Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Đế Quốc Byzantine (476–1453)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

ĐẾ QUỐC BYZANTINE (476–1453)

Lấy thành phố Constantinople chiến lược làm trung tâm, đế quốc Byzantine đã kiểm soát hoạt động buôn bán Đông-Tây và thống trị khu vực Địa Trung Hải và biển Đen (Hắc Hải) trong một thời gian dài.

Đế quốc Byzantine thừa hưởng nửa phía Đông của đế quốc La Mã, và tồn tại gần một nghìn năm cho tới khi bị người Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) xâm chiếm.

Constantinople, thủ đô của đế quốc Đông La Mã, được Hoàng đế Constantine xây tại vị trí cảng Byzantium cũ của Hy Lạp cổ đại. Khi đế quốc La Mã sụp đổ vào thế kỷ V, thành phố này trở thành thủ đô của đế quốc Byzantine mới. Các vùng lãnh thổ biên ải của đế quốc La Mã đã bị man tộc chiếm giữ, vì vậy các hoàng đế Byzantine thời kỳ đầu, Anastasius (491-518) và Justinian (527- 565), đã chiến đấu giành lại các vùng lãnh thổ trước đây của La Mã. Trong suốt thời gian trị vì lâu dài của mình, hoàng đế Justinian cử các vị tướng tài ba như Belisarius, Narses và Liberius làm nhiệm vụ chiếm thêm các vùng Bắc Phi, phần lớn Italia và miền Nam Tây Ban Nha, ngoài những vùng lãnh thổ đã được giành lại. Tuy vậy, nhiều vùng đất trong số này sớm bị mất dưới thời những người kế vị ông.

Hoàng đế Justinian cùng vợ là Theodora đã cai trị Byzantine trong 38 năm. Là những nhà lập pháp và cải cách, hai người đã khôi phục lại quyền lực và đất đai của đế quốc. Họ đã định hình nền văn hóa tinh tế của Byzantine, cho xây những nhà thờ lớn và bảo trợ các loại hình nghệ thuật và văn học.

Tiếp đó, Byzantine lại được phục hồi khi Hoàng đế Heraclius (610-641) cải tổ đế quốc, đưa nhà nước và Giáo hội lại gần nhau hơn. Ông đã đánh đuổi người Ba Tư triều Sassanid đang chiếm đóng Syria, Palestine và Ai Cập. Dưới thời ông, thành phố Constantinople trở thành một trung tâm giáo dục, văn hóa và tôn giáo. Thành phố nằm ở vị trí thuận tiện cho việc kiểm soát hoạt động buôn bán giữa châu Á và châu Âu. Đế quốc Byzantine sản xuất vàng, ngũ cốc, dầu ô liu, lụa và rượu vang, đổi những thứ này lấy gia vị, đá quý, lông thú và ngà voi từ châu Á và châu Phi.

Đế quốc Byzantine thường bị tấn công. Lực lượng hải quân Byzantine có loại vũ khí bí mật do Kallinikos sáng chế vào năm 677 gọi tên là “Lửa Hy Lạp”. Đó là một hỗn hợp bốc cháy khi gặp nước, được chế từ vôi, lưu huỳnh và dầu mỏ.
Bức họa đồ này mô tả thành phố Constantinople vào năm 1422, không lâu trước khi rơi vào tay người Ottoman. Sau đó, Constantinople trở thành một thành phố Hồi giáo và được gọi là Istanbul vào năm 1453. Thành phố được xây dựng trên mũi đất gọi là Sừng Vàng.
Người Byzantine làm thánh giá, tranh thánh, bình đựng tro hỏa táng và nhiều đồ vật linh thiêng khác rất tinh xảo. Những thứ này trở thành một phần quan trọng trong đời sống Giáo hội Chính thống.
Bức tranh khảm cổ điển mang phong cách Chính Thống giáo ở Byzantine này được trang trí cho mặt trong mái vòm nhà thờ ở Ravenna, Italia. Bức khảm mô tả Jesus đang được Thánh John Baptist làm lễ báptêm (rửa tội), có thần sông Jordan ngồi cạnh.
Nhà thờ Thánh Sophia, còn gọi là nhà thờ Holy Wisdom (Thánh Trí), được xây tại Constantinople dưới thời Hoàng đế Justinian vào khoảng năm 530. Mười nghìn người đã được huy động để xây nhà thờ này. Về sau, nó trở thành một thánh đường Hồi giáo và nay là viện bảo tàng.

Đế quốc Byzantine sa sút vào thế kỷ VIII và người Arập hai lần cố chiếm thành phố Constantinople. Nhưng dưới sự trị vì của Hoàng đế Basil II (976-1025), đế quốc này lại tiếp tục hưng thịnh. Tiếp đó, không lâu sau khi Basil mất, Tiểu Á rơi vào tay người Thổ Nhĩ Kỳ và đế quốc Byzantine một lần nữa suy tàn. Tiểu Á bị quân Thập Tự chiếm đóng trong vòng 50 năm vào thế kỷ XIII nhưng được Hoàng đế Michael VIII giành lại vào năm 1261. Cuối cùng, năm 1453, thành phố Constantinople rơi vào tay người Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ. Nền văn hóa tinh tế của Byzantine là nền văn hóa sống động và sáng tạo nhất ở châu Âu và Chính Thống giáo đã lan tới tận Nga và Đông Âu.


CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

476 Hoàng đế La Mã cuối cùng bị hạ bệ

491-518 Hoàng đế Anastasius ở Constantinople

527-565 Các tướng lĩnh của Hoàng đế Justinian giành lại các vùng lãnh thổ cũ

610-641 Hoàng đế Heraclius mở rộng đế quốc Byzantin

633-640 Người Arập chiếm Syria, Ai Cập và Bắc Phi

679 Người Bulgaria tràn vào các vùng lãnh thổ Balkan

976-1026 Hoàng đế Basil II xây dựng lại đế quốc

1071 Người Thổ Seljuk chiếm Tiểu Á

1204-1261: quân Thập Tự Norman chiếm Constantinople

1453 Byzantine rơi vào tay người Thổ Ottoman


Đế quốc Byzantine thừa hưởng nửa phía Đông của đế quốc La Mã, và tồn tại gần một nghìn năm cho tới khi bị người Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) xâm chiếm.

Constantinople, thủ đô của đế quốc Đông La Mã, được Hoàng đế Constantine xây tại vị trí cảng Byzantium cũ của Hy Lạp cổ đại. Khi đế quốc La Mã sụp đổ vào thế kỷ V, thành phố này trở thành thủ đô của đế quốc Byzantine mới. Các vùng lãnh thổ biên ải của đế quốc La Mã đã bị man tộc chiếm giữ, vì vậy các hoàng đế Byzantine thời kỳ đầu, Anastasius (491-518) và Justinian (527- 565), đã chiến đấu giành lại các vùng lãnh thổ trước đây của La Mã. Trong suốt thời gian trị vì lâu dài của mình, hoàng đế Justinian cử các vị tướng tài ba như Belisarius, Narses và Liberius làm nhiệm vụ chiếm thêm các vùng Bắc Phi, phần lớn Italia và miền Nam Tây Ban Nha, ngoài những vùng lãnh thổ đã được giành lại. Tuy vậy, nhiều vùng đất trong số này sớm bị mất dưới thời những người kế vị ông.

Tiếp đó, Byzantine lại được phục hồi khi Hoàng đế Heraclius (610-641) cải tổ đế quốc, đưa nhà nước và Giáo hội lại gần nhau hơn. Ông đã đánh đuổi người Ba Tư triều Sassanid đang chiếm đóng Syria, Palestine và Ai Cập. Dưới thời ông, thành phố Constantinople trở thành một trung tâm giáo dục, văn hóa và tôn giáo. Thành phố nằm ở vị trí thuận tiện cho việc kiểm soát hoạt động buôn bán giữa châu Á và châu Âu. Đế quốc Byzantine sản xuất vàng, ngũ cốc, dầu ô liu, lụa và rượu vang, đổi những thứ này lấy gia vị, đá quý, lông thú và ngà voi từ châu Á và châu Phi.

Đế quốc Byzantine sa sút vào thế kỷ VIII và người Arập hai lần cố chiếm thành phố Constantinople. Nhưng dưới sự trị vì của Hoàng đế Basil II (976-1025), đế quốc này lại tiếp tục hưng thịnh. Tiếp đó, không lâu sau khi Basil mất, Tiểu Á rơi vào tay người Thổ Nhĩ Kỳ và đế quốc Byzantine một lần nữa suy tàn. Tiểu Á bị quân Thập Tự chiếm đóng trong vòng 50 năm vào thế kỷ XIII nhưng được Hoàng đế Michael VIII giành lại vào năm 1261. Cuối cùng, năm 1453, thành phố Constantinople rơi vào tay người Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ. Nền văn hóa tinh tế của Byzantine là nền văn hóa sống động và sáng tạo nhất ở châu Âu và Chính Thống giáo đã lan tới tận Nga và Đông Âu.

476 Hoàng đế La Mã cuối cùng bị hạ bệ

491-518 Hoàng đế Anastasius ở Constantinople

527-565 Các tướng lĩnh của Hoàng đế Justinian giành lại các vùng lãnh thổ cũ

610-641 Hoàng đế Heraclius mở rộng đế quốc Byzantin

633-640 Người Arập chiếm Syria, Ai Cập và Bắc Phi

679 Người Bulgaria tràn vào các vùng lãnh thổ Balkan

976-1026 Hoàng đế Basil II xây dựng lại đế quốc

1071 Người Thổ Seljuk chiếm Tiểu Á

1204-1261: quân Thập Tự Norman chiếm Constantinople

1453 Byzantine rơi vào tay người Thổ Ottoman

Chọn tập
Bình luận