Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.
Sự truyền bá kiến thức từ Trung Quốc và các nước Hồi giáo đã dẫn đến một trào lưu say mê học vấn mới lan khắp châu Âu thời Trung đại.
Người Trung Hoa, Ấn Độ và Arập vẫn tiến xa hơn phần còn lại của thế giới trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. Quân Thập Tự từ Palestine trở về châu Âu đã mang theo kiến thức của người Arập về y học, kỹ thuật, thiên văn học và toán học. Các thị quốc Venice và Genoa, vốn chịu ảnh hưởng của châu Á thông qua hoạt động buôn bán, thường tiếp nhận những kiến thức này trước tiên. Nhà toán học vĩ đại người Italia Fibonacci đã lấy kiến thức thu thập được từ các văn bản của người Arập làm cơ sở cho công trình nghiên cứu của mình. Ở Anh, một trong những nhà khoa học đầu tiên của phương Tây là Roger Bacon đã nảy sinh ý tưởng về phản xạ và khúc xạ dựa trên các công trình đến từ nước Tây Ban Nha theo Hồi giáo và Ai Cập.
IN ẤN
Từ Arập, bí quyết làm giấy được phổ biến sang châu Âu vào cuối thời kỳ này. Người Triều Tiên, người Trung Hoa cũng phát minh phương pháp in bằng bản khắc chữ rời. Sau đó kỹ thuật này cũng phát triển ở châu Âu, mở ra một cuộc cách mạng tri thức. Tuy vậy, gần như trong toàn bộ thời kỳ này, sách vẫn được chép tay và hầu hết người châu Âu vẫn chưa biết đọc.
NHỮNG TIẾN BỘ Ở TRUNG QUỐC
Chữ viết và giáo dục của Trung Quốc rất tiến bộ, các môn y học, toán học và các khoa học khác của Trung Quốc đã có nền tảng vững chắc. Những người tham gia bộ máy cai trị, gọi là tầng lớp quan lại, phải thực sự là những người uyên thâm. Điều đó giúp những ngành khoa học và kỹ thuật của Trung Quốc đạt nhiều tiến bộ. Người Mông Cổ cũng mang đến đây những tư tưởng nước ngoài mà sau này rất có lợi cho Trung Quốc thời nhà Minh.
TRUYỀN BÁ KIẾN THỨC
Tinh thần ham học hỏi những kiến thức mới lạ biểu hiện ở khắp nơi. Người Arập học từ phương Đông và người châu Âu học từ người Arập. Khi những người phương Tây đầu tiên, chẳng hạn như Marco Polo (người Venice) tới phương Đông, họ mang theo tư tưởng châu Âu. Châu Âu tiếp nhận thêm nhiều kiến thức từ Hy Lạp cổ đại sau khi nhiều học giả phải chạy khỏi Constantinople sang Italia vì đế quốc Byzantine sụp đổ. Khi đô đốc Trịnh Hòa đáp thuyền từ Trung Quốc tới Ấn Độ, xứ Arập và châu Phi, ông dẫn theo các học giả và những người sưu tầm để thu thập các vật dụng và thông tin ở những nơi họ ghé qua.
CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH
1100 Quân Thập Tự mang theo những kiến thức của người Arập về châu Âu
1202 Nhà toán học Italia Fibonacci viết về hệ số đếm Hindu-Arập
1260 Roger Bacon (Anh) mô tả các định luật phản xạ và khúc xạ
1275 Cuộc giải phẫu cơ thể người được thực hiện lần đầu tiên
1397 Kỹ thuật in bản khắc chữ rời ra đời ở Triều Tiên
Sự truyền bá kiến thức từ Trung Quốc và các nước Hồi giáo đã dẫn đến một trào lưu say mê học vấn mới lan khắp châu Âu thời Trung đại.
Người Trung Hoa, Ấn Độ và Arập vẫn tiến xa hơn phần còn lại của thế giới trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. Quân Thập Tự từ Palestine trở về châu Âu đã mang theo kiến thức của người Arập về y học, kỹ thuật, thiên văn học và toán học. Các thị quốc Venice và Genoa, vốn chịu ảnh hưởng của châu Á thông qua hoạt động buôn bán, thường tiếp nhận những kiến thức này trước tiên. Nhà toán học vĩ đại người Italia Fibonacci đã lấy kiến thức thu thập được từ các văn bản của người Arập làm cơ sở cho công trình nghiên cứu của mình. Ở Anh, một trong những nhà khoa học đầu tiên của phương Tây là Roger Bacon đã nảy sinh ý tưởng về phản xạ và khúc xạ dựa trên các công trình đến từ nước Tây Ban Nha theo Hồi giáo và Ai Cập.
Từ Arập, bí quyết làm giấy được phổ biến sang châu Âu vào cuối thời kỳ này. Người Triều Tiên, người Trung Hoa cũng phát minh phương pháp in bằng bản khắc chữ rời. Sau đó kỹ thuật này cũng phát triển ở châu Âu, mở ra một cuộc cách mạng tri thức. Tuy vậy, gần như trong toàn bộ thời kỳ này, sách vẫn được chép tay và hầu hết người châu Âu vẫn chưa biết đọc.
Chữ viết và giáo dục của Trung Quốc rất tiến bộ, các môn y học, toán học và các khoa học khác của Trung Quốc đã có nền tảng vững chắc. Những người tham gia bộ máy cai trị, gọi là tầng lớp quan lại, phải thực sự là những người uyên thâm. Điều đó giúp những ngành khoa học và kỹ thuật của Trung Quốc đạt nhiều tiến bộ. Người Mông Cổ cũng mang đến đây những tư tưởng nước ngoài mà sau này rất có lợi cho Trung Quốc thời nhà Minh.
Tinh thần ham học hỏi những kiến thức mới lạ biểu hiện ở khắp nơi. Người Arập học từ phương Đông và người châu Âu học từ người Arập. Khi những người phương Tây đầu tiên, chẳng hạn như Marco Polo (người Venice) tới phương Đông, họ mang theo tư tưởng châu Âu. Châu Âu tiếp nhận thêm nhiều kiến thức từ Hy Lạp cổ đại sau khi nhiều học giả phải chạy khỏi Constantinople sang Italia vì đế quốc Byzantine sụp đổ. Khi đô đốc Trịnh Hòa đáp thuyền từ Trung Quốc tới Ấn Độ, xứ Arập và châu Phi, ông dẫn theo các học giả và những người sưu tầm để thu thập các vật dụng và thông tin ở những nơi họ ghé qua.
1100 Quân Thập Tự mang theo những kiến thức của người Arập về châu Âu
1202 Nhà toán học Italia Fibonacci viết về hệ số đếm Hindu-Arập
1260 Roger Bacon (Anh) mô tả các định luật phản xạ và khúc xạ
1275 Cuộc giải phẫu cơ thể người được thực hiện lần đầu tiên
1397 Kỹ thuật in bản khắc chữ rời ra đời ở Triều Tiên