của thế giới. Phát minh về giấy của họ phải nhiều thế kỷ sau mới phổ biến ở phương Tây. Nhiều đô thị do họ xây dựng vừa tao nhã vừa rộng lớn. Tuy nhiên, dân số phát triển, các cuộc khởi nghĩa của nông dân nghèo không có ruộng đất nổ ra thường xuyên. Các man tộc lại tấn công các vùng biên ải, các tướng lĩnh nắm quyền kiểm soát quân đội. Hoàng đế cuối cùng của nhà Hán phải thoái vị vào năm 220 CN và đế quốc bị tan rã.

Phố xá Trung Quốc thời Hán rất tấp nập. Các con đường đất đầy xe bò, xe ngựa và người buôn bán. Thợ thủ công, người viết thuê, người kể chuyện và thầy bói cũng hành nghề náo nhiệt ở ngoài trời.

Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com

Nhà Hán là triều đại đầu tiên của đế quốc Trung Hoa thống nhất tồn tại trong một khoảng thời gian dài. Trung Hoa thời Hán phát triển thịnh vượng và ổn định, là một ví dụ tiêu biểu về nền văn minh.

Trong bốn thế kỷ từ năm 202 TCN đến năm 220 CN, Trung Hoa do các hoàng đế nhà Hán cai trị. Họ khoan dung và kiên nhẫn hơn so với các hoàng đế nhà Tần. Nhà Hán thực hành các nguyên tắc pháp luật và cai trị công bằng theo Khổng giáo (Nho giáo).

Nhà Hán do Lưu Bang, một người thuộc tầng lớp thường dân, sáng lập. Ông được lòng dân vì đã nới lỏng các luật lệ hà khắc, giảm thuế và khoan dung với họ. Nhà Hán đặt kinh đô ở Trường An; 100 năm sau Trường An trở thành thành phố lớn nhất thế giới. Kinh đô này là một đầu của Con đường Tơ lụa, giúp Trung Hoa có hoạt động buôn bán vươn đến tận Ba Tư và La Mã. Trung Hoa thời nhà Hán tự coi mình là “Trung Quốc”, nghĩa là trung tâm của thế giới. Đất nước này phát triển vượt bậc về văn hóa, của cải và cả kiến thức. Vào thời gian này, Trung Hoa rộng lớn và phát triển như đế quốc La Mã. Người Hán áp dụng chế độ cai trị của những công chức có học thức cao, gọi là quan lại. Những người muốn làm quan phải tham dự một kỳ thi về các tác phẩm của Khổng Tử.

Hán Vũ Đế trị vì Trung Quốc trong 55 năm, bắt đầu từ năm 141 TCN. Ông đã sáp nhập vào đế quốc của mình một phần Trung Á, Triều Tiên và phần lớn miền Nam Trung Quốc. Ông mất nhiều công sức và tiền của để đánh lui quân Hung Nô đến từ Mông Cổ. Vũ Đế cải tạo bộ máy quan quyền, xây dựng trường học, kênh rạch, thành phố, các công trình kiến trúc và khuyến khích quan hệ với nước ngoài. Đạo Phật được truyền bá vào Trung Quốc trong giai đoạn đỉnh cao này.

Sang thế kỷ tiếp theo, triều đình nhà Hán suy yếu trong khi tầng lớp quý tộc lại mạnh lên hơn bao giờ hết. Một quan cận thần tên là Vương Mãng đã nổi loạn, tiếm ngôi vua và cai trị Trung Quốc từ năm 9 đến năm 23 CN. Vương Mãng đã áp dụng nhiều biện pháp cải cách, bênh vực dân chúng trước giới địa chủ và quý tộc, sửa đổi quyền sở hữu đất và hệ thống pháp luật. Cuối cùng, giới quý tộc lật đổ Vương Mãng và nhà Hán được khôi phục.

Người Hán làm ra những đồ vật từ gỗ, sơn mài và lụa rất tinh tế. Họ cũng có nhiều sách để thay thế cho các sách vở bị nhà Tần thiêu hủy. Các nhà phát minh Trung Hoa đã vượt xa phần còn lại của thế giới. Phát minh về giấy của họ phải nhiều thế kỷ sau mới phổ biến ở phương Tây. Nhiều đô thị do họ xây dựng vừa tao nhã vừa rộng lớn. Tuy nhiên, dân số phát triển, các cuộc khởi nghĩa của nông dân nghèo không có ruộng đất nổ ra thường xuyên. Các man tộc lại tấn công các vùng biên ải, các tướng lĩnh nắm quyền kiểm soát quân đội. Hoàng đế cuối cùng của nhà Hán phải thoái vị vào năm 220 CN và đế quốc bị tan rã.

Chọn tập
Bình luận
× sticky