Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Benin Và Zimbabwe (1100–1480)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

Thời Trung đại, có bốn vương quốc chính phát triển thịnh vượng ở châu Phi là Mali (sau này bị Songhai thôn tính), Ethiopia, Benin và Zimbabwe.

BENIN VÀ ZIMBABWE (1100–1480)

Benin là một vương quốc tiến bộ ở vùng rừng nhiệt đới Tây Phi. Zimbabwe là một trung tâm khai thác vàng ở vùng thảo nguyên Đông Nam châu Phi.

Chiếc mặt nạ bằng ngà sống động này thể hiện một oba của Benin. Nhà vua thường đeo mặt nạ ở thắt lưng trong các dịp nghi lễ.

Benin nằm ở vị trí mà nay là vùng Đông Nam Nigeria. Đó là vương quốc tồn tại lâu đời nhất trong số các vương quốc ở vùng rừng nhiệt đới Tây Phi. Thủ đô của Benin là thành phố Benin được xây dựng vào khoảng năm 900, phát triển thịnh vượng nhất vào thế kỷ XV. Thành phố này có các con phố rộng với những ngôi nhà gỗ bề thế nằm dọc hai bên, bao quanh bởi một bức tường thành dài 40 km. Cung điện của oba (nhà vua) được trang hoàng lộng lẫy bằng nhiều bức phù điêu bằng đồng điếu và những phiến tranh khắc. Các thương gia của thành phố tấp nập buôn bán vải, ngà voi, kim loại (nhất là đồng điếu), dầu cọ và hạt tiêu. Người Benin nổi tiếng về nền nghệ thuật của họ, đặc biệt là các tác phẩm điêu khắc dùng chất liệu gốm, ngà hoặc đồng điếu.

Benin trở nên phồn thịnh dưới thời cai trị của Eware Đại vương (1440–1473). Ông đã hiện đại hóa và mở rộng lãnh thổ vương quốc. Các quốc gia châu Phi khi đánh nhau thường bắt tù binh làm nô lệ nhưng Benin không làm như vậy, nên khi người Bồ Đào Nha bắt đầu mua nô lệ từ Tây Phi ở thế kỷ XVI, Benin không tham gia vào hoạt động buôn bán nô lệ. Điều đó đã bảo vệ Benin trước quá trình thực dân hóa của châu Âu cho đến tận năm 1897.

Nhiều dân tộc ở Tây Phi sống thành bộ lạc trong những ngôi làng, chăn nuôi gia súc và trồng cây lương thực. Vùng thảo nguyên Trung Phi (trong hình) có môi trường rất khác biệt so với những cánh rừng nhiệt đới ở miền Tây.
Ngày nay vẫn có thể nhìn thấy tàn tích của bức tường lớn ở vị trí của thành Đại Zimbabwe trước kia.

ZIMBABWE

Zimbabwe phát triển thịnh vượng nhờ có trữ lượng lớn đồng và vàng. Phần lớn số đồng và vàng được khai thác từ hơn một nghìn khu mỏ được các thương gia Arập ở bờ biển miền Đông mua từ thế kỷ X trở đi. Họ xây dựng các đô thị ở miền Nam châu Phi, và Zimbabwe rất nổi tiếng về thành phố cung điện Đại Zimbabwe có tường thành bao quanh, được xây từ năm 1100 đến năm 1400. Tuy nhiên, người ta biết rất ít về người Zimbabwe. Họ không phải là những chiến binh cừ khôi, cho nên Zimbabwe không dùng biện pháp quân sự để mở rộng lãnh thổ.

Đây là bức tượng đầu một oni (vua) của vương quốc Ife đúc bằng đồng từ thế kỷ XIV. Nhà vua đội chiếc khăn của một vị thần biển. Ife là một vương quốc từng giáp giới với Benin.

Khoảng năm 1450, Zimbabwe bị sáp nhập vào vương quốc Rozvi (Mwenemutapa) của người Shona, gọi theo tên một đại thủ lĩnh là Mwene Mutapa. Vương quốc của các chiến binh này kiểm soát hầu hết những vùng ngày nay là Zimbabwe và Mozambique. Họ tiếp tục buôn bán vàng và đồng với người Arập và nhờ đó trở nên giàu có. Tình hình thay đổi từ khi người Bồ Đào Nha muốn giành quyền kiểm soát các mỏ vàng và đồng. Vương quốc Rozvi đã chiến đấu chống lại điều này trong một thời gian, nhưng đến năm 1629 thì các mỏ đều rơi vào tay người Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, vương quốc Rozvi vẫn tồn tại cho đến những năm 1830.

ĐẠI ZIMBABWE: Một bí ẩn hấp dẫn của châu Phi là thành phố Đại Zimbabwe có tường bao quanh. Tên của thành phố này được lấy làm tên quốc gia Zimbabwe ngày nay. Các công trình bằng đá kiên cố trong thành phố được xây từ các khối đá granit trong thời gian từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV, nhưng không ai biết tại sao và do ai xây nên. Từ zimbabwe nghĩa là vùng đất có tường đá vây quanh, hiện diện rất nhiều ở Đông Nam châu Phi, nhưng Đại Zimbabwe là khu vực rộng lớn nhất.

Benin là một vương quốc tiến bộ ở vùng rừng nhiệt đới Tây Phi. Zimbabwe là một trung tâm khai thác vàng ở vùng thảo nguyên Đông Nam châu Phi.

Benin nằm ở vị trí mà nay là vùng Đông Nam Nigeria. Đó là vương quốc tồn tại lâu đời nhất trong số các vương quốc ở vùng rừng nhiệt đới Tây Phi. Thủ đô của Benin là thành phố Benin được xây dựng vào khoảng năm 900, phát triển thịnh vượng nhất vào thế kỷ XV. Thành phố này có các con phố rộng với những ngôi nhà gỗ bề thế nằm dọc hai bên, bao quanh bởi một bức tường thành dài 40 km. Cung điện của oba (nhà vua) được trang hoàng lộng lẫy bằng nhiều bức phù điêu bằng đồng điếu và những phiến tranh khắc. Các thương gia của thành phố tấp nập buôn bán vải, ngà voi, kim loại (nhất là đồng điếu), dầu cọ và hạt tiêu. Người Benin nổi tiếng về nền nghệ thuật của họ, đặc biệt là các tác phẩm điêu khắc dùng chất liệu gốm, ngà hoặc đồng điếu.

Benin trở nên phồn thịnh dưới thời cai trị của Eware Đại vương (1440–1473). Ông đã hiện đại hóa và mở rộng lãnh thổ vương quốc. Các quốc gia châu Phi khi đánh nhau thường bắt tù binh làm nô lệ nhưng Benin không làm như vậy, nên khi người Bồ Đào Nha bắt đầu mua nô lệ từ Tây Phi ở thế kỷ XVI, Benin không tham gia vào hoạt động buôn bán nô lệ. Điều đó đã bảo vệ Benin trước quá trình thực dân hóa của châu Âu cho đến tận năm 1897.

Zimbabwe phát triển thịnh vượng nhờ có trữ lượng lớn đồng và vàng. Phần lớn số đồng và vàng được khai thác từ hơn một nghìn khu mỏ được các thương gia Arập ở bờ biển miền Đông mua từ thế kỷ X trở đi. Họ xây dựng các đô thị ở miền Nam châu Phi, và Zimbabwe rất nổi tiếng về thành phố cung điện Đại Zimbabwe có tường thành bao quanh, được xây từ năm 1100 đến năm 1400. Tuy nhiên, người ta biết rất ít về người Zimbabwe. Họ không phải là những chiến binh cừ khôi, cho nên Zimbabwe không dùng biện pháp quân sự để mở rộng lãnh thổ.

Khoảng năm 1450, Zimbabwe bị sáp nhập vào vương quốc Rozvi (Mwenemutapa) của người Shona, gọi theo tên một đại thủ lĩnh là Mwene Mutapa. Vương quốc của các chiến binh này kiểm soát hầu hết những vùng ngày nay là Zimbabwe và Mozambique. Họ tiếp tục buôn bán vàng và đồng với người Arập và nhờ đó trở nên giàu có. Tình hình thay đổi từ khi người Bồ Đào Nha muốn giành quyền kiểm soát các mỏ vàng và đồng. Vương quốc Rozvi đã chiến đấu chống lại điều này trong một thời gian, nhưng đến năm 1629 thì các mỏ đều rơi vào tay người Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, vương quốc Rozvi vẫn tồn tại cho đến những năm 1830.

Chọn tập
Bình luận
× sticky