Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bách Khoa Thư Lịch Sử

Quyền Bầu Cử (1848–1928)

Tác giả: Kingfisher
Chọn tập

QUYỀN BẦU CỬ (1848–1928)

Nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, người dân ở nhiều nước, cả nam lẫn nữ, đã đấu tranh đòi quyền cơ bản cho mọi người: quyền bầu cử.

Emmeline Pankhurst (1858–1928) cùng với con gái bà là Christabel đã thành lập Liên minh Xã hội và Chính trị của Phụ nữ và phát động phong trào đòi quyền cho nữ giới ở Anh.

Đầu thế kỷ XIX, chỉ đàn ông có tài sản mới được quyền bỏ phiếu bầu chính phủ. Điều này có nghĩa là người nghèo, cũng như phụ nữ và nô lệ ở châu Mỹ, không có quyền bầu cử. Phong trào Hiến chương ở Anh đã mở đường dẫn tới cải cách chính trị, nhưng chỉ đòi quyền bầu cử cho nam giới.

Giữa thế kỷ XIX, một phong trào trên toàn thế giới được khởi xướng với mục tiêu giành quyền bầu cử cho phụ nữ. Năm 1848, hai nhà nữ cải cách nổi tiếng người Mỹ là Lucretia Mott và Elizabeth Cady Stanton đã tổ chức một hội nghị về quyền của phụ nữ tại bang New York. Đây là hội nghị đầu tiên trong số nhiều hội nghị công khai tại Mỹ.

Elizabeth Cady Stanton (1815–1902) cùng với Lucretia Mott tổ chức hội nghị đầu tiên về quyền nữ giới tại Mỹ. Bà cũng góp phần thành lập Hội Phụ nữ Quốc gia đòi quyền bầu cử cho nữ giới vào năm 1869. Các tổ chức đòi quyền bầu cử cho phụ nữ được thành lập, bất chấp sự phản đối gay gắt.

Một nhà hoạt động nổi tiếng người Anh đòi quyền bầu cử cho phụ nữ là Emmeline Pankhurst đã thành lập Liên minh Xã hội và Chính trị của Phụ nữ (WSPU) vào năm 1903. Phong trào do bà khởi xướng đã công kích các khoản thuế bất động sản, không chịu nộp thuế và phụ nữ đã đi biểu tình công khai.

Nhiều phụ nữ đấu tranh đòi quyền bầu cử cho phụ nữ bị bỏ tù vì tội phá rối trật tự, và họ thường tuyệt thực nhằm tiếp tục thu hút sự chú ý của công chúng đối với hoạt động của mình.

Năm 1893, New Zealand là nước đầu tiên cho phép tất cả mọi người đều có quyền bầu cử và Phần Lan là nước đầu tiên ở châu Âu có hành động tương tự vào năm 1906. Năm 1918, Anh trao quyền bầu cử cho nữ giới trên 30 tuổi, và năm 1928, độ tuổi nữ giới được hưởng quyền bầu cử hạ xuống bằng với nam giới là 21 tuổi.

Nhằm thu hút sự quan tâm đối với sự nghiệp của mình, phụ nữ ở Anh và Mỹ xuống đường biểu tình hòa bình để giành sự ủng hộ của công chúng đối với chiến dịch đòi quyền bầu cử cho phụ nữ.

Nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, người dân ở nhiều nước, cả nam lẫn nữ, đã đấu tranh đòi quyền cơ bản cho mọi người: quyền bầu cử.

Đầu thế kỷ XIX, chỉ đàn ông có tài sản mới được quyền bỏ phiếu bầu chính phủ. Điều này có nghĩa là người nghèo, cũng như phụ nữ và nô lệ ở châu Mỹ, không có quyền bầu cử. Phong trào Hiến chương ở Anh đã mở đường dẫn tới cải cách chính trị, nhưng chỉ đòi quyền bầu cử cho nam giới.

Giữa thế kỷ XIX, một phong trào trên toàn thế giới được khởi xướng với mục tiêu giành quyền bầu cử cho phụ nữ. Năm 1848, hai nhà nữ cải cách nổi tiếng người Mỹ là Lucretia Mott và Elizabeth Cady Stanton đã tổ chức một hội nghị về quyền của phụ nữ tại bang New York. Đây là hội nghị đầu tiên trong số nhiều hội nghị công khai tại Mỹ.

Một nhà hoạt động nổi tiếng người Anh đòi quyền bầu cử cho phụ nữ là Emmeline Pankhurst đã thành lập Liên minh Xã hội và Chính trị của Phụ nữ (WSPU) vào năm 1903. Phong trào do bà khởi xướng đã công kích các khoản thuế bất động sản, không chịu nộp thuế và phụ nữ đã đi biểu tình công khai.

Năm 1893, New Zealand là nước đầu tiên cho phép tất cả mọi người đều có quyền bầu cử và Phần Lan là nước đầu tiên ở châu Âu có hành động tương tự vào năm 1906. Năm 1918, Anh trao quyền bầu cử cho nữ giới trên 30 tuổi, và năm 1928, độ tuổi nữ giới được hưởng quyền bầu cử hạ xuống bằng với nam giới là 21 tuổi.

Chọn tập
Bình luận