Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Hiểu hơn về tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

I. Tác giả nói về tác phẩm:

1. “Cái đói” là nỗi lo lắng của con người ở tất cả mọi dân tộc và mọi thời đại. Cho nên đó cũng thuộc về bản chất của đời sống. Các nhà văn viết về cái đói ở khía cạnh tối tăm và bất lực của con người trước nó (…) Khi tôi viết, ý tưởng thường trực trong tôi là những người đói dù thế nào đi nữa vẫn luôn luôn khao khát cuộc sống tốt hơn, vẫn tin tưởng một cách mơ hồ vào cuộc sống tương lai. Cái “mơ hồ” ấy là do cuộc sống thực tại luôn hành hạ họ.

2. Tôi muốn phân tích tâm trạng và thân phận của con người trong cái hoàn cảnh cùng đường ấy, nơi cuộc sống dường như không còn lối thoát. Tôi muốn hướng họ vào sự sống, sự thương yêu nhau, không phải là sự giành giật nhau (…). Bối cảnh của truyện là khi cái đói hoành hành khắp nơi. Nhưng các nhân vật của truyện thì đứng ở ngưỡng cửa của cái đói. Nơi ngưỡng cửa khốn khổ đó, họ sẽ chứng tỏ số phận và tính cách của mình, đồng thời ở nơi đó họ sẽ bắt đầu một niềm tin mới, một niềm hạnh phúc mới, dù là rất mong manh.

3. Tôi muốn cho độc giả thấy dù hoàn cảnh thế nào đi nữa thì tình người vẫn vượt lên trên tất cả. Có tình người là có cuộc sống. Có tình người là có hy vọng vào tương lai.

II. Một số điểm lưu ý trong quá trình tiếp cận tác phẩm:

1. Không khí ngày đói và bối cảnh nhặt vợ:

Cái đói hiện hình cụ thể trên nền không gian ảm đạm đầy ám ảnh của cái chết rình rập cuộc sống những người dân ở xóm ngụ cư. Không gian tối sầm vì đói khát được mô tả đầy ấn tượng: quạ bay, thây người chết còng queo, người sống dật dờ, lặng lẽ như bóng ma. Cái đói hiện hình trên gương mặt một anh chàng vô tâm như Tràng , làm thay đổi diện mạo và thói quen cố hữu, đè nặng lên đôi vai, cái lưng gấu, dập tắt “nụ cười tủm tỉm”. Ngay cả những đứa trẻ cũng “ủ rũ”. Bầu không gian dự báo tai ương ập đến bất kỳ lúc nào. Ấy là những ngày đói Ất Dậu khiến những người đã qua năm 2000 “nhắc lại vẫn rùng mình” (Nam Cao).

Sự kiện tương phản với hiện thực là buổi chiều Tràng về làng cùng người đàn bà lạ mặt. Điều không bình thường hiện ra trên khuôn mặt “phớn phở khác thường” và nụ cười “tủm tỉm” trở lại trên môi Tràng. Điều khác lạ trong thái độ của Tràng thay đổi với đám trẻ con vốn quen suồng sã với anh ta. Sự kiện tạo ra sự tò mò ngạc nhiên từ trẻ con đến người lớn. Niềm vui nho nhỏ lóe lên trong cuộc sống tăm tối đói khát nghèo khổ nhanh chóng bị nỗi lo thường trực về cái đói và cái chết lấn át. Kim Lân đã đem đến cho người đọc cảm giác ái ngại, xót xa cho sự trớ trêu của số phận người nghèo trước thực tại khủng khiếp.Hạnh phúc thành hình trên nền cuộc sống tột cùng bi kịch, khi sự sống bị dồn vào ngõ cụt không lối thoát. Con đường duyên phận thành con đường rước thêm “cái của nợ đời” khiến những người biết nghĩ đều phả ithở dài ái ngại. Bóng tối mở ra mênh mông, mùi gây của xác người, tiếng quạ vẫn gào lên thê thiết. Nỗi bất hạnh dường như đang chờ ở phía trước.

2. Con đường về nhà Tràng – sự thay đổi trong tâm lý nhân vật:

Sự thật quá lớn lao vượt quá suy nghĩ mơ ước thường nhật của anh Tràng nghèo khổ, xấu xí khiến Tràng không nhận biết hoàn cảnh giống mọi người. Choán ngợp tâm trí Tràng lúc này là hạnh phúc của riêng anh. Kim Lân đã khắc họa những chi tiết thật sống động về một gã trai được vợ “thích ý”, “cái mặt cứ vênh vênh tự đắc với mình”. Cũng là tiếng “càu nhàu” nhưng khác hẳn với cái “càu nhàu” của người đàn bà cảm thấy sự hẩm hiu của thân phận, Tràng tỏ ra bối rối thật sự trước hạnh phúc đang được tận hưởng. Mọi cử chỉ thật buồn cười: “lật đật”, “nhìn ngang nhìn ngửa”, “như người xấu hổ chạy trốn”. Kim Lân đã lồng vào giữa cảnh đói khát những tiếng cười hóm hỉnh về một anh chàng có vợ để xua dần không khí đượm màu tang tóc ra khỏi hạnh phúc giữa hai người.

Ngay sau đó, một không gian đượm chất trữ tình đã hiện lên trên “con đường sâu thăm thẳm, luồn giữa hai bờ tre cao vút”. Chỉ còn “tiếng gió trên bờ tre rì rào và tiếng lá khô kêu sào sạo dưới bàn chân”. Đó là không gian dành cho những đôi lứa tâm tình. Nhưng Kim Lân hoàn toàn không có ý định thi vị hoá câu chuyện, bởi từ suy nghĩ đến lời nói, hành động của các nhân vật vẫn chập chờn những nỗi lo thường trực.

Chỉ “trong một lúc” ngắn ngủi nhưng nhà văn đã lý giải được sự thay đổi lớn lao trong tâm hồn Tràng, tạo mối dây ràng buộc hai con người khốn khổ lại với nhau. Dẫu chỉ là cảm nhận mơ hồ nhưng với Tràng, khoảnh khắc ấy vô cùng thiêng liêng. Hạnh phúc tủm tỉm cười cùng anh, giúp anh “quên hết những cảnh sống ê chề, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe doạ, quên cả những tháng ngày trước mặt”. Rõ ràng, đối với Tràng hạnh phúc không còn là sự vô tình ngẫu nhiên nữa. Nó giúp anh tự tin hơn, tự chủ được tình cảm của mình. Thiêng liêng thay phút ấy hai chữ “tình nghĩa”, như dự báo khả năng của con người từng bước vượt qua hoàn cảnh, tiếp sức cho con người vượt lên định mệnh nghiệt ngã và tạo ra mối đồng cảm đầu tiên cho những người trước đó còn xa lạ.

Hạnh phúc có thể được cảm nhận rõ qua ngôn ngữ đối thoại và tiếng cười của những người trong cuộc. Câu chuyện giữa hai người mang theo không khí chờ đợi hạnh phúc đang đến, rất bình dân nhưng đã kéo hai con người khốn khổ xích lại gần nhau. Thật ngỡ ngàng khi đến lúc này thị mới quan tâm đến gia cảnh của Tràng. Vẻ ngờ nghệch của anh trai quê đã làm nên nụ cười “tủm tỉm” của người đàn bà. Kim Lân quả thật đã dụng công mô tả tiếng cười của từng nhân vật. Từ nụ cười “tủm tỉm” thường nhật của Tràng đến nụ cười “tủm tỉm” của thị đã có một ý nghĩa khác nhau. Để rồi niềm vui nhân lên, lan toả làm thành khoảnh khắc “bật cười” của Tràng khi ngộ ra bản thân, rồi cả âm vang “hì hì…” ý nhị và hài hước, cuối cùng bùng lên thành khoảnh khắc “hắn thích chí ngửa cổ cười khanh khách” rồi “phì ra cười” làm hiện rõ một anh Tràng đang ngập tràn vui sướng. Đó cũng là lúc họ nói với nhau bằng ngôn ngữ của vợ chồng, rất quê mùa nhưng cũng rất đáng yêu.

Nhưng con đường – hạnh phúc ấy thật ngắn ngủi khi họ chạm vào cái cổng nhà Tràng, bước vào “cái nhà vắng teo rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại”. Sự thực nghèo khó phơi bày trần trụi khiến hạnh phúc bỗng trở nên chơi vơi. Tràng chỉ biết “cười cười” khoả lấp nhưng nỗi thất vọng đã hiện rõ, khi “thị nhếch mép cười nhạt nhẽo”. Đến lúc này, thực tại buộccon người phải đối diện với nó, khiến con người không dám tự tin chính mình để làm nên hạnh phúc. Ranh giới hạnh phúc – bất hạnh thật mong manh khi mọi cử chỉ, tâm trạng của thị như nói lên tất cả nỗi tủi hổ, đắng cay của một kiếp đàn bà khốn khổ: “ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần”. Không ai báo trước được điều gì sẽ xảy đến trong mối quan hệ của hai con người đói khổ ấy. May mắn thay, giữa lúc đang “tây ngây”, “sờ sợ”, “lấm lét”, “loanh quanh” rối bời ấy, Tràng vẫn còn “tủm tỉm cười” được. Dẫu sao anh cũng đã có những phút giây để được sống trong hạnh phúc. Dẫu cho hạnh phúc ấy đang có nguy cơ tuột khỏi tầm tay như một trò đùa của số phận, tràng vẫn còn cảm giác được một cách đầy đủ về ý nghĩa thiêng liêng của bước ngoặt đời mình: “Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”. Khi ý thức được nhen lên, chắc chắn con người có đủ dũng khí để vượt lên hoàn cảnh, không để hạnh phúc vuột khỏi tầm tay.

3. Người vợ nhặt:

Người đàn bà mà số phận đã xô đẩy để đến với Tràng không phải là nàng tiên hạnh phúc. Câu chuyện được kể lại về cuộc gặp gỡ giữa họ quả thật là một chuyện cười ra nước mắt. Hai lần gặp gỡ, duyên phận buộc ràng. Kim Lân đã tạo nên những ấn tượng thật khó quên về thị – một kẻ không tên, không tuổi, không nhà, không lai lịch – như một nạn nhân cùng cực đáng thương của cái đói và miếng ăn.

Không ít nhà văn đã từng viết về cái đói và miếng ăn trong cuộc sống người dân cùng trước cách mạng tháng Tám. Ngô Tất Tố đã để nước mắt chị Dậu rơi lã chã khi chứng kiến con mình phải ăn cơm chó (Tắt đèn). Nam Cao khiến ta phải rùng mình kinh sợ sức hủy diệt của cái đói – miếng ăn với nhân tính trong bao truyện ngắn đầy nước mắt xót thương của ông (Lão Hạc, Một bữa no). Kim Lân trở về với đề tài hiện thực cũ, đã dựng nên một tình huống bi hài có một không hai: bốn bát bánh đúc nên duyên vợ chồng.

Để kiếm miếng ăn, thị dường như đã đánh mất tất cả sự dịu dàng kín đáo thùy mị của người phụ nữ. Ngay từ lúc xuất hiện đầu tiên, thị đã nhảy xổ vào Tràng với tất cả vẻ “cong cớn”, “ton ton” và ỡm ờ “liếc mắt, cười tít” với gã trai xa lạ. Kim Lân khiến ta hình dung cụ thể hoá cảnh “trai tứ chiếng, gái giang hồ gặp nhau”. Lần thứ hai, thị xuất hiện với bộ dạng thật thê thảm và cung cách thật khó ưa. Cái đói ghi dấu ấn trên “áo quần rách tả tơi như tổ đỉa”, dáng vóc “gày sọp đi” và “khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Đáng sợ hơn, nó không chỉ biến đổi nhân dạng mà còn lấy mất của thị lòng tự trọng, tính sĩ diện cần thiết ở một con người. Nó làm cho thị trong lời nói “sưng sỉa, cong cớn” qua lời nói “đon đả” chẳng còn một tư cách người nào. Tràng thành chiếc phao cứu sinh để thị được ăn. Bởi ăn là sống, không ăn là chết. Ranh giới sự sống – cái chết đã không cho thị quyền chọn lựa. Thị trở thành hiện thân của con người bản năng

Còn gì chua chát hơn sau lúc “cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì”, lại sẵn sàng theo không kẻ cho ăn về làm vợ, chi tiết ấy khiến người đọc thương hại thay cho chị. Nhân phẩm đã mất, dường như thị đã biến thành nô lệ của miếng ăn, bởi sau bữa ăn vội vàng thô tục ấy thị còn tiếp tục cùng Tràng “Ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê:. Ấy vậy mà tuyệt nhiên nhà văn không để bộc lộ một mảy may thái độ phản ứng nào của Tràng trước những việc làm đáng khinh của thị, nên đọng lại trong ta một cái nhìn đầy thương hại cho thị mà thôi. Phải đến khi xuất hiện trong xóm ngụ cư, thị mới hiện lên với đầy đủ tâm trạng, mặc cảm về thân phận vợ nhặt. Số phận của thị đã ngoặt sang ngõ rẽ mới sau tiếng tặc lưỡi: “Chặc, kệ” của Tràng. Nhưng cuộc sống tương lai quá mơ hồ với thị. Trái ngược với Tràng, thị bước đi trong dáng “Đầu hơi cúi xuống”, “rón rén, e thẹn”, “chân nọ bước díu cả vào chân kia”. Bởi thị sợ những ánh mắt tò mò sẽ phơi ra sự thật phũ phàng về thân phận vợ nhặt. Đến lúc chỉ còn hai người với nhau, thị cũng không giấu nổi ánh nhìn “tư lự”. Ám ảnh thân phận thực sự rõ nét khi thị đã ở trong nhà Tràng, khi đứng trước một hiện thực đáng thất vọng. Kim Lân đã đặc tả vào thái độ của thị như gợi tả bao suy tư sâu sắc về kiếp người trong nhữg ngày đói quay quắt. Cái nghèo gặp cái eo, báo cho họ biết những ngày túng đói đe doạ. Nếu vấn đề của Tràng quẩn quanh trong mong ước tạo nên hạnh phúc bền lâu thì vấn đề của thị lúc này là vượt lên nạn đói. Không có bất cứ một tín hiệu nào bảo đảm cả hai người sẽ vượt qua thử thách của chính mình. Sự chờ đợi thật nặng nề, căng thẳng. Thị đã dễ dàng đến với Tràng thì thị cũng dễ dàng bỏ đi. Nhà văn đã kéo dài khoảnh khắc ấy để giúp người đọc hình dung, giả định những khả năng sẽ xảy đến cho nhân vật, để có những suy ngẫm cảm thông, ngậm ngùi cho thân phận con người trong hoàn cảnh trớ trêu.

4 . Cuộc gặp gỡ của ba người khốn khổ:

Bà cụ Tứ trở về nhà như bổ sung thêm vào bức tranh ảm đạm của cuộc sống nghèo khổ, đói kém. Vẻ lam lũ in hình trên dáng đi “lòng khòng”, “vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán”. Trong những lo toan của người mẹ, hẳn sẽ không có dự tính nào cho hạnh phúc của con trai trong thời điểm cùng cực đói này. Bởi vậy thái độ của Tràng làm bà ngạc nhiên một thì sự xuất hiện của người đàn bà lạ làm bà ngạc nhiên mười. Sự thực như một ảo ảnh để bà không thể hiểu nổi. Dầu đã có lời chào nhưng lại làm bà rối bời “băn khoăn”. Vì hơn ai hết bà hiểu cảnh nhà, hiểu hoàn cảnh con mình không mong có được vợ trong cả lúc yên hàn chứ chưa cần nói đến tao đoạn trần ai này. Nhà văn đã dồn bút lực mô tả phút chờ đợi căng thẳng của đôi vợ chồng mới làm bạn với nhau để người mẹ định đoạt duyên kiếp. Thời gian như kéo dài thêm cùng tâm lý đợi chờ. LẠi càng dài hơn khi bà cụ “cúi đầu nín lặng” sau khi hiểu ra cớ sự.

Những trang viết xúc động nhất của tác phẩm có lẽ gắn trọn với tâm trạng mừng lo lẫn lộn của bà cụ Tứ. Tấm lòng của một người mẹ thật bao dung và cũng thật đắng cay xa xót. Người đọc có thể nhìn thấy bóng dáng bao bà mẹ thương con đứt ruột trong nỗi lòng bà cụ Tứ. Những xung đột bi kịch được đẩy lên cao trào nhưng cũng được hoá giải phần nào bởi tình thương của người mẹ. Nước mắt mẹ đã lặng lẽ rơi xuống trong mặc cảm thân phận, trong nỗi đau không lo nổi hạnh phúc cho con mình. “Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”. Không khí im lặng u uất bao trùm lên ngôi nhà, tâm tư bà cụ cũng ngập tràn ám ảnh đầy bóng tối: cái đói, cái chết, cái nợ đèo bòng chất thêm gánh nặng. Định mệnh như cười cợt với hạnh phúc, nụ cười của thần chết. Nhưng không thể thắng được một niềm tin của những người chưa tắt hy vọng về tương lai. Nó là cái tâm lý quen thuộc của những người nghèo khổ, thường tự an ủi mình:

Chớ than phận khó ai ơi

Còn da lông mọc, còn chồi lên cây

Tiếng nói đòi quyền sống mãnh liệt ấy đã thôi thúc làm nên quyết định rất “nhẹ nhàng” trong lời nói của bà cụ Tứ “Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…”. Hạnh phúc đã vượt qua lực cản đầu tiên.

Nhưng cuộc sống thực không hề nhẹ nhàng, vẫn bộn bề chồng chất nỗi lo. Bản thân bà cụ cũng nén chịu vào lòng nỗi đau của riêng mình, đặt vào miệng những lời an ủi nàng dâu mới nhưng “bóng tối trùm lấy hai con mắt bà lão”. Trong khoảnh khắc, quá khứ tủi cực dồn về cùng suy nghĩ cho tương lai dâu – con. Điều cảm động là tình thương ấy đã xoá nhoà khoảng cách “mẹ chồng nàng dâu” nhưng cách cư xử của bà cụ Tứ vẫn còn là sự chịu đựng, chấp nhận hoàn cảnh, chưa phải là sức mạnh để vượt lên hoàn cảnh. Mỗi một lời thân mật với “”nàng dâu mới” chứa đựng bao nỗi niềm u uất để rồi “bà cụ không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”. Bóng tối vẫn mênh mông.

Kim Lân đã để vào chính lúc ấy, Tràng “đánh diêm đốt đèn”. Chính nhà văn đã nói về ngọn đèn xua tan bóng tối này: “Ngọn đèn là niềm yêu thương, cảm thông lẫn nhau để cùng vượt lên trên số phận buồn thương của họ” (Tác giả nói về tác phẩm). Đó là ánh sáng của hy vọng, của quyết tâm tạo dựng cuộc sống mới. Một lần nữa, Kim Lân lại để cho đôi vợ chồng mới còn lại riêng với nhau, trong “ánh đèn vàng đục ở góc nhà toả ra ấm áp và kéo dài hai cái bóng trên vách”. Nhưng lần này, không chỉ có tiếng họ thầm thì trò chuyện mà còn cả “tiếng hờ khóc ngoài xóm lọt vào tỉ tê lúc to lúc nhỏ”. Hạnh phúc mới phải đối mặt với thực tại cuộc sống những ngày tới của lứa đôi và đêm tân hôn ấm áp tình người đã chống chọi với “tiếng hờ khóc tỉ tê nghe càng rõ”. Đó là hạnh phúc đòi hỏi con người phải sát lại bên nhau để vượt qua buồn thương số phận, cái đói và cái chết.

5. Ngày mới:

“Ánh nắng buổi sáng mùa hè” đến với Tràng sau đêm tân hôn màu nhiệm đã giúp anh nhận ra tất cả sự “thay đổi mới mẻ, khác lạ”. Dù ở trong trạng thái “êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra” nhưng bước ngoặt cuộc sống của Tràng là sự thực mà chính anh là người hiểu rõ nhất. Đẹp làm sao những cảm xúc của Tràng về tổ ấm của chính anh, gắn với viễn cảnh tương lai sáng sủa như không gian đầy nắng kia. “Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”, nguồn hạnh phúc tạo nên từ mối ràng buộc tình cảm và trách nhiệm của Tràng với mẹ, với vợ đã đem lại nguồn hạnh phúc lớn lao hơn cho Tràng. Anh ý thức rõ hơn bao giờ hết quyền được sống làm người, quyền sống của con người. Chính anh chứ không phải ai khác sẽ bảo vệ đến cùng quyền lợi chính đáng ấy.

Ngày mới đến với thị cũng thật khác lạ, làm nên vẻ đẹp của một cô Tấm bước ra từ quả thị trong cổ tích. Hạnh phúc mới đã trả lại cho chị vẻ “hiền hậu đúng mực” và chính bàn tay từng đẩy chiếc xe bò duyên phận, bàn tay quệt đũa ngang miệng, hôm qua đã sắp đặt, sửa sang nhà cửa gọn gàng sạch sẽ. Bàn tay ấy “đang quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất”. Âm vang giản dị, bình thường ấy báo hiệu sự hồi sinh, sức sống mới trở lại trong tâm hồn chị. Tưởng chừng mọi nỗi lo đã được giải toả khi ngày mới bắt đầu, ngay cả “bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”.

Nhưng hình ảnh “bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại” đã cho ta biết tất cả mới chỉ bắt đầu. Cuộc sống mới của gia đình Tràng diễn ra trên nền hiện thực còn nguyên mối đe doạ. Lùm rau chuối thái rối, đĩa muối ăn với cháo, câu chuyện giữa mẹ, con, dâu toàn niềm vui. Không khí “đầm ấm hoà hợp” bỗng ngừng lại khi miếng ăn hết nhẵn. Khoảnh khắc ấykhiến người đọc có thể chạnh lòng nhớ không khí truyện “Nửa đêm” của Nam Cao. Cũng vui vẻ đầm ấm ban đầu, sau hạnh phúc vỡ tan, để lại cay đắng, cùng cực cho một bà lão suốt đời “tu nhân tích đức”. Liệu bà cụ Tứ, Tràng, thị có lâm vào nghịch cảnh đầy bi kịch như vậy không? Kim Lân đã để các nhân vật chống chọi hoàn cảnh ấy mỗi người một cách, tranh đấu quyết liệt với cái đói chết người để bảo vệ quyền sống, hạnh phúc họ vừa có được. Người đọc sẽ lặng đi khi nhìn vào miếng ăn của họ – “chè khoán” của bà cụ Tứ. Người mẹ tội nghiệp ấy đã làm mọi việc có thể để cứu vãn tình thế, ngay cả khi nói rõ là cám vẫn cố đánh lừa cảm giác bằng tiếng cười rặn ra và lời khen “ngon đáo để”. Người vợ nhặt đã nhận ra sự thực, dẫu “hai mắt thị tối lại” nhưng vẫn “điềm nhiên và vào miệng”. Thị thật đáng thương vì cuộc đời chị cũng sẽ không còn lối thoát nào khác. Tình người thật đáng quí để chị chấp nhận hoàn cảnh ăn miếng ăn của loài vật này. Chỉ có Tràng cảm nhận rõ nhất vị cám “đắng chát và nghẹn bứ”. Dường như khoảnh khắc ấy đã bùng lên sức mạnh phản kháng trong anh. Nhưng bị bủa vây trong vòng cùng quẫn, những con người ấy đã bắt đầu “tránh nhìn mặt nhau”, “một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người”. Sức mạnh tố cáo tội ác huỷ diệt sự sống của kẻ thù Pháp – Nhật trong câu văn thật thấm thía trong phút câm lặng đột ngột này. Nhưng có thể nhận ra lúc ý thức rõ nhất về hoàn cảnh cuộc sống bên ngoài tác động, họ tránh nhìn nhau không phải vì sợ hãi, cũng không phải chuẩn bị cho ánh mắt nhì nnhau đầy thù hận mà tủi hờn chất chứa trong lòng sẽ giúp họ cùng nhìn về một hướng giải thoát khỏi cuộc sống lầm than, hướng đến sự sống, tương lai sẽ khác hơn.

Kim Lân dựng lên đoạn cuối câu chuyện khi những người cùng khổ này nói về “Việt Minh” và hình ảnh đoàn người đói cùng lá cờ đỏ bay phấp phới hiện lên trong óc Tràng, bởi điều kiện khách quan tác phẩm hoàn thành sau cuộc cách mạng long trời lở đất của dân tộc lật nhào bộ máy hủy diệt của kẻ thù dân tộc, trả lại hạnh phúc tự do thật sự cho con người. một kết cục làm rõ tư tưởng của tác phẩm là cần thiết để câu chuyện thoát khỏi lối mòn bi kịch của văn học hiện thực trước cách mạng viết về những nạn nhân đáng thương bị đè bẹp bởi hoàn cảnh. Nhưng theo sự phát triển của tình huống truyện, dẫu kết cục là nỗi tủi hờn vẫn hàm chứa trong đó sức mạnh phản kháng của những con người từng bước ý thức và làm chủ hoàn cảnh, vượt lên số phận. đó cũng chính là điểm khác biệt về nhân vật điển hình trong văn học sau 1945 với văn học trước đó.

Kim Lân đã ghi dấu ấn của một tấm lòng nhân hậu, đem đến những cảm nhận mới mẻ về con người và khơi dậy sức mạnh tình thương giúp con người vượt qua tất cả trở lực của cuộc sống và bản thân họ. Tác phẩm ấm lòng ta bởi niềm tin vào con người tuyệt đối.

I. Tác giả nói về tác phẩm:

1. “Cái đói” là nỗi lo lắng của con người ở tất cả mọi dân tộc và mọi thời đại. Cho nên đó cũng thuộc về bản chất của đời sống. Các nhà văn viết về cái đói ở khía cạnh tối tăm và bất lực của con người trước nó (…) Khi tôi viết, ý tưởng thường trực trong tôi là những người đói dù thế nào đi nữa vẫn luôn luôn khao khát cuộc sống tốt hơn, vẫn tin tưởng một cách mơ hồ vào cuộc sống tương lai. Cái “mơ hồ” ấy là do cuộc sống thực tại luôn hành hạ họ.

2. Tôi muốn phân tích tâm trạng và thân phận của con người trong cái hoàn cảnh cùng đường ấy, nơi cuộc sống dường như không còn lối thoát. Tôi muốn hướng họ vào sự sống, sự thương yêu nhau, không phải là sự giành giật nhau (…). Bối cảnh của truyện là khi cái đói hoành hành khắp nơi. Nhưng các nhân vật của truyện thì đứng ở ngưỡng cửa của cái đói. Nơi ngưỡng cửa khốn khổ đó, họ sẽ chứng tỏ số phận và tính cách của mình, đồng thời ở nơi đó họ sẽ bắt đầu một niềm tin mới, một niềm hạnh phúc mới, dù là rất mong manh.

3. Tôi muốn cho độc giả thấy dù hoàn cảnh thế nào đi nữa thì tình người vẫn vượt lên trên tất cả. Có tình người là có cuộc sống. Có tình người là có hy vọng vào tương lai.

II. Một số điểm lưu ý trong quá trình tiếp cận tác phẩm:

1. Không khí ngày đói và bối cảnh nhặt vợ:

Cái đói hiện hình cụ thể trên nền không gian ảm đạm đầy ám ảnh của cái chết rình rập cuộc sống những người dân ở xóm ngụ cư. Không gian tối sầm vì đói khát được mô tả đầy ấn tượng: quạ bay, thây người chết còng queo, người sống dật dờ, lặng lẽ như bóng ma. Cái đói hiện hình trên gương mặt một anh chàng vô tâm như Tràng , làm thay đổi diện mạo và thói quen cố hữu, đè nặng lên đôi vai, cái lưng gấu, dập tắt “nụ cười tủm tỉm”. Ngay cả những đứa trẻ cũng “ủ rũ”. Bầu không gian dự báo tai ương ập đến bất kỳ lúc nào. Ấy là những ngày đói Ất Dậu khiến những người đã qua năm 2000 “nhắc lại vẫn rùng mình” (Nam Cao).

Sự kiện tương phản với hiện thực là buổi chiều Tràng về làng cùng người đàn bà lạ mặt. Điều không bình thường hiện ra trên khuôn mặt “phớn phở khác thường” và nụ cười “tủm tỉm” trở lại trên môi Tràng. Điều khác lạ trong thái độ của Tràng thay đổi với đám trẻ con vốn quen suồng sã với anh ta. Sự kiện tạo ra sự tò mò ngạc nhiên từ trẻ con đến người lớn. Niềm vui nho nhỏ lóe lên trong cuộc sống tăm tối đói khát nghèo khổ nhanh chóng bị nỗi lo thường trực về cái đói và cái chết lấn át. Kim Lân đã đem đến cho người đọc cảm giác ái ngại, xót xa cho sự trớ trêu của số phận người nghèo trước thực tại khủng khiếp.Hạnh phúc thành hình trên nền cuộc sống tột cùng bi kịch, khi sự sống bị dồn vào ngõ cụt không lối thoát. Con đường duyên phận thành con đường rước thêm “cái của nợ đời” khiến những người biết nghĩ đều phả ithở dài ái ngại. Bóng tối mở ra mênh mông, mùi gây của xác người, tiếng quạ vẫn gào lên thê thiết. Nỗi bất hạnh dường như đang chờ ở phía trước.

2. Con đường về nhà Tràng – sự thay đổi trong tâm lý nhân vật:

Sự thật quá lớn lao vượt quá suy nghĩ mơ ước thường nhật của anh Tràng nghèo khổ, xấu xí khiến Tràng không nhận biết hoàn cảnh giống mọi người. Choán ngợp tâm trí Tràng lúc này là hạnh phúc của riêng anh. Kim Lân đã khắc họa những chi tiết thật sống động về một gã trai được vợ “thích ý”, “cái mặt cứ vênh vênh tự đắc với mình”. Cũng là tiếng “càu nhàu” nhưng khác hẳn với cái “càu nhàu” của người đàn bà cảm thấy sự hẩm hiu của thân phận, Tràng tỏ ra bối rối thật sự trước hạnh phúc đang được tận hưởng. Mọi cử chỉ thật buồn cười: “lật đật”, “nhìn ngang nhìn ngửa”, “như người xấu hổ chạy trốn”. Kim Lân đã lồng vào giữa cảnh đói khát những tiếng cười hóm hỉnh về một anh chàng có vợ để xua dần không khí đượm màu tang tóc ra khỏi hạnh phúc giữa hai người.

Ngay sau đó, một không gian đượm chất trữ tình đã hiện lên trên “con đường sâu thăm thẳm, luồn giữa hai bờ tre cao vút”. Chỉ còn “tiếng gió trên bờ tre rì rào và tiếng lá khô kêu sào sạo dưới bàn chân”. Đó là không gian dành cho những đôi lứa tâm tình. Nhưng Kim Lân hoàn toàn không có ý định thi vị hoá câu chuyện, bởi từ suy nghĩ đến lời nói, hành động của các nhân vật vẫn chập chờn những nỗi lo thường trực.

Chỉ “trong một lúc” ngắn ngủi nhưng nhà văn đã lý giải được sự thay đổi lớn lao trong tâm hồn Tràng, tạo mối dây ràng buộc hai con người khốn khổ lại với nhau. Dẫu chỉ là cảm nhận mơ hồ nhưng với Tràng, khoảnh khắc ấy vô cùng thiêng liêng. Hạnh phúc tủm tỉm cười cùng anh, giúp anh “quên hết những cảnh sống ê chề, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe doạ, quên cả những tháng ngày trước mặt”. Rõ ràng, đối với Tràng hạnh phúc không còn là sự vô tình ngẫu nhiên nữa. Nó giúp anh tự tin hơn, tự chủ được tình cảm của mình. Thiêng liêng thay phút ấy hai chữ “tình nghĩa”, như dự báo khả năng của con người từng bước vượt qua hoàn cảnh, tiếp sức cho con người vượt lên định mệnh nghiệt ngã và tạo ra mối đồng cảm đầu tiên cho những người trước đó còn xa lạ.

Hạnh phúc có thể được cảm nhận rõ qua ngôn ngữ đối thoại và tiếng cười của những người trong cuộc. Câu chuyện giữa hai người mang theo không khí chờ đợi hạnh phúc đang đến, rất bình dân nhưng đã kéo hai con người khốn khổ xích lại gần nhau. Thật ngỡ ngàng khi đến lúc này thị mới quan tâm đến gia cảnh của Tràng. Vẻ ngờ nghệch của anh trai quê đã làm nên nụ cười “tủm tỉm” của người đàn bà. Kim Lân quả thật đã dụng công mô tả tiếng cười của từng nhân vật. Từ nụ cười “tủm tỉm” thường nhật của Tràng đến nụ cười “tủm tỉm” của thị đã có một ý nghĩa khác nhau. Để rồi niềm vui nhân lên, lan toả làm thành khoảnh khắc “bật cười” của Tràng khi ngộ ra bản thân, rồi cả âm vang “hì hì…” ý nhị và hài hước, cuối cùng bùng lên thành khoảnh khắc “hắn thích chí ngửa cổ cười khanh khách” rồi “phì ra cười” làm hiện rõ một anh Tràng đang ngập tràn vui sướng. Đó cũng là lúc họ nói với nhau bằng ngôn ngữ của vợ chồng, rất quê mùa nhưng cũng rất đáng yêu.

Nhưng con đường – hạnh phúc ấy thật ngắn ngủi khi họ chạm vào cái cổng nhà Tràng, bước vào “cái nhà vắng teo rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại”. Sự thực nghèo khó phơi bày trần trụi khiến hạnh phúc bỗng trở nên chơi vơi. Tràng chỉ biết “cười cười” khoả lấp nhưng nỗi thất vọng đã hiện rõ, khi “thị nhếch mép cười nhạt nhẽo”. Đến lúc này, thực tại buộccon người phải đối diện với nó, khiến con người không dám tự tin chính mình để làm nên hạnh phúc. Ranh giới hạnh phúc – bất hạnh thật mong manh khi mọi cử chỉ, tâm trạng của thị như nói lên tất cả nỗi tủi hổ, đắng cay của một kiếp đàn bà khốn khổ: “ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần”. Không ai báo trước được điều gì sẽ xảy đến trong mối quan hệ của hai con người đói khổ ấy. May mắn thay, giữa lúc đang “tây ngây”, “sờ sợ”, “lấm lét”, “loanh quanh” rối bời ấy, Tràng vẫn còn “tủm tỉm cười” được. Dẫu sao anh cũng đã có những phút giây để được sống trong hạnh phúc. Dẫu cho hạnh phúc ấy đang có nguy cơ tuột khỏi tầm tay như một trò đùa của số phận, tràng vẫn còn cảm giác được một cách đầy đủ về ý nghĩa thiêng liêng của bước ngoặt đời mình: “Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”. Khi ý thức được nhen lên, chắc chắn con người có đủ dũng khí để vượt lên hoàn cảnh, không để hạnh phúc vuột khỏi tầm tay.

3. Người vợ nhặt:

Người đàn bà mà số phận đã xô đẩy để đến với Tràng không phải là nàng tiên hạnh phúc. Câu chuyện được kể lại về cuộc gặp gỡ giữa họ quả thật là một chuyện cười ra nước mắt. Hai lần gặp gỡ, duyên phận buộc ràng. Kim Lân đã tạo nên những ấn tượng thật khó quên về thị – một kẻ không tên, không tuổi, không nhà, không lai lịch – như một nạn nhân cùng cực đáng thương của cái đói và miếng ăn.

Không ít nhà văn đã từng viết về cái đói và miếng ăn trong cuộc sống người dân cùng trước cách mạng tháng Tám. Ngô Tất Tố đã để nước mắt chị Dậu rơi lã chã khi chứng kiến con mình phải ăn cơm chó (Tắt đèn). Nam Cao khiến ta phải rùng mình kinh sợ sức hủy diệt của cái đói – miếng ăn với nhân tính trong bao truyện ngắn đầy nước mắt xót thương của ông (Lão Hạc, Một bữa no). Kim Lân trở về với đề tài hiện thực cũ, đã dựng nên một tình huống bi hài có một không hai: bốn bát bánh đúc nên duyên vợ chồng.

Để kiếm miếng ăn, thị dường như đã đánh mất tất cả sự dịu dàng kín đáo thùy mị của người phụ nữ. Ngay từ lúc xuất hiện đầu tiên, thị đã nhảy xổ vào Tràng với tất cả vẻ “cong cớn”, “ton ton” và ỡm ờ “liếc mắt, cười tít” với gã trai xa lạ. Kim Lân khiến ta hình dung cụ thể hoá cảnh “trai tứ chiếng, gái giang hồ gặp nhau”. Lần thứ hai, thị xuất hiện với bộ dạng thật thê thảm và cung cách thật khó ưa. Cái đói ghi dấu ấn trên “áo quần rách tả tơi như tổ đỉa”, dáng vóc “gày sọp đi” và “khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Đáng sợ hơn, nó không chỉ biến đổi nhân dạng mà còn lấy mất của thị lòng tự trọng, tính sĩ diện cần thiết ở một con người. Nó làm cho thị trong lời nói “sưng sỉa, cong cớn” qua lời nói “đon đả” chẳng còn một tư cách người nào. Tràng thành chiếc phao cứu sinh để thị được ăn. Bởi ăn là sống, không ăn là chết. Ranh giới sự sống – cái chết đã không cho thị quyền chọn lựa. Thị trở thành hiện thân của con người bản năng

Còn gì chua chát hơn sau lúc “cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì”, lại sẵn sàng theo không kẻ cho ăn về làm vợ, chi tiết ấy khiến người đọc thương hại thay cho chị. Nhân phẩm đã mất, dường như thị đã biến thành nô lệ của miếng ăn, bởi sau bữa ăn vội vàng thô tục ấy thị còn tiếp tục cùng Tràng “Ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê:. Ấy vậy mà tuyệt nhiên nhà văn không để bộc lộ một mảy may thái độ phản ứng nào của Tràng trước những việc làm đáng khinh của thị, nên đọng lại trong ta một cái nhìn đầy thương hại cho thị mà thôi. Phải đến khi xuất hiện trong xóm ngụ cư, thị mới hiện lên với đầy đủ tâm trạng, mặc cảm về thân phận vợ nhặt. Số phận của thị đã ngoặt sang ngõ rẽ mới sau tiếng tặc lưỡi: “Chặc, kệ” của Tràng. Nhưng cuộc sống tương lai quá mơ hồ với thị. Trái ngược với Tràng, thị bước đi trong dáng “Đầu hơi cúi xuống”, “rón rén, e thẹn”, “chân nọ bước díu cả vào chân kia”. Bởi thị sợ những ánh mắt tò mò sẽ phơi ra sự thật phũ phàng về thân phận vợ nhặt. Đến lúc chỉ còn hai người với nhau, thị cũng không giấu nổi ánh nhìn “tư lự”. Ám ảnh thân phận thực sự rõ nét khi thị đã ở trong nhà Tràng, khi đứng trước một hiện thực đáng thất vọng. Kim Lân đã đặc tả vào thái độ của thị như gợi tả bao suy tư sâu sắc về kiếp người trong nhữg ngày đói quay quắt. Cái nghèo gặp cái eo, báo cho họ biết những ngày túng đói đe doạ. Nếu vấn đề của Tràng quẩn quanh trong mong ước tạo nên hạnh phúc bền lâu thì vấn đề của thị lúc này là vượt lên nạn đói. Không có bất cứ một tín hiệu nào bảo đảm cả hai người sẽ vượt qua thử thách của chính mình. Sự chờ đợi thật nặng nề, căng thẳng. Thị đã dễ dàng đến với Tràng thì thị cũng dễ dàng bỏ đi. Nhà văn đã kéo dài khoảnh khắc ấy để giúp người đọc hình dung, giả định những khả năng sẽ xảy đến cho nhân vật, để có những suy ngẫm cảm thông, ngậm ngùi cho thân phận con người trong hoàn cảnh trớ trêu.

4 . Cuộc gặp gỡ của ba người khốn khổ:

Bà cụ Tứ trở về nhà như bổ sung thêm vào bức tranh ảm đạm của cuộc sống nghèo khổ, đói kém. Vẻ lam lũ in hình trên dáng đi “lòng khòng”, “vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán”. Trong những lo toan của người mẹ, hẳn sẽ không có dự tính nào cho hạnh phúc của con trai trong thời điểm cùng cực đói này. Bởi vậy thái độ của Tràng làm bà ngạc nhiên một thì sự xuất hiện của người đàn bà lạ làm bà ngạc nhiên mười. Sự thực như một ảo ảnh để bà không thể hiểu nổi. Dầu đã có lời chào nhưng lại làm bà rối bời “băn khoăn”. Vì hơn ai hết bà hiểu cảnh nhà, hiểu hoàn cảnh con mình không mong có được vợ trong cả lúc yên hàn chứ chưa cần nói đến tao đoạn trần ai này. Nhà văn đã dồn bút lực mô tả phút chờ đợi căng thẳng của đôi vợ chồng mới làm bạn với nhau để người mẹ định đoạt duyên kiếp. Thời gian như kéo dài thêm cùng tâm lý đợi chờ. LẠi càng dài hơn khi bà cụ “cúi đầu nín lặng” sau khi hiểu ra cớ sự.

Những trang viết xúc động nhất của tác phẩm có lẽ gắn trọn với tâm trạng mừng lo lẫn lộn của bà cụ Tứ. Tấm lòng của một người mẹ thật bao dung và cũng thật đắng cay xa xót. Người đọc có thể nhìn thấy bóng dáng bao bà mẹ thương con đứt ruột trong nỗi lòng bà cụ Tứ. Những xung đột bi kịch được đẩy lên cao trào nhưng cũng được hoá giải phần nào bởi tình thương của người mẹ. Nước mắt mẹ đã lặng lẽ rơi xuống trong mặc cảm thân phận, trong nỗi đau không lo nổi hạnh phúc cho con mình. “Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”. Không khí im lặng u uất bao trùm lên ngôi nhà, tâm tư bà cụ cũng ngập tràn ám ảnh đầy bóng tối: cái đói, cái chết, cái nợ đèo bòng chất thêm gánh nặng. Định mệnh như cười cợt với hạnh phúc, nụ cười của thần chết. Nhưng không thể thắng được một niềm tin của những người chưa tắt hy vọng về tương lai. Nó là cái tâm lý quen thuộc của những người nghèo khổ, thường tự an ủi mình:

Chớ than phận khó ai ơi

Còn da lông mọc, còn chồi lên cây

Tiếng nói đòi quyền sống mãnh liệt ấy đã thôi thúc làm nên quyết định rất “nhẹ nhàng” trong lời nói của bà cụ Tứ “Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…”. Hạnh phúc đã vượt qua lực cản đầu tiên.

Nhưng cuộc sống thực không hề nhẹ nhàng, vẫn bộn bề chồng chất nỗi lo. Bản thân bà cụ cũng nén chịu vào lòng nỗi đau của riêng mình, đặt vào miệng những lời an ủi nàng dâu mới nhưng “bóng tối trùm lấy hai con mắt bà lão”. Trong khoảnh khắc, quá khứ tủi cực dồn về cùng suy nghĩ cho tương lai dâu – con. Điều cảm động là tình thương ấy đã xoá nhoà khoảng cách “mẹ chồng nàng dâu” nhưng cách cư xử của bà cụ Tứ vẫn còn là sự chịu đựng, chấp nhận hoàn cảnh, chưa phải là sức mạnh để vượt lên hoàn cảnh. Mỗi một lời thân mật với “”nàng dâu mới” chứa đựng bao nỗi niềm u uất để rồi “bà cụ không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”. Bóng tối vẫn mênh mông.

Kim Lân đã để vào chính lúc ấy, Tràng “đánh diêm đốt đèn”. Chính nhà văn đã nói về ngọn đèn xua tan bóng tối này: “Ngọn đèn là niềm yêu thương, cảm thông lẫn nhau để cùng vượt lên trên số phận buồn thương của họ” (Tác giả nói về tác phẩm). Đó là ánh sáng của hy vọng, của quyết tâm tạo dựng cuộc sống mới. Một lần nữa, Kim Lân lại để cho đôi vợ chồng mới còn lại riêng với nhau, trong “ánh đèn vàng đục ở góc nhà toả ra ấm áp và kéo dài hai cái bóng trên vách”. Nhưng lần này, không chỉ có tiếng họ thầm thì trò chuyện mà còn cả “tiếng hờ khóc ngoài xóm lọt vào tỉ tê lúc to lúc nhỏ”. Hạnh phúc mới phải đối mặt với thực tại cuộc sống những ngày tới của lứa đôi và đêm tân hôn ấm áp tình người đã chống chọi với “tiếng hờ khóc tỉ tê nghe càng rõ”. Đó là hạnh phúc đòi hỏi con người phải sát lại bên nhau để vượt qua buồn thương số phận, cái đói và cái chết.

5. Ngày mới:

“Ánh nắng buổi sáng mùa hè” đến với Tràng sau đêm tân hôn màu nhiệm đã giúp anh nhận ra tất cả sự “thay đổi mới mẻ, khác lạ”. Dù ở trong trạng thái “êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra” nhưng bước ngoặt cuộc sống của Tràng là sự thực mà chính anh là người hiểu rõ nhất. Đẹp làm sao những cảm xúc của Tràng về tổ ấm của chính anh, gắn với viễn cảnh tương lai sáng sủa như không gian đầy nắng kia. “Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”, nguồn hạnh phúc tạo nên từ mối ràng buộc tình cảm và trách nhiệm của Tràng với mẹ, với vợ đã đem lại nguồn hạnh phúc lớn lao hơn cho Tràng. Anh ý thức rõ hơn bao giờ hết quyền được sống làm người, quyền sống của con người. Chính anh chứ không phải ai khác sẽ bảo vệ đến cùng quyền lợi chính đáng ấy.

Ngày mới đến với thị cũng thật khác lạ, làm nên vẻ đẹp của một cô Tấm bước ra từ quả thị trong cổ tích. Hạnh phúc mới đã trả lại cho chị vẻ “hiền hậu đúng mực” và chính bàn tay từng đẩy chiếc xe bò duyên phận, bàn tay quệt đũa ngang miệng, hôm qua đã sắp đặt, sửa sang nhà cửa gọn gàng sạch sẽ. Bàn tay ấy “đang quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất”. Âm vang giản dị, bình thường ấy báo hiệu sự hồi sinh, sức sống mới trở lại trong tâm hồn chị. Tưởng chừng mọi nỗi lo đã được giải toả khi ngày mới bắt đầu, ngay cả “bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”.

Nhưng hình ảnh “bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại” đã cho ta biết tất cả mới chỉ bắt đầu. Cuộc sống mới của gia đình Tràng diễn ra trên nền hiện thực còn nguyên mối đe doạ. Lùm rau chuối thái rối, đĩa muối ăn với cháo, câu chuyện giữa mẹ, con, dâu toàn niềm vui. Không khí “đầm ấm hoà hợp” bỗng ngừng lại khi miếng ăn hết nhẵn. Khoảnh khắc ấykhiến người đọc có thể chạnh lòng nhớ không khí truyện “Nửa đêm” của Nam Cao. Cũng vui vẻ đầm ấm ban đầu, sau hạnh phúc vỡ tan, để lại cay đắng, cùng cực cho một bà lão suốt đời “tu nhân tích đức”. Liệu bà cụ Tứ, Tràng, thị có lâm vào nghịch cảnh đầy bi kịch như vậy không? Kim Lân đã để các nhân vật chống chọi hoàn cảnh ấy mỗi người một cách, tranh đấu quyết liệt với cái đói chết người để bảo vệ quyền sống, hạnh phúc họ vừa có được. Người đọc sẽ lặng đi khi nhìn vào miếng ăn của họ – “chè khoán” của bà cụ Tứ. Người mẹ tội nghiệp ấy đã làm mọi việc có thể để cứu vãn tình thế, ngay cả khi nói rõ là cám vẫn cố đánh lừa cảm giác bằng tiếng cười rặn ra và lời khen “ngon đáo để”. Người vợ nhặt đã nhận ra sự thực, dẫu “hai mắt thị tối lại” nhưng vẫn “điềm nhiên và vào miệng”. Thị thật đáng thương vì cuộc đời chị cũng sẽ không còn lối thoát nào khác. Tình người thật đáng quí để chị chấp nhận hoàn cảnh ăn miếng ăn của loài vật này. Chỉ có Tràng cảm nhận rõ nhất vị cám “đắng chát và nghẹn bứ”. Dường như khoảnh khắc ấy đã bùng lên sức mạnh phản kháng trong anh. Nhưng bị bủa vây trong vòng cùng quẫn, những con người ấy đã bắt đầu “tránh nhìn mặt nhau”, “một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người”. Sức mạnh tố cáo tội ác huỷ diệt sự sống của kẻ thù Pháp – Nhật trong câu văn thật thấm thía trong phút câm lặng đột ngột này. Nhưng có thể nhận ra lúc ý thức rõ nhất về hoàn cảnh cuộc sống bên ngoài tác động, họ tránh nhìn nhau không phải vì sợ hãi, cũng không phải chuẩn bị cho ánh mắt nhì nnhau đầy thù hận mà tủi hờn chất chứa trong lòng sẽ giúp họ cùng nhìn về một hướng giải thoát khỏi cuộc sống lầm than, hướng đến sự sống, tương lai sẽ khác hơn.

Kim Lân dựng lên đoạn cuối câu chuyện khi những người cùng khổ này nói về “Việt Minh” và hình ảnh đoàn người đói cùng lá cờ đỏ bay phấp phới hiện lên trong óc Tràng, bởi điều kiện khách quan tác phẩm hoàn thành sau cuộc cách mạng long trời lở đất của dân tộc lật nhào bộ máy hủy diệt của kẻ thù dân tộc, trả lại hạnh phúc tự do thật sự cho con người. một kết cục làm rõ tư tưởng của tác phẩm là cần thiết để câu chuyện thoát khỏi lối mòn bi kịch của văn học hiện thực trước cách mạng viết về những nạn nhân đáng thương bị đè bẹp bởi hoàn cảnh. Nhưng theo sự phát triển của tình huống truyện, dẫu kết cục là nỗi tủi hờn vẫn hàm chứa trong đó sức mạnh phản kháng của những con người từng bước ý thức và làm chủ hoàn cảnh, vượt lên số phận. đó cũng chính là điểm khác biệt về nhân vật điển hình trong văn học sau 1945 với văn học trước đó.

Kim Lân đã ghi dấu ấn của một tấm lòng nhân hậu, đem đến những cảm nhận mới mẻ về con người và khơi dậy sức mạnh tình thương giúp con người vượt qua tất cả trở lực của cuộc sống và bản thân họ. Tác phẩm ấm lòng ta bởi niềm tin vào con người tuyệt đối.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky