Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Ireland (1800–1913)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

IRELAND (1800–1913)

Những hạn chế về tự do buôn bán do Anh đề ra đã ảnh hưởng tai hại đến người Ireland (Ai-len), khi dịch bệnh tàn phá vụ mùa cây lương thực chính của họ. Một triệu người chết và một triệu người phải di cư.

Daniel O’Connell (1775–1847) là một người đấu tranh cho quyền lợi của người Thiên Chúa giáo ở Anh. Ông là người Ireland Thiên Chúa giáo đầu tiên được bầu vào Nghị viện Anh và hoạt động trong Nghị viện vào những năm 1829–1847.

Hầu hết người Ireland sống nhờ canh tác trên các mảnh đất nhỏ thuê được hoặc làm việc tại các điền trang lớn cho địa chủ người Anh ở Ireland. Họ ít khi đủ ăn. Khoảng một nửa trong số họ hầu như chỉ sống bằng khoai tây. Các đạo luật về ngũ cốc của Anh khiến giá lúa mì luôn cao vì bất kỳ loại lúa mì nhập khẩu nào cũng bị đánh thuế. Các địa chủ người Anh có thế lực ở Ireland ủng hộ các đạo luật này, vì họ thu được những khoản lợi nhuận lớn từ số lúa mì trồng trên đất của họ ở Ireland và được bán ở Anh. Nếu lương thực chính của người Ireland là khoai tây bị thất bát, họ không thể mua ngũ cốc từ bất kỳ nơi nào khác vì các loại thuế nhập khẩu.

Nông dân Ireland làm thuê bị phá sản khi khoai tây họ trồng bị bệnh nấm tàn rụi vào năm 1845. Vụ mùa thất bát và họ không thể trả tiền thuê đất. Nhiều nông dân và gia đình họ bị chết đói.

Thảm họa xảy ra vào hai năm 1845 và 1846, khi cây khoai tây mất mùa do một bệnh nấm gây tàn thối. Mặc dù Ireland trồng đủ ngũ cốc để nuôi sống người dân ở đây nhưng người Ireland vẫn không có gì ăn bởi hầu hết những thứ họ trồng đều bị đưa sang Anh. Vì các đạo luật về ngũ cốc mà người Ireland không thể nhập khẩu ngũ cốc giá rẻ từ nước ngoài vì bị đánh thuế. Khi khoai tây mất mùa, họ không có cây lương thực nào khác để thay thế và nhiều người bị chết đói.

Ngày 6-5-1882, tại công viên Phoenix ở Dublin, bộ trưởng người Ireland là Huân tước Frederick Cavendish và viên thứ trưởng của ông là T. H. Burke đã bị những người Ireland theo chủ nghĩa dân tộc đâm chết. Năm người sau đó bị treo cổ vì tội này.

PHẢN ỨNG CỦA NGƯỜI ANH

Thủ tướng Anh, Quý ông Robert Peel đã hủy bỏ các đạo luật về ngũ cốc, nhờ thế mà giá bánh mì hạ dần. Nhưng như vậy vẫn không kịp cứu nhiều người Ireland. Khoảng một triệu người đã chết và một triệu người rời bỏ quê hương di cư đi nơi khác. Nạn đói do mất mùa khoai tây đã làm tăng lòng thù hận của người Ireland đối với người Anh. Năm 1870, người Ireland bắt đầu đòi có Nghị viện riêng của mình. Trước đó, họ từng có Nghị viện, nhưng đã bị bãi bỏ từ năm 1801.

Phần lớn người Ireland sống vất vả với số lương thực ít ỏi và không có tiện nghi. Nhà của họ thường trông chẳng khác mấy so với chuồng nuôi gia súc của các địa chủ người Anh ở Ireland.
Trong thời gian xảy ra nạn đói vì mất mùa khoai tây, nhiều người Ireland phải lựa chọn giữa hai khả năng: hoặc có nguy cơ bị chết đói, hoặc phải rời bỏ đất nước. Khoảng một triệu người chết đói và một triệu người đã di cư trong vòng năm năm sau đó, hầu hết là sang các xứ Anh, Scotland và Wales, cũng như tới Mỹ. Ước tính dịch thương hàn năm 1846–1847 cũng khiến 350.000 người Ireland thiệt mạng.
Charles Stewart Parnell là thủ lĩnh của lực lượng dân tộc chủ nghĩa Ireland trong Nghị viện Anh. Ông đã lãnh đạo cuộc đấu tranh đòi quyền tự trị cho Ireland và ủng hộ Liên đoàn Ruộng đất – tổ chức đòi chia đất đai cho nông dân Ireland.

CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO IRELAND

Yêu sách của các nhà chính trị Ireland, đặc biệt là của Charles Parnell (1846–1891), ngày càng vang lên mạnh mẽ trong Nghị viện Anh. Parnell tham gia Nghị viện năm 1875 và trở thành chủ tịch đảng Liên đoàn Ruộng đất Ireland vào năm 1879. Đảng của ông yêu cầu giảm giá thuê đất, phản đối việc đuổi người nông dân làm thuê. Các nhà chính trị Ireland cùng với sức mạnh tinh thần của quần chúng đã đạt được một số cải cách về luật pháp, đặc biệt là những cải cách liên quan tới quyền sở hữu đất.

Tổ chức Huynh đệ Cộng hòa Ireland, hay còn gọi là phong trào Fenian, do James Stephens (1825–1901) sáng lập vào năm 1858. Đây là một tổ chức muốn thành lập một nước cộng hòa Ireland.

Tuy vậy, những cải cách này vẫn chưa đủ để làm người Ireland hài lòng với sự cai trị của người Anh. Hầu như tất thảy người Ireland đều muốn được tự trị. Hai dự luật về tự trị được đưa ra vào các năm 1886 và 1893 nhưng không được thông qua, và cuối cùng đến năm 1912, Nghị viện Anh mới thông qua dự luật tự trị thứ ba. Nhưng luật này cũng không được thi hành vì Chiến tranh Thế giới I bùng nổ vào năm 1914.

Các thành viên thuộc tổ chức Fenian đôi khi phải sử dụng bạo lực tại Anh. Năm 1867, họ tấn công một xe cảnh sát ở Manchester để giải cứu đồng chí của mình.

CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

1801 Anh bãi bỏ Nghị viện Ireland

1829 Daniel O’Connell vào Nghị viện Anh

1845 Vụ mất mùa khoai tây thứ nhất dẫn tới nạn đói tràn lan

1846 Vụ mất mùa khoai tây thứ hai gây nạn đói trầm trọng

1846 Dịch thương hàn làm 350.000 người Ireland thiệt mạng

1875 Charles Parnell vào Nghị viện Anh

1879 Parnell trở thành chủ tịch Liên đoàn Ruộng đất

1912 Dự luật tự trị thứ ba được thông qua nhưng không được ban hành

Những hạn chế về tự do buôn bán do Anh đề ra đã ảnh hưởng tai hại đến người Ireland (Ai-len), khi dịch bệnh tàn phá vụ mùa cây lương thực chính của họ. Một triệu người chết và một triệu người phải di cư.

Hầu hết người Ireland sống nhờ canh tác trên các mảnh đất nhỏ thuê được hoặc làm việc tại các điền trang lớn cho địa chủ người Anh ở Ireland. Họ ít khi đủ ăn. Khoảng một nửa trong số họ hầu như chỉ sống bằng khoai tây. Các đạo luật về ngũ cốc của Anh khiến giá lúa mì luôn cao vì bất kỳ loại lúa mì nhập khẩu nào cũng bị đánh thuế. Các địa chủ người Anh có thế lực ở Ireland ủng hộ các đạo luật này, vì họ thu được những khoản lợi nhuận lớn từ số lúa mì trồng trên đất của họ ở Ireland và được bán ở Anh. Nếu lương thực chính của người Ireland là khoai tây bị thất bát, họ không thể mua ngũ cốc từ bất kỳ nơi nào khác vì các loại thuế nhập khẩu.

Thảm họa xảy ra vào hai năm 1845 và 1846, khi cây khoai tây mất mùa do một bệnh nấm gây tàn thối. Mặc dù Ireland trồng đủ ngũ cốc để nuôi sống người dân ở đây nhưng người Ireland vẫn không có gì ăn bởi hầu hết những thứ họ trồng đều bị đưa sang Anh. Vì các đạo luật về ngũ cốc mà người Ireland không thể nhập khẩu ngũ cốc giá rẻ từ nước ngoài vì bị đánh thuế. Khi khoai tây mất mùa, họ không có cây lương thực nào khác để thay thế và nhiều người bị chết đói.

Thủ tướng Anh, Quý ông Robert Peel đã hủy bỏ các đạo luật về ngũ cốc, nhờ thế mà giá bánh mì hạ dần. Nhưng như vậy vẫn không kịp cứu nhiều người Ireland. Khoảng một triệu người đã chết và một triệu người rời bỏ quê hương di cư đi nơi khác. Nạn đói do mất mùa khoai tây đã làm tăng lòng thù hận của người Ireland đối với người Anh. Năm 1870, người Ireland bắt đầu đòi có Nghị viện riêng của mình. Trước đó, họ từng có Nghị viện, nhưng đã bị bãi bỏ từ năm 1801.

Yêu sách của các nhà chính trị Ireland, đặc biệt là của Charles Parnell (1846–1891), ngày càng vang lên mạnh mẽ trong Nghị viện Anh. Parnell tham gia Nghị viện năm 1875 và trở thành chủ tịch đảng Liên đoàn Ruộng đất Ireland vào năm 1879. Đảng của ông yêu cầu giảm giá thuê đất, phản đối việc đuổi người nông dân làm thuê. Các nhà chính trị Ireland cùng với sức mạnh tinh thần của quần chúng đã đạt được một số cải cách về luật pháp, đặc biệt là những cải cách liên quan tới quyền sở hữu đất.

Tuy vậy, những cải cách này vẫn chưa đủ để làm người Ireland hài lòng với sự cai trị của người Anh. Hầu như tất thảy người Ireland đều muốn được tự trị. Hai dự luật về tự trị được đưa ra vào các năm 1886 và 1893 nhưng không được thông qua, và cuối cùng đến năm 1912, Nghị viện Anh mới thông qua dự luật tự trị thứ ba. Nhưng luật này cũng không được thi hành vì Chiến tranh Thế giới I bùng nổ vào năm 1914.

1801 Anh bãi bỏ Nghị viện Ireland

1829 Daniel O’Connell vào Nghị viện Anh

1845 Vụ mất mùa khoai tây thứ nhất dẫn tới nạn đói tràn lan

1846 Vụ mất mùa khoai tây thứ hai gây nạn đói trầm trọng

1846 Dịch thương hàn làm 350.000 người Ireland thiệt mạng

1875 Charles Parnell vào Nghị viện Anh

1879 Parnell trở thành chủ tịch Liên đoàn Ruộng đất

1912 Dự luật tự trị thứ ba được thông qua nhưng không được ban hành

Chọn tập
Bình luận
× sticky