Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.
Trong những năm từ 1914 đến 1949, thế giới đã trải qua một thời kỳ biến động nhanh, căng thẳng và đầy đau đớn. Tiếp sau cuộc Đại chiến Thế giới I, “cuộc chiến tranh để chấm dứt mọi cuộc chiến khác”, là một đại dịch cúm trên toàn cầu. Cuộc cách mạng năm 1917 tại Nga dẫn đến sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Sau đó đến thời kỳ Đại Suy thoái, sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản, dẫn tới tình trạng thất nghiệp hàng loạt trên toàn cầu. Rồi lại đến Chiến tranh Thế giới II, và sự thống trị thế giới của châu Âu được thay thế bằng sự thống trị của Mỹ và Liên Xô.
SƠ LƯỢC TOÀN CẢNH THẾ GIỚI (1914–1949)
Hầu như cả thế giới đều bị ảnh hưởng của Chiến tranh Thế giới I, cuộc Đại Suy thoái và Chiến tranh Thế giới II. Tại Bắc Mỹ, Mỹ áp dụng chính sách ngoài cuộc với thế giới trong thời gian giữa các cuộc chiến, nhưng trong Chiến tranh Thế giới II, Mỹ gia nhập phe Đồng minh. Tại Nam Mỹ, các chính phủ cánh hữu nắm quyền tại Argentina và Brazil. Ở châu Âu, các cuộc nội chiến bùng phát tại Ireland, Tây Ban Nha, Hy Lạp, và cuộc cách mạng tại Nga cũng dẫn tới nội chiến tại nước này. Ở Trung Đông, đế quốc Ottoman sụp đổ sau Chiến tranh Thế giới I, và Israel được thành lập năm 1948 để làm tổ quốc cho người Do Thái.
Ý đồ thành lập đế quốc ở châu Phi của Italia đã thất bại. Nhiều quốc gia bắt đầu đòi độc lập. Ấn Độ giành được độc lập từ nước Anh, nhưng sau đó bị chia cắt và dẫn tới sự hình thành quốc gia Pakistan. Nội chiến đã chia cắt Trung Quốc, trong khi sự bành trướng của Nhật Bản là một trong những nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh Thế giới II, và Thái Bình Dương trở thành một vùng chiến trường. Khoa học, dưới hình thức bom nguyên tử, đã chấm dứt chiến tranh.
BẮC MỸ
Mỹ vốn tránh xa các vụ việc của châu Âu, nhưng cũng bị lôi kéo vào Chiến tranh Thế giới I, qua đó đã phát hiện được sức mạnh của mình. Miền Tây nước Mỹ lúc này đã được hiện đại hóa, và Mỹ là một cường quốc công nghiệp lớn, với số dân đông và vẫn tiếp tục tăng. Đây là quê hương của nhiều phát minh sáng chế – xe hơi sản xuất hàng loạt, phim Hollywood và nhiều công nghệ mới. Nhưng khi diễn ra sự sụp đổ thị trường chứng khoán Phố Wall năm 1929 thì các thị trường tiền tệ của Mỹ cũng sụp đổ, kéo theo cả hoạt động thương mại quốc tế. Tại Mỹ, cuộc Đại Suy thoái đã dẫn tới tình trạng nghèo đói và tuyệt vọng. Và để cứu vãn tình trạng này, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt (1933–1945) khởi xướng một chương trình chi tiêu của chính phủ, có tên là Đường lối mới (New Deal), để phục hồi kinh tế. Chương trình này đã có hiệu quả và thổi một luồng sinh khí mới vào Giấc mơ Mỹ. Nhưng sau đó, Nhật Bản và Đức bắt đầu gây chiến ở châu Á và châu Âu. Mỹ cố đứng ngoài cuộc chiến cho tới khi bị Nhật Bản ném bom vào Hawaii, quần đảo thuộc Mỹ. Đến cuối Chiến tranh Thế giới II, Mỹ nổi lên thành một siêu cường quốc cùng đối thủ sau này của họ là Liên Xô.
TRUNG VÀ NAM MỸ
Vào thập niên 1930, các cuộc cách mạng diễn ra tại Brazil và Argentina, còn chiến tranh bùng nổ giữa Paraguay và Bolivia. Sau đó Brazil, Chile và Argentina trở thành các nền kinh tế công nghiệp hiện đại hóa và tương đối thịnh vượng. Kinh tế Nam Mỹ sụp đổ khi cuộc Đại Suy thoái ảnh hưởng tới toàn thế giới, và phục hồi rất chậm. Nam Mỹ tránh được Chiến tranh Thế giới II, nhưng bị Mỹ giám sát, chi phối và can thiệp vào chính trường. Các công ty Mỹ thống trị ở Nam Mỹ, nhưng thế lực có ảnh hưởng lớn nhất trong toàn bộ khu vực vẫn là Giáo hội Thiên Chúa.
CHÂU ÂU
Sự sụp đổ của các đế chế Habsburg và Ottoman đã làm xuất hiện thêm nhiều quốc gia mới trên bản đồ thế giới. Ireland giành được độc lập và Ba Lan cũng xuất hiện trở lại với tư cách một quốc gia độc lập. Cách mạng Nga biến Liên Xô trở thành một cường quốc dưới sự cai trị độc đoán của Josef Stalin. Mặc dù thua trong Chiến tranh Thế giới I, nước Đức lại trở nên hùng mạnh dưới thời Adolf Hitler và đã kiểm soát phần lớn châu Âu trong Chiến tranh Thế giới II. Châu Âu dễ bị tổn thương do hậu quả của cuộc Suy thoái nên con người ở châu lục này khao khát hòa bình, nhân nhượng với Quốc xã. Nhưng cũng trong thời gian khó khăn này, châu Âu đã dẫn đầu về các cuộc cải cách nhằm thiết lập các hệ thống phúc lợi xã hội, bảo hiểm xã hội và hệ thống giáo dục. Sau Chiến tranh Thế giới II, phần lớn châu Âu bị tàn phá, và Mỹ đã viện trợ để giúp các quốc gia ở châu lục này hồi phục. Các thuộc địa của châu Âu cũng giành được độc lập, công luận trở nên có ảnh hưởng lớn, và đến năm 1950, châu Âu đã mệt mỏi với những diễn biến dữ dội của những thập kỷ trước đó.
CHÂU Á
Sau cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc, cuộc sống của người dân vẫn không được cải thiện. Vào thập niên 1930, Trung Quốc trở thành một quốc gia độc tài bị những người cộng sản do Mao Trạch Đông đứng đầu chống lại. Người Nhật Bản xâm lược Trung Quốc năm 1937, và đất nước này bị tàn phá. Mao Trạch Đông lãnh đạo những người cộng sản đã đánh trả và lên nắm quyền vào năm 1949. Trước Chiến tranh Thế giới II, Nhật Bản nổi bật về sức mạnh quân sự và công nghiệp. Sự bành trướng hung hăng của Nhật Bản cuối cùng cũng bị dập tắt bằng hai quả bom nguyên tử và sự chiếm đóng của quân đội Mỹ. Ấn Độ tránh được chiến tranh, nhưng người dân không còn chịu nổi sự cai trị của người Anh; năm 1947, Ấn Độ và Pakistan tách khỏi nhau và cùng giành độc lập. Hai nước khác cũng giành được độc lập là Indonesia và Philippines.
ÚC-Á
Có thêm người tới định cư, Australia và New Zealand trở nên giàu có hơn, xuất khẩu nhiều nông sản và kim loại. Auckland, Sydney và Melbourn được xếp vào hàng những thành phố tầm cỡ thế giới. Sau Chiến tranh Thế giới II, nhiều người châu Âu đã tới đây nhập cư. Polynesia chịu sự tác động của chiến tranh – các hòn đảo này bị kéo vào thế giới hiện đại.
TRUNG ĐÔNG
Sau khi đế quốc Ottoman sụp đổ, Trung Đông chia thành nhiều quốc gia do Pháp và Anh cai quản. Việc phát hiện ra dầu mỏ khiến Iraq, Iran, Kuwait và bán đảo A rập trở nên quan trọng về mặt kinh tế. Sự cai trị của Anh và Pháp chấm dứt sau Chiến tranh Thế giới II, và các quốc gia A rập được độc lập. Một sự kiện gây nhiều tranh cãi là nhà nước Israel của người Do Thái được thành lập ngay giữa các quốc gia A rập này.
CHÂU PHI
Dưới chính quyền thực dân, các quốc gia châu Phi nhanh chóng được hiện đại hóa. Nam Phi trở thành một quốc gia hùng mạnh do người da trắng cai trị. Trừ khu vực Bắc Phi, châu lục này không bị ảnh hưởng nhiều bởi Chiến tranh Thế giới II.
Trong những năm từ 1914 đến 1949, thế giới đã trải qua một thời kỳ biến động nhanh, căng thẳng và đầy đau đớn. Tiếp sau cuộc Đại chiến Thế giới I, “cuộc chiến tranh để chấm dứt mọi cuộc chiến khác”, là một đại dịch cúm trên toàn cầu. Cuộc cách mạng năm 1917 tại Nga dẫn đến sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Sau đó đến thời kỳ Đại Suy thoái, sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản, dẫn tới tình trạng thất nghiệp hàng loạt trên toàn cầu. Rồi lại đến Chiến tranh Thế giới II, và sự thống trị thế giới của châu Âu được thay thế bằng sự thống trị của Mỹ và Liên Xô.
Hầu như cả thế giới đều bị ảnh hưởng của Chiến tranh Thế giới I, cuộc Đại Suy thoái và Chiến tranh Thế giới II. Tại Bắc Mỹ, Mỹ áp dụng chính sách ngoài cuộc với thế giới trong thời gian giữa các cuộc chiến, nhưng trong Chiến tranh Thế giới II, Mỹ gia nhập phe Đồng minh. Tại Nam Mỹ, các chính phủ cánh hữu nắm quyền tại Argentina và Brazil. Ở châu Âu, các cuộc nội chiến bùng phát tại Ireland, Tây Ban Nha, Hy Lạp, và cuộc cách mạng tại Nga cũng dẫn tới nội chiến tại nước này. Ở Trung Đông, đế quốc Ottoman sụp đổ sau Chiến tranh Thế giới I, và Israel được thành lập năm 1948 để làm tổ quốc cho người Do Thái.
Ý đồ thành lập đế quốc ở châu Phi của Italia đã thất bại. Nhiều quốc gia bắt đầu đòi độc lập. Ấn Độ giành được độc lập từ nước Anh, nhưng sau đó bị chia cắt và dẫn tới sự hình thành quốc gia Pakistan. Nội chiến đã chia cắt Trung Quốc, trong khi sự bành trướng của Nhật Bản là một trong những nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh Thế giới II, và Thái Bình Dương trở thành một vùng chiến trường. Khoa học, dưới hình thức bom nguyên tử, đã chấm dứt chiến tranh.
Mỹ vốn tránh xa các vụ việc của châu Âu, nhưng cũng bị lôi kéo vào Chiến tranh Thế giới I, qua đó đã phát hiện được sức mạnh của mình. Miền Tây nước Mỹ lúc này đã được hiện đại hóa, và Mỹ là một cường quốc công nghiệp lớn, với số dân đông và vẫn tiếp tục tăng. Đây là quê hương của nhiều phát minh sáng chế – xe hơi sản xuất hàng loạt, phim Hollywood và nhiều công nghệ mới. Nhưng khi diễn ra sự sụp đổ thị trường chứng khoán Phố Wall năm 1929 thì các thị trường tiền tệ của Mỹ cũng sụp đổ, kéo theo cả hoạt động thương mại quốc tế. Tại Mỹ, cuộc Đại Suy thoái đã dẫn tới tình trạng nghèo đói và tuyệt vọng. Và để cứu vãn tình trạng này, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt (1933–1945) khởi xướng một chương trình chi tiêu của chính phủ, có tên là Đường lối mới (New Deal), để phục hồi kinh tế. Chương trình này đã có hiệu quả và thổi một luồng sinh khí mới vào Giấc mơ Mỹ. Nhưng sau đó, Nhật Bản và Đức bắt đầu gây chiến ở châu Á và châu Âu. Mỹ cố đứng ngoài cuộc chiến cho tới khi bị Nhật Bản ném bom vào Hawaii, quần đảo thuộc Mỹ. Đến cuối Chiến tranh Thế giới II, Mỹ nổi lên thành một siêu cường quốc cùng đối thủ sau này của họ là Liên Xô.
Vào thập niên 1930, các cuộc cách mạng diễn ra tại Brazil và Argentina, còn chiến tranh bùng nổ giữa Paraguay và Bolivia. Sau đó Brazil, Chile và Argentina trở thành các nền kinh tế công nghiệp hiện đại hóa và tương đối thịnh vượng. Kinh tế Nam Mỹ sụp đổ khi cuộc Đại Suy thoái ảnh hưởng tới toàn thế giới, và phục hồi rất chậm. Nam Mỹ tránh được Chiến tranh Thế giới II, nhưng bị Mỹ giám sát, chi phối và can thiệp vào chính trường. Các công ty Mỹ thống trị ở Nam Mỹ, nhưng thế lực có ảnh hưởng lớn nhất trong toàn bộ khu vực vẫn là Giáo hội Thiên Chúa.
Sự sụp đổ của các đế chế Habsburg và Ottoman đã làm xuất hiện thêm nhiều quốc gia mới trên bản đồ thế giới. Ireland giành được độc lập và Ba Lan cũng xuất hiện trở lại với tư cách một quốc gia độc lập. Cách mạng Nga biến Liên Xô trở thành một cường quốc dưới sự cai trị độc đoán của Josef Stalin. Mặc dù thua trong Chiến tranh Thế giới I, nước Đức lại trở nên hùng mạnh dưới thời Adolf Hitler và đã kiểm soát phần lớn châu Âu trong Chiến tranh Thế giới II. Châu Âu dễ bị tổn thương do hậu quả của cuộc Suy thoái nên con người ở châu lục này khao khát hòa bình, nhân nhượng với Quốc xã. Nhưng cũng trong thời gian khó khăn này, châu Âu đã dẫn đầu về các cuộc cải cách nhằm thiết lập các hệ thống phúc lợi xã hội, bảo hiểm xã hội và hệ thống giáo dục. Sau Chiến tranh Thế giới II, phần lớn châu Âu bị tàn phá, và Mỹ đã viện trợ để giúp các quốc gia ở châu lục này hồi phục. Các thuộc địa của châu Âu cũng giành được độc lập, công luận trở nên có ảnh hưởng lớn, và đến năm 1950, châu Âu đã mệt mỏi với những diễn biến dữ dội của những thập kỷ trước đó.
Sau cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc, cuộc sống của người dân vẫn không được cải thiện. Vào thập niên 1930, Trung Quốc trở thành một quốc gia độc tài bị những người cộng sản do Mao Trạch Đông đứng đầu chống lại. Người Nhật Bản xâm lược Trung Quốc năm 1937, và đất nước này bị tàn phá. Mao Trạch Đông lãnh đạo những người cộng sản đã đánh trả và lên nắm quyền vào năm 1949. Trước Chiến tranh Thế giới II, Nhật Bản nổi bật về sức mạnh quân sự và công nghiệp. Sự bành trướng hung hăng của Nhật Bản cuối cùng cũng bị dập tắt bằng hai quả bom nguyên tử và sự chiếm đóng của quân đội Mỹ. Ấn Độ tránh được chiến tranh, nhưng người dân không còn chịu nổi sự cai trị của người Anh; năm 1947, Ấn Độ và Pakistan tách khỏi nhau và cùng giành độc lập. Hai nước khác cũng giành được độc lập là Indonesia và Philippines.
Có thêm người tới định cư, Australia và New Zealand trở nên giàu có hơn, xuất khẩu nhiều nông sản và kim loại. Auckland, Sydney và Melbourn được xếp vào hàng những thành phố tầm cỡ thế giới. Sau Chiến tranh Thế giới II, nhiều người châu Âu đã tới đây nhập cư. Polynesia chịu sự tác động của chiến tranh – các hòn đảo này bị kéo vào thế giới hiện đại.
Sau khi đế quốc Ottoman sụp đổ, Trung Đông chia thành nhiều quốc gia do Pháp và Anh cai quản. Việc phát hiện ra dầu mỏ khiến Iraq, Iran, Kuwait và bán đảo A rập trở nên quan trọng về mặt kinh tế. Sự cai trị của Anh và Pháp chấm dứt sau Chiến tranh Thế giới II, và các quốc gia A rập được độc lập. Một sự kiện gây nhiều tranh cãi là nhà nước Israel của người Do Thái được thành lập ngay giữa các quốc gia A rập này.
Dưới chính quyền thực dân, các quốc gia châu Phi nhanh chóng được hiện đại hóa. Nam Phi trở thành một quốc gia hùng mạnh do người da trắng cai trị. Trừ khu vực Bắc Phi, châu lục này không bị ảnh hưởng nhiều bởi Chiến tranh Thế giới II.