Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Nghị luận: “Nghề nghiệp không tạo nên sự cao quý cho con người mà chính con người tạo nên sự cao quý cho nghề nghiệp”. Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Cổ ngữ có câu: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Giữa nghề nghiệp và con người có mối quan hệ như thế nào? Đã có ý kiến cho rằng: “Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp”.

Nghề nghiệp là công việc để sinh sống, để làm ăn, để phục vụ. Có nghề lao động chân tay, có nghề lao động trí óc.

Cao quý là có giá trị lớn về mặt tinh thần, rất đáng quý trọng, được tôn vinh và ngưỡng mộ.

Câu nói trên đây nhằm khẳng định mọi ngành nghề (chân chính) trong xã hội đều quan trọng; giá trị cao quý của nghề nghiệp là do con người làm nên chứ không phải do nghề nghiệp đó tạo ra. Suy rộng ý kiến trên: Người lao động là người cao quý và vè vang.

Nghể nghiệp không tạo nên sự cao quý. Lao động chân tay, lao động phổ thông, lao động trí óc, lao động kỹ thuật, v.v… đều không làm nên sự cao quý cho con người. Chính lòng yêu nghề và đôi bàn tay vàng mới làm nên sự cao quý (cho cả con người và cho cả nghể nghiệp). Phạm Bân, vị ngự y đã làm cho nghề y trở nên cao quý như dựng nhà cho con bệnh ở điều trị, cho cơm cháo, thuốc men… Vua Trần Anh Tông đã nói: “Ngươi thật là bậc lương V chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót dám con đỏ của ta…”.

Chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp. Người nông dân dầm mưa dãi nắng, cuốc bẫm cày sâu, mới làm nên những mùa vàng, đem đến bát cơm đầy dẻo thơm cho mọi người mọi mùa vàng, đem đến bát cơm đầy dẻo thơm cho mọi người mọi nhà, vì thế nhân dân ta mới coi trọng nghề nông: “nông tang vi bản”. Các nghệ nhân của làng nghề ở khắp mọi miền quê như nghề làm nón ở làng Chuông, nghề dệt chiếu cói ở làng Hới, nghề chạm khắc gỗ ở Đồng Kỵ, nghề trồng hoa ở Ngọc Hà, v.v… đã được truyền tụng. Các nghệ nhân, các cô gái làng nghề thủ công được tôn vinh!

Sản phẩm lao động, sự đóng góp và cống hiến vào nền kinh tế, văn hóa của đất nước, là thước đo giá trị cúa nghề nghiệp, là sự đánh giá của xã hội đối với người thợ, người thầy, người nông phu.

Tuy rằng không có nghề cao quý, không có nghề thấp hèn, nhưng trong xã hội có nghề nặng nhọc, vất vả (thợ mỏ, công nhân quét rác, dọn vệ sinh,…) lại có nghề nhẹ nhàng (văn thư, tiếp viên du lịch,…); có nghề lương cao, có nghề lương thấp, v.v… Lại có nghề độc hại (công nhân, kỹ sư nhà máy hóa chất,…), có nghề nguy hiểm (câu cá sấu, bắt rắn, nuôi rắn,…),… Vì thế, cổ nhân mới nói: “Sinh vì nghề, chết vì nghề’…

Làm nghề gì cũng vậy, phải tu dưỡng đạo đức, phải học tập để không ngừng nâng cao tay nghề. Có như thế mới phục vụ đắc lực cho quốc kế dân sinh, mới làm cho nghề nghiệp trở nên cao quý.

Đất nước ta đang trên đường đổi mới, công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Mỗi một thanh niên phải nỗ lực học tập khoa học kỹ thuật, tu dưỡng nhân cách để trở thành một kỹ thuật viên.

Cổ ngữ có câu: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Giữa nghề nghiệp và con người có mối quan hệ như thế nào? Đã có ý kiến cho rằng: “Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp”.

Nghề nghiệp là công việc để sinh sống, để làm ăn, để phục vụ. Có nghề lao động chân tay, có nghề lao động trí óc.

Cao quý là có giá trị lớn về mặt tinh thần, rất đáng quý trọng, được tôn vinh và ngưỡng mộ.

Câu nói trên đây nhằm khẳng định mọi ngành nghề (chân chính) trong xã hội đều quan trọng; giá trị cao quý của nghề nghiệp là do con người làm nên chứ không phải do nghề nghiệp đó tạo ra. Suy rộng ý kiến trên: Người lao động là người cao quý và vè vang.

Nghể nghiệp không tạo nên sự cao quý. Lao động chân tay, lao động phổ thông, lao động trí óc, lao động kỹ thuật, v.v… đều không làm nên sự cao quý cho con người. Chính lòng yêu nghề và đôi bàn tay vàng mới làm nên sự cao quý (cho cả con người và cho cả nghể nghiệp). Phạm Bân, vị ngự y đã làm cho nghề y trở nên cao quý như dựng nhà cho con bệnh ở điều trị, cho cơm cháo, thuốc men… Vua Trần Anh Tông đã nói: “Ngươi thật là bậc lương V chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót dám con đỏ của ta…”.

Chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp. Người nông dân dầm mưa dãi nắng, cuốc bẫm cày sâu, mới làm nên những mùa vàng, đem đến bát cơm đầy dẻo thơm cho mọi người mọi mùa vàng, đem đến bát cơm đầy dẻo thơm cho mọi người mọi nhà, vì thế nhân dân ta mới coi trọng nghề nông: “nông tang vi bản”. Các nghệ nhân của làng nghề ở khắp mọi miền quê như nghề làm nón ở làng Chuông, nghề dệt chiếu cói ở làng Hới, nghề chạm khắc gỗ ở Đồng Kỵ, nghề trồng hoa ở Ngọc Hà, v.v… đã được truyền tụng. Các nghệ nhân, các cô gái làng nghề thủ công được tôn vinh!

Sản phẩm lao động, sự đóng góp và cống hiến vào nền kinh tế, văn hóa của đất nước, là thước đo giá trị cúa nghề nghiệp, là sự đánh giá của xã hội đối với người thợ, người thầy, người nông phu.

Tuy rằng không có nghề cao quý, không có nghề thấp hèn, nhưng trong xã hội có nghề nặng nhọc, vất vả (thợ mỏ, công nhân quét rác, dọn vệ sinh,…) lại có nghề nhẹ nhàng (văn thư, tiếp viên du lịch,…); có nghề lương cao, có nghề lương thấp, v.v… Lại có nghề độc hại (công nhân, kỹ sư nhà máy hóa chất,…), có nghề nguy hiểm (câu cá sấu, bắt rắn, nuôi rắn,…),… Vì thế, cổ nhân mới nói: “Sinh vì nghề, chết vì nghề’…

Làm nghề gì cũng vậy, phải tu dưỡng đạo đức, phải học tập để không ngừng nâng cao tay nghề. Có như thế mới phục vụ đắc lực cho quốc kế dân sinh, mới làm cho nghề nghiệp trở nên cao quý.

Đất nước ta đang trên đường đổi mới, công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Mỗi một thanh niên phải nỗ lực học tập khoa học kỹ thuật, tu dưỡng nhân cách để trở thành một kỹ thuật viên.

Chọn tập
Bình luận