*Giá trị hiện thực:
– Tình cảnh thê thảm của người dân lao động trong nạn đói năm 1945 (qua hoàn cảnh xã hội, qua gia đình Tràng và qua truyện có vợ của Tràng)
– Nguyện vọng của người dân hướng tới cánh mạng (những chi tiết cuối tác phẩm về lá cờ đỏ của Việt Minh và những người dân nghèo nổi dậy )
*Giá trị nhân đạo:
– Lên án, tố cáo chế độ thực dân phong kiến đã gây ra nạn đói năm 1945, đẩy thân phận con người đến chỗ rẻ mạt. ( Thân phận người vợ nhặt như cái rơm cọng rác có thể nhặt được ở lề đường góc chợ. Truyện hạnh phúc trăm năm của đời người đơn giản đến tội nghiệp).
– Khẳng định khát vọng hạnh phúc gia đình:
+Trong bất cứ hoàn cảnh nào con người vẫn có nhu cầu hướng tới tổ ấm gia đình
+ Hạnh phúc gia đình làm cho cuộc đời trở nên có ý nghĩa ( từ sau khi Tràng có vợ, cuộc sống của những người trong gia đình Tràng khác hẳn, mọi người đều có sự thay đổi, nhân tính hơn)
– Khẳng định, ca ngợi những tình cảm cao đẹp của người lao động:
+ Tình mẹ con (qua thái độ của bà cụ Tứ đối với Tràng và đối với người đàn bà vợ nhặt_ phân tích ý nghĩa câu nói của bà cụ tứ: “Các con phải duyên phải số với nhau u cũng mừng lòng”- “mừng lòng” chứ không phải là bằng lòng)
+ Tình người ( qua tình cảm, thái độ của người dân xóm ngụ cư trước việc Tràng có vợ; qua tình cảm của Tràng đối với người vợ nhặt )
– Khẳng định khát vọng sống niềm tin, niềm hi vọng vào cuộc sống:
+ Vượt lên trên cái đói cái nghèo người dân ngụ cư vẫn tin tưởng vào cuộc sống và tương lai (ý nghĩa của việc tác giả để cho bà cụ Tứ nói nhiều về tương lai, ngày mai chứ ko phải đôi vợ chồng trẻ)
+ Tác phẩm có 1 kết cấu lạc quan (mở đầu là cảnh ngày tàn là cảnh nghèo đói, kết thúc lại là cảnh ngày mới, là hình ảnh lá cờ đỏ của Việt Minh)