Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Trong truyện ngắn Rừng xà nu đã cho nhân vật cụ Mết nhắc đi nhắc lại những lời thiêng liêng đó. Em hãy bình luận chân lý của thời đại đã được nhà văn nói lên qua những câu trên. Trong Rừng xà nu chân lý ấy đã được thể hiện ra sao qua kết cấu, hình tượng

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Đề bài:

“Nghe rõ chưa các con, nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi bay còn sống phải nói lại cho con cháu, chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Trong truyện ngắn Rừng xa nu đã cho nhân vật cụ Mết nhắc đi nhắc lại những lời thiêng liêng đó. Hãy bình luận chân lý của thời đại đã được nhà văn nói lên qua những câu trên. Trong Rừng xà nu chân lý ấy đã được thể hiện ra sao qua kết cấu và hình tượng?

Dàn ý:

I. Mở bài

Có thể nói xu hướng của các truyện ngắn thời kì kháng chiến chống Mĩ va xây dựng chủ nghĩa xã hội là tính luận đề. Nếu Nguyễn Minh Châu say sưa với “sợi chỉ xanh óng ánh”, Nguyễn Khải thể hiện luận đề “sự sống nảy sinh từ trong cái chết” thì Nguyễn Trung Thành lại thể hiện luận đề “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo” trong tác phẩm “Rừng xà nu” Nguyễn Trung Thành đã để cụ Mết thiết tha nhắc đi nhắc lại chân lí thời đại giản dị mà sâu sắc “Nghe …”(209) lời nhắc nhở ấy ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc đồng thời được nhà văn thể hiện một cách tinh tế sôi động qua toàn tác phẩm.

II. Thân bài

1) Xuất xứ tác phẩm

2) Giải thích

Lời căn dặn của cụ Mết chỉ được Nguyễn Trung Thành thể hiện trong tác phẩm sau khi ông cụ đã hồi tưởng về cuộc đời Tnú và những mất mát đau thương bất hạnh khi vợ con Tnú bị hành hạ đến chết khi bàn tay cầm giáo mác của anh cũng bị huỷ hoại, nó là lời căn dặn của vị già làng, một người có uy tín và đáng kính nhất trong cộng đồng Xôman. Cụ mết lại cất lên lời nhắc nhở ấy trong đêm Tnú về thăm làng khi cụ kể toàn bộ câu chuyện về cuộc đời Tnú cho toàn thể cộng đồng Xôman nghe ở nơi nhà Ưng bên đống lửa lớn trong một không khí thành kính, thiêng liêng. Trong hoàn cảnh ấy lời cụ Mết trở thành lời di huấn của thế hệ trước đối với thế hệ sau. Lời dạy ấy có lẽ đã được nhắc tới bao nhiêu lần khi cụ Mệt kể chuyện về cuộc đời Tnú và chắc chắn còn được truyền lại từ đời này qua đời khác.

– Lời căn dặn của cụ Mết được phát biểu một cách ngắn gọn, giản dị qua những hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ và được diễn đạt trong nhiều tương phản ẩn dụ “Chúng nó” là cách gọi mà cụ Mết dùng để chỉ kẻ thù, cả bọn bán nước và cướp nước; còn “mình” là lời tự xưng của cụ Mết có ý nghĩa chỉ chung dân làng Xôman, cộng đồng Tây Nguyên và mọi người yêu nước; “súng và giáo” đều là những hoán dụ chỉ vũ khí và vật chất nhưng nếu “súng” tượng trưng cho vũ khí hiện đại đủ đầy thì “giáo”tượng trưng cho vũ khí thô sơ, tự tạo. Trong hình thức tương phản và cách nói giản dị, mộc mạc, cụ Mết đã thể hiện. Một tư tưởng lớn: phải dùng vũ khí đáp lại vũ khí, phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực hung bạo của kẻ thù. Nó kín đáo khẳng định tầm quan trọng của vũ khí, của vật chất mà CácMac đã khẳng định:”vũ khí phê phán không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí. Chỉ những lực lượng vật chất mới đánh đổ được những lực lượng vật chất”. Lời khẳng định của cụ Mết cũng thể hiện một quy luật của phong trào đấu tranh cách mạng, quy luật có áp bức có đấu tranh. Có thể nói lời căn dặn của cụ Mết là một chân lí thời đại sâu sắc khẳng định vai trò, tầm quan trọng của vũ khí cũng như quy luật của phong trào đấu tranh cách mạng.

a) Trong văn học nghệ thuật mọi tư tưởng dù lơn lao sâu sắc đến đâu cũng không thể tồn tại độc lập trừu tượng, mà phải hoá thân thành những hình tượng nghệ thuật sống động bão hoà cảm xúc và giàu sức sáng tạo. ở trong “Rừng xà nu” cái tư tưởng lớn lao sâu sắc được thể hiện qua lời cụ Mết là tư tưởng được rút ra từ chính câu chuyện về cuộc đời Tnú, về hành trình lịch sử và số phận của cộng đồng Xôman, Nguyễn Trung Thành đã khéo léo thể hiện tư tưởng sâu sắc khái quát của mình thông qua hình tượng nhân vật Tnú.

b) Qua hồi tưởng của cụ Mết, cuộc đời số phận của Tnú hiện lên rất rõ nét với nhiều chi tiét giàu ý nghĩa: cha mẹ mất sớm Tnú được cả cộng đồng Xôman đùm bọc, cưu mang, ngay từ nhỏ Tnú đã bộc lộ rõ nét phương châm tốt đẹp của một người lao động bình dị và yêu nước. Đó là tấm lòng trong sạch:”Đời …làng ta” (203,204), là tình cảm thân thiết với cán bộ cách mạng, với cuộc kháng chiến của dân tộc giữa những ngày địch khủng bố gắt gao sát hại nhiều thanh niên, ông già, bà cả thì Tnú vẫn cùng Mai dũng cảm mang cơm nuôi giấu bộ đội trong rừng. Được anh Quyết giác ngộ lí tưởng cách mạng từ sớm, Tnú luôn tin tưởng vào Đảng, vào cách mạng luôn cố gắng học chữ để lớn lên thay anh Quyết làm cán bộ (trong hoàn cảnh của những ngày đầu chống Mĩ ở miền núi heo hút, mà đã nghĩ đến việc trang bị chữ nghĩa cho người làm cán bộ chính là điểm sâu sắc trong cái nhìn của nhà văn ở Tnú có nét tình cách dũng cảm ngang tàng gan góc quả cảm giống như những tráng sĩ trong sử thi Tây Nguyên. Học chữ thua Mai Tnú đập bể cái bảng nứa và còn cầm đá từ đập vào đầu mình máu chảy ròng ròng. Nếu mọi người dỗ không được Mai dỗ Tnú còn doạ đánh thì chỉ cần một lời vỗ về thủ thỉ của anh Quyết: “Sau…giỏi” làm cho Tnú yên lòng thậm chí còn khóc vì hối hận ( Tnú còn là người biết lỗi, phục thiện và luôn thiết tha với lí tưởng cách mạng. Đi liên lạc Tnú biết leo cây cao quan sát định để xé vòng vây mà đi hoặc chọn chỗ thác dữ định ít phục kích, cưỡi lên thác vượt băng băng như một con cá kình (mọi hoạt động suy nghĩ đều bộc lộ sự thông mịnh sáng suốt tận dụng những yếu tố bất ngờ cho thấy lòng dũng cảm gan dạ của Tnú. Khi bị địch bắt, lưng Tnú ngang dọc vết dao chém, nhưng Tnú vẫn một mực không khai trước câu hỏi “cộng sản ở đâu”, tnú chỉ đặt tay lên bụng mà nói “ở đây này” đó là bàn tay ân nghĩa thuỷ chung không bao giờ biết phản bội.

– Những thử thách của đời sống hoạt động cách mạng cùng với phong cách vốn có đã tôi luyện Tnú trở thành người chiến sĩ kiên trung. Thoát ngục KonTum trở về, anh lại trở thành linh hồn của phong trào cách mạng ở Xôman, thành người kế thừa xuất sắc sự nghiệp anh Quyết để lại, không bắt được Tnú kẻ thù bắt và hành hạ vợ con anh đến chết ( những mất mát này mở đầu cho những mất mát đau thương của cuộc đời Tnú nhưng lại nhân lên gấp bội những mất mát của cộng đồng Xôman sau cái chết của bà Nhan, anh Xút:”Cây sắt …hơn”(207) ( chứng kiến sự hành hạ dã man của kẻ thù đối với vợ con mình, nơi tâm hồn Tnú dồn lên bao nhiêu đau đớn, uất ức, căm thù:”ở…lớn”(208) (bản năng yêu thương đã thôi thúc Tnú xông ra cứu vợ con: “rồi…Mai”(208 (đó là vòng tay che chở cưu mang của một người chồng rất mực yêu vợ, người cha rất mực yêu con. Nhưng Tnú không cứu được mẹ con Mai ngay cả khi anh đã liều lĩnh hi sinh cả mạng sống của mình. Mai không bảo vệ đượ đứa con dù chị đã dùng tất cả tình yêu thương của người mẹ, dùng cả cơ thể của mình để che chở cho nó. Điệp khúc Tnú không cứu được mẹ con Mai “được cụ Mết nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trước đó ông cụ đã khẳng định bao nhiêu phẩm chất tốt đẹp của Tnú A có lòng can đảm, sự quả cảm có khi đối phó với kẻ thù, có ý thức giác ngộ cách mạng sâu sắc, có tình yêu thương sâu sắc có cơ thể cường tráng dù thế Tnú vẫn không cứu được vợ con bởi anh “chỉ có hai bàn tay trắng”, không có vũ khí trong tay Tnú không bảo vệ được người phụ nữ mình rất mực yêu thương, không bảo vệ được giọt máu của đời mình và cũng không bảo vệ được chính mình ( Tnú bị giặc bắt trói lại kẻ thù thâm độc tẩm nhựa xà nu vào giẻ cuốn lên mười đầu ngón tay A – nơi tập trung những dây thần kinh nhạy cảm nhất, nơi cầm giáo mác mà châm lửa đốt dần từng ngón một vừa để nhấm nháp cảm giác thích thú đao phủ, vừa để huỷ hoại bàn tay cầm vũ khí của người cộng sản kiên trung “một …đuốc”(209) mọi giây phút trôi qua là bao nhiêu đau đớn khắc sâu vào cơ thể Tnú “A nghe…rồi”(210) khẳng định bản lĩnh kiên trung cứng cáp của mình, vẫn khẳng định lòng trung thành với Đảng, giữ vững tư cách của người cộng sản bên tai Tnú chỉ văng vẳng lời dặn dạy của anh Quyết ”Người…van”(210) ( đó là vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nếu Tnú không cứu được vợ con thì cụ Mết và dân làng cũng không cứu được Tnú: “Tnú không…chết rồi”;”Nhớ không…trắng”(208); “Tau…không” (nhấn mạnh những chi tiết ấy cụ Mết cho thấy nếu chỉ có bàn tay không, không có vũ khí thì ngay cả những con người ưu tú như Tnú cũng không thể bảo vệ được mình, không thể bảo vệ được hạnh phúc của mình, không thể chống lại kẻ thù, không thể bảo vệ được sự sống. Chính điều ấy đã thức tỉnh vai trò, sức mạnh của vũ khí trong cuộc đấu tranh cách mạng của con người.

– Những bàn tay không, tay trắng khi có vũ khí trong tay bỗng có sức mạnh phi thường, lập nên những chiến công lừng lẫy, cụ Mết cùng thanh niên trai tráng vào rừng tìm giáo mác đã giấu sẵn từ trước. Thằng Dục gục ngã dưới lưỡi mác của cụ Mết và cả tiểu đội lính gục ngã dưới vũ khí của thanh niên trai tráng trong làng: “Tnú tỉnh…đổ”(210). Sức mạnh của vũ khí đã được khẳng định qua kết quả đồng khởi của dân làng tất nhiên đó không chỉ là sức mạnh của khí giới mà còn là sức mạnh làm nên từ sự đồng lòng chung sức của con người chính ý thức về sức mạnh của khí giới như thế đã làm nên tư tưởng lớn lao mà sâu sắc của cụ Mết: “chúng nó cầm súng mình phải cầm giáo”.

– Ngay trong đêm đồng khởi ấy ý thức về sức mạnh của vũ khí đã thấm sâu vào tất cả người dân Xôman qua lời kêu gọi của cụ Mết.”Tất cả …chông”. Vai trò của vũ khí đã từng được nhắc nhở qua lời anh Quyết và được hiện thực hoá qua lời cụ Mết và dân làng, vũ khí của người dân Xôman cũng ngày càng một hiện đại hơn không chỉ là giáo, mác, vụng, rựa mà còn là khẩu sùng trường Mát của bé Heng đến khẩu tiểu liên Tôm xông tự động của Tnú. Người dân Xôman đã thực hiện đúng lời di huấn của cụ Mết đã đứng dậy đấu tranh chống lại áp bức đã dùng vũ khí đáp lại vũ khí. Đó là cuộc đấu tranh nhân danh sự sống vvì sự sống và để bảo vệ sự sống.

– Chiều sâu trong tư tưởng của Nguyễn Trung Thành là ở chỗ ông không khẳng định vai trò sức mạnh của vũ khí một chiều. ở cuối tác phẩm nhà văn còn để cho Tnú kể thêm câu chuyện anh hùng đôi tay cụt của mình giết chết thằng chỉ huy địch dưới hầm ngầm, giết chết kẻ mà anh gọi là thằng Dục – không phải thằng Dục thật bởi nó đã giục giã dưới lưỡi mác của cụ Mết mà là với Tnú: “Chúng nó đứa nào cũng là thằng Dục”,”Dục tau có dao đâu! Tau giết mày bằng mười ngón tay cụt này thôi! Tau bóp cổ mày thôi” Bàn tay Tnú ngay cả khi không cần sức mạnh của vũ khí vẫn giết được kẻ thù bảo vệ được mình. Đó là bàn tay quả báo. Với Nguyễn Trung Thành vũ khí rất quan trọng cần phải cầm vũ khí chống lại kẻ thù nhưng cái quan trọng hơn cả vẫn là bàn tay của con người dám cầm vũ khí.

4) Tư tưởng chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo được cụ Mết rút ra từ chính cuộc đời Tnú cũng là câu chuyện về số phận về hành trình lịch sử của dân làng Xôman Nguyễn Trung Thành bằng tài năng của mình đã để cho tư tưởng ấy hoá thân thành những hình tượng nghệ thuật sôi động bão hoà cảm xúc, tư tưởng ấy vì vậy không phải là thứ triết lí trừu tượng khô cứng không mang thứ màu xám của lí thuyết mà là thứ “cây đời mãi mãi xanh tươi”(W.Gớt).

Tư tưởng ấy đã khái quát được quy luật đấu tranh cách mạng đồng thời khẳng định vai trò sức mạnh của vũ khí cũng như những phẩm chất tốt đẹp của con người. Đó là quy luật có áp bức có đấu tranh, phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực hung bạo của kẻ thù được diễn đạt dưới hình thức giá trị mộc mạc của một già làng miền núi, triết lí ấy càng dễ thấm sâu vào tâm hồn của những người dân xôman, của các cộng đồng dân tộc trên các dải đất tự nhiên.

III.Kết bài

Nguyễn Trung Thành đã thể hiện đặc biệt thành công cái chân lí thời đại giản dị mà sâu sắc”chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo” qua hệ thống hiện tượng của toàn bộ trong “rừng xà nu” nhờ vậy mặc dù là tác phẩm có tính luận đề, nhưng “rừng xà nu” không trở nên công thức, khô cứng trừu tượng mà vẫn có sự thống nhất giữa chiều sâu tư tưởng với sức gợi cảm sôi động của hiện tượng trở thành tác phẩm có sức hấp dẫn và có giá trị lâu bền.

Đề bài:

“Nghe rõ chưa các con, nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi bay còn sống phải nói lại cho con cháu, chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Trong truyện ngắn Rừng xa nu đã cho nhân vật cụ Mết nhắc đi nhắc lại những lời thiêng liêng đó. Hãy bình luận chân lý của thời đại đã được nhà văn nói lên qua những câu trên. Trong Rừng xà nu chân lý ấy đã được thể hiện ra sao qua kết cấu và hình tượng?

Dàn ý:

I. Mở bài

Có thể nói xu hướng của các truyện ngắn thời kì kháng chiến chống Mĩ va xây dựng chủ nghĩa xã hội là tính luận đề. Nếu Nguyễn Minh Châu say sưa với “sợi chỉ xanh óng ánh”, Nguyễn Khải thể hiện luận đề “sự sống nảy sinh từ trong cái chết” thì Nguyễn Trung Thành lại thể hiện luận đề “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo” trong tác phẩm “Rừng xà nu” Nguyễn Trung Thành đã để cụ Mết thiết tha nhắc đi nhắc lại chân lí thời đại giản dị mà sâu sắc “Nghe …”(209) lời nhắc nhở ấy ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc đồng thời được nhà văn thể hiện một cách tinh tế sôi động qua toàn tác phẩm.

II. Thân bài

1) Xuất xứ tác phẩm

2) Giải thích

Lời căn dặn của cụ Mết chỉ được Nguyễn Trung Thành thể hiện trong tác phẩm sau khi ông cụ đã hồi tưởng về cuộc đời Tnú và những mất mát đau thương bất hạnh khi vợ con Tnú bị hành hạ đến chết khi bàn tay cầm giáo mác của anh cũng bị huỷ hoại, nó là lời căn dặn của vị già làng, một người có uy tín và đáng kính nhất trong cộng đồng Xôman. Cụ mết lại cất lên lời nhắc nhở ấy trong đêm Tnú về thăm làng khi cụ kể toàn bộ câu chuyện về cuộc đời Tnú cho toàn thể cộng đồng Xôman nghe ở nơi nhà Ưng bên đống lửa lớn trong một không khí thành kính, thiêng liêng. Trong hoàn cảnh ấy lời cụ Mết trở thành lời di huấn của thế hệ trước đối với thế hệ sau. Lời dạy ấy có lẽ đã được nhắc tới bao nhiêu lần khi cụ Mệt kể chuyện về cuộc đời Tnú và chắc chắn còn được truyền lại từ đời này qua đời khác.

– Lời căn dặn của cụ Mết được phát biểu một cách ngắn gọn, giản dị qua những hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ và được diễn đạt trong nhiều tương phản ẩn dụ “Chúng nó” là cách gọi mà cụ Mết dùng để chỉ kẻ thù, cả bọn bán nước và cướp nước; còn “mình” là lời tự xưng của cụ Mết có ý nghĩa chỉ chung dân làng Xôman, cộng đồng Tây Nguyên và mọi người yêu nước; “súng và giáo” đều là những hoán dụ chỉ vũ khí và vật chất nhưng nếu “súng” tượng trưng cho vũ khí hiện đại đủ đầy thì “giáo”tượng trưng cho vũ khí thô sơ, tự tạo. Trong hình thức tương phản và cách nói giản dị, mộc mạc, cụ Mết đã thể hiện. Một tư tưởng lớn: phải dùng vũ khí đáp lại vũ khí, phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực hung bạo của kẻ thù. Nó kín đáo khẳng định tầm quan trọng của vũ khí, của vật chất mà CácMac đã khẳng định:”vũ khí phê phán không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí. Chỉ những lực lượng vật chất mới đánh đổ được những lực lượng vật chất”. Lời khẳng định của cụ Mết cũng thể hiện một quy luật của phong trào đấu tranh cách mạng, quy luật có áp bức có đấu tranh. Có thể nói lời căn dặn của cụ Mết là một chân lí thời đại sâu sắc khẳng định vai trò, tầm quan trọng của vũ khí cũng như quy luật của phong trào đấu tranh cách mạng.

a) Trong văn học nghệ thuật mọi tư tưởng dù lơn lao sâu sắc đến đâu cũng không thể tồn tại độc lập trừu tượng, mà phải hoá thân thành những hình tượng nghệ thuật sống động bão hoà cảm xúc và giàu sức sáng tạo. ở trong “Rừng xà nu” cái tư tưởng lớn lao sâu sắc được thể hiện qua lời cụ Mết là tư tưởng được rút ra từ chính câu chuyện về cuộc đời Tnú, về hành trình lịch sử và số phận của cộng đồng Xôman, Nguyễn Trung Thành đã khéo léo thể hiện tư tưởng sâu sắc khái quát của mình thông qua hình tượng nhân vật Tnú.

b) Qua hồi tưởng của cụ Mết, cuộc đời số phận của Tnú hiện lên rất rõ nét với nhiều chi tiét giàu ý nghĩa: cha mẹ mất sớm Tnú được cả cộng đồng Xôman đùm bọc, cưu mang, ngay từ nhỏ Tnú đã bộc lộ rõ nét phương châm tốt đẹp của một người lao động bình dị và yêu nước. Đó là tấm lòng trong sạch:”Đời …làng ta” (203,204), là tình cảm thân thiết với cán bộ cách mạng, với cuộc kháng chiến của dân tộc giữa những ngày địch khủng bố gắt gao sát hại nhiều thanh niên, ông già, bà cả thì Tnú vẫn cùng Mai dũng cảm mang cơm nuôi giấu bộ đội trong rừng. Được anh Quyết giác ngộ lí tưởng cách mạng từ sớm, Tnú luôn tin tưởng vào Đảng, vào cách mạng luôn cố gắng học chữ để lớn lên thay anh Quyết làm cán bộ (trong hoàn cảnh của những ngày đầu chống Mĩ ở miền núi heo hút, mà đã nghĩ đến việc trang bị chữ nghĩa cho người làm cán bộ chính là điểm sâu sắc trong cái nhìn của nhà văn ở Tnú có nét tình cách dũng cảm ngang tàng gan góc quả cảm giống như những tráng sĩ trong sử thi Tây Nguyên. Học chữ thua Mai Tnú đập bể cái bảng nứa và còn cầm đá từ đập vào đầu mình máu chảy ròng ròng. Nếu mọi người dỗ không được Mai dỗ Tnú còn doạ đánh thì chỉ cần một lời vỗ về thủ thỉ của anh Quyết: “Sau…giỏi” làm cho Tnú yên lòng thậm chí còn khóc vì hối hận ( Tnú còn là người biết lỗi, phục thiện và luôn thiết tha với lí tưởng cách mạng. Đi liên lạc Tnú biết leo cây cao quan sát định để xé vòng vây mà đi hoặc chọn chỗ thác dữ định ít phục kích, cưỡi lên thác vượt băng băng như một con cá kình (mọi hoạt động suy nghĩ đều bộc lộ sự thông mịnh sáng suốt tận dụng những yếu tố bất ngờ cho thấy lòng dũng cảm gan dạ của Tnú. Khi bị địch bắt, lưng Tnú ngang dọc vết dao chém, nhưng Tnú vẫn một mực không khai trước câu hỏi “cộng sản ở đâu”, tnú chỉ đặt tay lên bụng mà nói “ở đây này” đó là bàn tay ân nghĩa thuỷ chung không bao giờ biết phản bội.

– Những thử thách của đời sống hoạt động cách mạng cùng với phong cách vốn có đã tôi luyện Tnú trở thành người chiến sĩ kiên trung. Thoát ngục KonTum trở về, anh lại trở thành linh hồn của phong trào cách mạng ở Xôman, thành người kế thừa xuất sắc sự nghiệp anh Quyết để lại, không bắt được Tnú kẻ thù bắt và hành hạ vợ con anh đến chết ( những mất mát này mở đầu cho những mất mát đau thương của cuộc đời Tnú nhưng lại nhân lên gấp bội những mất mát của cộng đồng Xôman sau cái chết của bà Nhan, anh Xút:”Cây sắt …hơn”(207) ( chứng kiến sự hành hạ dã man của kẻ thù đối với vợ con mình, nơi tâm hồn Tnú dồn lên bao nhiêu đau đớn, uất ức, căm thù:”ở…lớn”(208) (bản năng yêu thương đã thôi thúc Tnú xông ra cứu vợ con: “rồi…Mai”(208 (đó là vòng tay che chở cưu mang của một người chồng rất mực yêu vợ, người cha rất mực yêu con. Nhưng Tnú không cứu được mẹ con Mai ngay cả khi anh đã liều lĩnh hi sinh cả mạng sống của mình. Mai không bảo vệ đượ đứa con dù chị đã dùng tất cả tình yêu thương của người mẹ, dùng cả cơ thể của mình để che chở cho nó. Điệp khúc Tnú không cứu được mẹ con Mai “được cụ Mết nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trước đó ông cụ đã khẳng định bao nhiêu phẩm chất tốt đẹp của Tnú A có lòng can đảm, sự quả cảm có khi đối phó với kẻ thù, có ý thức giác ngộ cách mạng sâu sắc, có tình yêu thương sâu sắc có cơ thể cường tráng dù thế Tnú vẫn không cứu được vợ con bởi anh “chỉ có hai bàn tay trắng”, không có vũ khí trong tay Tnú không bảo vệ được người phụ nữ mình rất mực yêu thương, không bảo vệ được giọt máu của đời mình và cũng không bảo vệ được chính mình ( Tnú bị giặc bắt trói lại kẻ thù thâm độc tẩm nhựa xà nu vào giẻ cuốn lên mười đầu ngón tay A – nơi tập trung những dây thần kinh nhạy cảm nhất, nơi cầm giáo mác mà châm lửa đốt dần từng ngón một vừa để nhấm nháp cảm giác thích thú đao phủ, vừa để huỷ hoại bàn tay cầm vũ khí của người cộng sản kiên trung “một …đuốc”(209) mọi giây phút trôi qua là bao nhiêu đau đớn khắc sâu vào cơ thể Tnú “A nghe…rồi”(210) khẳng định bản lĩnh kiên trung cứng cáp của mình, vẫn khẳng định lòng trung thành với Đảng, giữ vững tư cách của người cộng sản bên tai Tnú chỉ văng vẳng lời dặn dạy của anh Quyết ”Người…van”(210) ( đó là vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nếu Tnú không cứu được vợ con thì cụ Mết và dân làng cũng không cứu được Tnú: “Tnú không…chết rồi”;”Nhớ không…trắng”(208); “Tau…không” (nhấn mạnh những chi tiết ấy cụ Mết cho thấy nếu chỉ có bàn tay không, không có vũ khí thì ngay cả những con người ưu tú như Tnú cũng không thể bảo vệ được mình, không thể bảo vệ được hạnh phúc của mình, không thể chống lại kẻ thù, không thể bảo vệ được sự sống. Chính điều ấy đã thức tỉnh vai trò, sức mạnh của vũ khí trong cuộc đấu tranh cách mạng của con người.

– Những bàn tay không, tay trắng khi có vũ khí trong tay bỗng có sức mạnh phi thường, lập nên những chiến công lừng lẫy, cụ Mết cùng thanh niên trai tráng vào rừng tìm giáo mác đã giấu sẵn từ trước. Thằng Dục gục ngã dưới lưỡi mác của cụ Mết và cả tiểu đội lính gục ngã dưới vũ khí của thanh niên trai tráng trong làng: “Tnú tỉnh…đổ”(210). Sức mạnh của vũ khí đã được khẳng định qua kết quả đồng khởi của dân làng tất nhiên đó không chỉ là sức mạnh của khí giới mà còn là sức mạnh làm nên từ sự đồng lòng chung sức của con người chính ý thức về sức mạnh của khí giới như thế đã làm nên tư tưởng lớn lao mà sâu sắc của cụ Mết: “chúng nó cầm súng mình phải cầm giáo”.

– Ngay trong đêm đồng khởi ấy ý thức về sức mạnh của vũ khí đã thấm sâu vào tất cả người dân Xôman qua lời kêu gọi của cụ Mết.”Tất cả …chông”. Vai trò của vũ khí đã từng được nhắc nhở qua lời anh Quyết và được hiện thực hoá qua lời cụ Mết và dân làng, vũ khí của người dân Xôman cũng ngày càng một hiện đại hơn không chỉ là giáo, mác, vụng, rựa mà còn là khẩu sùng trường Mát của bé Heng đến khẩu tiểu liên Tôm xông tự động của Tnú. Người dân Xôman đã thực hiện đúng lời di huấn của cụ Mết đã đứng dậy đấu tranh chống lại áp bức đã dùng vũ khí đáp lại vũ khí. Đó là cuộc đấu tranh nhân danh sự sống vvì sự sống và để bảo vệ sự sống.

– Chiều sâu trong tư tưởng của Nguyễn Trung Thành là ở chỗ ông không khẳng định vai trò sức mạnh của vũ khí một chiều. ở cuối tác phẩm nhà văn còn để cho Tnú kể thêm câu chuyện anh hùng đôi tay cụt của mình giết chết thằng chỉ huy địch dưới hầm ngầm, giết chết kẻ mà anh gọi là thằng Dục – không phải thằng Dục thật bởi nó đã giục giã dưới lưỡi mác của cụ Mết mà là với Tnú: “Chúng nó đứa nào cũng là thằng Dục”,”Dục tau có dao đâu! Tau giết mày bằng mười ngón tay cụt này thôi! Tau bóp cổ mày thôi” Bàn tay Tnú ngay cả khi không cần sức mạnh của vũ khí vẫn giết được kẻ thù bảo vệ được mình. Đó là bàn tay quả báo. Với Nguyễn Trung Thành vũ khí rất quan trọng cần phải cầm vũ khí chống lại kẻ thù nhưng cái quan trọng hơn cả vẫn là bàn tay của con người dám cầm vũ khí.

4) Tư tưởng chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo được cụ Mết rút ra từ chính cuộc đời Tnú cũng là câu chuyện về số phận về hành trình lịch sử của dân làng Xôman Nguyễn Trung Thành bằng tài năng của mình đã để cho tư tưởng ấy hoá thân thành những hình tượng nghệ thuật sôi động bão hoà cảm xúc, tư tưởng ấy vì vậy không phải là thứ triết lí trừu tượng khô cứng không mang thứ màu xám của lí thuyết mà là thứ “cây đời mãi mãi xanh tươi”(W.Gớt).

Tư tưởng ấy đã khái quát được quy luật đấu tranh cách mạng đồng thời khẳng định vai trò sức mạnh của vũ khí cũng như những phẩm chất tốt đẹp của con người. Đó là quy luật có áp bức có đấu tranh, phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực hung bạo của kẻ thù được diễn đạt dưới hình thức giá trị mộc mạc của một già làng miền núi, triết lí ấy càng dễ thấm sâu vào tâm hồn của những người dân xôman, của các cộng đồng dân tộc trên các dải đất tự nhiên.

III.Kết bài

Nguyễn Trung Thành đã thể hiện đặc biệt thành công cái chân lí thời đại giản dị mà sâu sắc”chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo” qua hệ thống hiện tượng của toàn bộ trong “rừng xà nu” nhờ vậy mặc dù là tác phẩm có tính luận đề, nhưng “rừng xà nu” không trở nên công thức, khô cứng trừu tượng mà vẫn có sự thống nhất giữa chiều sâu tư tưởng với sức gợi cảm sôi động của hiện tượng trở thành tác phẩm có sức hấp dẫn và có giá trị lâu bền.

Chọn tập
Bình luận