Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, nhận định: “Tuyên ngôn độc… đầy xúc cảm”. Phân tích nghệ thuật xây dựng hệ thống luận điểm và trình tự triển khai lập luận của Hồ Chí Minh trong văn bản “Tuyên ngôn độc lập” để làm sáng tỏ nhận định trên

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, nhận định: “Tuyên ngôn độc lập là 1 tác phẩm chính luận đặc sắc. Sức mạnh và tính thuyết phục của tác phẩm được thể hiện chủ yếu ở cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn đầy xúc cảm”. Phân tích nghệ thuật xây dựng hệ thống luận điểm và trình tự triển khai lập luận của Hồ Chí Minh trong văn bản “Tuyên ngôn độc lập” để làm sáng tỏ nhận định trên

Bài làm:

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng yêu nước, là một người còn ưu tú của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, Người cũng để lại cho nhân dân ta một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc; phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo. Ở mỗi thể loại văn học, từ văn chính luận, truyện, kí đến thơ ca Hồ Chí Minh đều tạo được những nét phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn. Nhắc đến văn chính luận, người ta không thể không nhắc đến “Tuyên ngôn Độc lập” – tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh.

“Tuyên ngôn Độc lập’ ra đời trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Sau Đại chiến lần thứ hai (1939 – 1945), thắng lợi thuộc về phe Đồng minh. Bọn thực dân và đế uốc âm mưu xâu xé Việt Nam, nhưng chúng nấp dứới danh nghĩa quân đội Đồng minh vào tước vũ khí của quân đội Nhật. Để dọn đường cho con đường tái chiếm Đông Dƣơng thì thực dân Pháp đã đưa ra một luận điệu hết sức xảo trá rất dễ đánh lừa công luận quốc tế: Pháp có công khai hóa Đông Dương, Đông Dương là đất bảo hộ của Pháp bị Nhật chiếm. Bây giờ Nhật đã đầu hàng Đồng minh thì đương nhiên Pháp phải lấy lại Đông Dương, phải trở lại Đông Dương để thay thế Nhật. Trước tình hình như vậy, trên toàn quốc, nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền. Ngày 26/8/1945, Hồ Chí Minh rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Tại ngôi nhà 48 – Hàng Ngang, Người đã soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc tại quảng trừờng Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Một bài toàn được đặt ra ở đây, đó làm thế nào để có thể viết được một tác phẩm thuyết phục tất cả mọi người. Trong khi đó, phạm vi tác động rộng, đối tượng tiếp nhận khác nhau ( nhân dân Việt Nam – một bộ phận là trí thức, còn lại 90% là người dân lao động nghèo, mù chữ) cho đến vấn đề trọng đại, nhiều nội dung lớn cần đề cập và làm sáng rõ. Ấy vậy mà, Tuyên ngôn Độc lập có thể đáp ứng đầy đủ tất cả yêu cầu đó một cách xuất sắc bằng nghệ thuật lập luận bậc thầy của Hồ Chí Minh.

Điểm đầu tiên ta phải kể đến đó là bố cục và hệ thống lập luận chặt chẽ, xác đáng của bản Tuyên ngôn. Bản Tuyên ngôn được chia làm 3 phần, có kết cấu vô cùng chặt chẽ. từ cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn đi đến tuyên bố về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam.

Phần đầu ( từ đầu đến đó là những lẽ phải không ai chối cãi được) , tác giả đã nêu ra cơ sở pháp lí của Tuyên ngôn Độc lập. Ngay từ những dòng đầu tiên, Hồ Chí Minh nêu lên những chân lý vĩnh cửu về quyền tự do của dân tộc, quyền sống của mỗi con người đã được thừa nhận qua nhiều thời kỳ lịch sử ở ngay chính những quốc gia mà bấy giờ chính quyền của họ đang đi ngược lại nguyên tắc đó. Bác đã dẫn lời hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Mỹ và của Pháp, chứa đựng những tư tưởng lớn, đã được thừa nhận của nhân loại, để làm cơ sở pháp lí cho bản tuyên ngôn của Việt Nam. Cách lập luận của tác giả vừa khôn khéo vừa kiên quyết. Việc sử dụng hiệu quả thủ pháp “gậy ông đập lưng ông như vậy” đã tạo nên những hiệu quả của việc trích dẫn. Thứ nhất, nó tạo ra một vị thế ngang hàng của ba bản Tuyên ngôn, của ba quốc gia, ba cuộc cách mạng. Tiếp đó, việc trích dẫn tạo nên cơ sở pháp lí rất vững vàng, làm tiền đề cho việc khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, nõ cũng hể hiện nghệ thuật lập luận vừa khéo léo vừa kiên quyết của tác giả Hồ Chí Minh trong văn chính luận.

Kết thúc phần đầu chuyển sang phần hai, tác giả sử dụng liên từ “Thế mà” như để báo truớc những hành động Pháp đuợc dẫn ra tiếp theo sẽ trái hẳn lẽ phải và nhân đạo, chứng tỏ rằng chúng đã phản bội chính ngay những điều đuợc nêu lên trong các bản Tuyên ngôn của chúng. Ở phần thứ hai này, tác giả đã sử dụng chủ yếu thao tác lập luận bácn bỏ cùng những lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng hùng hồn để bác bỏ luận điệu ăn cướp và xảo trá của thực dân Pháp. Thêm vào đó, bản Tuyên ngôn cũng đã trở thành một bản cáo trạng đanh thép về tội ác của bè lũ thực dân cướp nước. Điệp từ “chúng” được lặp đi, lặp lại nhiều lần: “Chúng thi hành những luật pháp dã man”, “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”,… tạo nên điệp khúc nhức nhối. Bên cạnh đó, chủ tích Hồ Chí Minh còn sử dụng các động từ mạnh như thẳng tay chém giết, tắm các cuộc khởi nghĩa tròg bể máu, bóc lột nhân dân đến tận xương tủy. Bằng việc sử dụng cách diễn đạt hình tượng này, tác giả đã lột trần được sự dã man, tàn bạo của bọn thực dân, vừa diễn tả được nỗi đau thê thảm của nhân dân ta, những nguời dân vô tội đang quằn quại trong “vòng tử địa” (Đuờng Kách mệnh).

Ngay từ phần mở đầu đoạn thứ ba, tác giả đã sử dụng cùm từ: bởi thế cho nên, đã tạo nên sự liên kết giữa phần kết với phần trên, thể hiện mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. “Tuyên ngôn Độc lập” khép lại với lời tuyên bố khẳng định quyền tự do, độc lập cung với quyết tâm chống giặc, giữ vững nền tự do, độc lập ấy của đồng bào Việt Nam ta: “Nước Việt Nam co quyền được hưởng tự do, độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Rõ ràng, Tuyên ngôn độc lập là một chỉnh thể thống nhất, với các yếu tố quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau. Cách lập luận của tác giả là dùng lời lẽ của đối phuơng để bác bỏ đối phương và luôn có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.

Làm nên nghệ thuật lập luận bậc thầy, không chỉ bố cục chặt chẽ mà văn phong của bản “Tuyên ngôn Độc lập” cũng đanh thép, sắc sào mà trong sáng, giản dị. Từ ngữ được sử dụng một cách chính xác đến “nghiệt ngã”. Khi tuyên bố xóa bỏ quan hệ với thực dân Pháp, tác giả viết “xóa bỏ hiệp ước mà Pháp đã kí về Việt Nam” chứ không phải là kí với Việt Nam. Kí “về’ chứ không phải kí “với” bởi lẽ “về” là mang tính chất áp đặt, ép buộc, còn “với” làng mang tính chất hữu nghị hòa bình, có lợi cho cả đôi bên. Hơn nữa, tác giả lại viết “tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp” chứ không phải với toàn bộ người Pháp bởi lẽ dân người dân Pháp cũng là người yêu chuộng hòa bình, họ cũng phản đối chiến tranh phi nghĩa. Như vậy, có thê thấy, từ ngữ được dùng chính xãc từng từ, từng chữ một. Lời văn trong sáng mà không làm mất đi tính hiện đại, uyển chuyển.

Tóm lại, Tuyên ngôn Độc lập đã thể hiện một tư suy nhạy bén, tầm văn hóa sâu rộng và trên hết là tình thần yêu dân, yêu nước nồng nàn. của chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã rất thành công trong việc nghệ thuật lập luận – một trong những yếu tố quan trọng làm nên phong cách Hồ Chí Minh.

Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, nhận định: “Tuyên ngôn độc lập là 1 tác phẩm chính luận đặc sắc. Sức mạnh và tính thuyết phục của tác phẩm được thể hiện chủ yếu ở cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn đầy xúc cảm”. Phân tích nghệ thuật xây dựng hệ thống luận điểm và trình tự triển khai lập luận của Hồ Chí Minh trong văn bản “Tuyên ngôn độc lập” để làm sáng tỏ nhận định trên

Bài làm:

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng yêu nước, là một người còn ưu tú của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, Người cũng để lại cho nhân dân ta một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc; phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo. Ở mỗi thể loại văn học, từ văn chính luận, truyện, kí đến thơ ca Hồ Chí Minh đều tạo được những nét phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn. Nhắc đến văn chính luận, người ta không thể không nhắc đến “Tuyên ngôn Độc lập” – tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh.

“Tuyên ngôn Độc lập’ ra đời trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Sau Đại chiến lần thứ hai (1939 – 1945), thắng lợi thuộc về phe Đồng minh. Bọn thực dân và đế uốc âm mưu xâu xé Việt Nam, nhưng chúng nấp dứới danh nghĩa quân đội Đồng minh vào tước vũ khí của quân đội Nhật. Để dọn đường cho con đường tái chiếm Đông Dƣơng thì thực dân Pháp đã đưa ra một luận điệu hết sức xảo trá rất dễ đánh lừa công luận quốc tế: Pháp có công khai hóa Đông Dương, Đông Dương là đất bảo hộ của Pháp bị Nhật chiếm. Bây giờ Nhật đã đầu hàng Đồng minh thì đương nhiên Pháp phải lấy lại Đông Dương, phải trở lại Đông Dương để thay thế Nhật. Trước tình hình như vậy, trên toàn quốc, nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền. Ngày 26/8/1945, Hồ Chí Minh rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Tại ngôi nhà 48 – Hàng Ngang, Người đã soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc tại quảng trừờng Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Một bài toàn được đặt ra ở đây, đó làm thế nào để có thể viết được một tác phẩm thuyết phục tất cả mọi người. Trong khi đó, phạm vi tác động rộng, đối tượng tiếp nhận khác nhau ( nhân dân Việt Nam – một bộ phận là trí thức, còn lại 90% là người dân lao động nghèo, mù chữ) cho đến vấn đề trọng đại, nhiều nội dung lớn cần đề cập và làm sáng rõ. Ấy vậy mà, Tuyên ngôn Độc lập có thể đáp ứng đầy đủ tất cả yêu cầu đó một cách xuất sắc bằng nghệ thuật lập luận bậc thầy của Hồ Chí Minh.

Điểm đầu tiên ta phải kể đến đó là bố cục và hệ thống lập luận chặt chẽ, xác đáng của bản Tuyên ngôn. Bản Tuyên ngôn được chia làm 3 phần, có kết cấu vô cùng chặt chẽ. từ cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn đi đến tuyên bố về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam.

Phần đầu ( từ đầu đến đó là những lẽ phải không ai chối cãi được) , tác giả đã nêu ra cơ sở pháp lí của Tuyên ngôn Độc lập. Ngay từ những dòng đầu tiên, Hồ Chí Minh nêu lên những chân lý vĩnh cửu về quyền tự do của dân tộc, quyền sống của mỗi con người đã được thừa nhận qua nhiều thời kỳ lịch sử ở ngay chính những quốc gia mà bấy giờ chính quyền của họ đang đi ngược lại nguyên tắc đó. Bác đã dẫn lời hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Mỹ và của Pháp, chứa đựng những tư tưởng lớn, đã được thừa nhận của nhân loại, để làm cơ sở pháp lí cho bản tuyên ngôn của Việt Nam. Cách lập luận của tác giả vừa khôn khéo vừa kiên quyết. Việc sử dụng hiệu quả thủ pháp “gậy ông đập lưng ông như vậy” đã tạo nên những hiệu quả của việc trích dẫn. Thứ nhất, nó tạo ra một vị thế ngang hàng của ba bản Tuyên ngôn, của ba quốc gia, ba cuộc cách mạng. Tiếp đó, việc trích dẫn tạo nên cơ sở pháp lí rất vững vàng, làm tiền đề cho việc khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, nõ cũng hể hiện nghệ thuật lập luận vừa khéo léo vừa kiên quyết của tác giả Hồ Chí Minh trong văn chính luận.

Kết thúc phần đầu chuyển sang phần hai, tác giả sử dụng liên từ “Thế mà” như để báo truớc những hành động Pháp đuợc dẫn ra tiếp theo sẽ trái hẳn lẽ phải và nhân đạo, chứng tỏ rằng chúng đã phản bội chính ngay những điều đuợc nêu lên trong các bản Tuyên ngôn của chúng. Ở phần thứ hai này, tác giả đã sử dụng chủ yếu thao tác lập luận bácn bỏ cùng những lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng hùng hồn để bác bỏ luận điệu ăn cướp và xảo trá của thực dân Pháp. Thêm vào đó, bản Tuyên ngôn cũng đã trở thành một bản cáo trạng đanh thép về tội ác của bè lũ thực dân cướp nước. Điệp từ “chúng” được lặp đi, lặp lại nhiều lần: “Chúng thi hành những luật pháp dã man”, “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”,… tạo nên điệp khúc nhức nhối. Bên cạnh đó, chủ tích Hồ Chí Minh còn sử dụng các động từ mạnh như thẳng tay chém giết, tắm các cuộc khởi nghĩa tròg bể máu, bóc lột nhân dân đến tận xương tủy. Bằng việc sử dụng cách diễn đạt hình tượng này, tác giả đã lột trần được sự dã man, tàn bạo của bọn thực dân, vừa diễn tả được nỗi đau thê thảm của nhân dân ta, những nguời dân vô tội đang quằn quại trong “vòng tử địa” (Đuờng Kách mệnh).

Ngay từ phần mở đầu đoạn thứ ba, tác giả đã sử dụng cùm từ: bởi thế cho nên, đã tạo nên sự liên kết giữa phần kết với phần trên, thể hiện mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. “Tuyên ngôn Độc lập” khép lại với lời tuyên bố khẳng định quyền tự do, độc lập cung với quyết tâm chống giặc, giữ vững nền tự do, độc lập ấy của đồng bào Việt Nam ta: “Nước Việt Nam co quyền được hưởng tự do, độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Rõ ràng, Tuyên ngôn độc lập là một chỉnh thể thống nhất, với các yếu tố quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau. Cách lập luận của tác giả là dùng lời lẽ của đối phuơng để bác bỏ đối phương và luôn có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.

Làm nên nghệ thuật lập luận bậc thầy, không chỉ bố cục chặt chẽ mà văn phong của bản “Tuyên ngôn Độc lập” cũng đanh thép, sắc sào mà trong sáng, giản dị. Từ ngữ được sử dụng một cách chính xác đến “nghiệt ngã”. Khi tuyên bố xóa bỏ quan hệ với thực dân Pháp, tác giả viết “xóa bỏ hiệp ước mà Pháp đã kí về Việt Nam” chứ không phải là kí với Việt Nam. Kí “về’ chứ không phải kí “với” bởi lẽ “về” là mang tính chất áp đặt, ép buộc, còn “với” làng mang tính chất hữu nghị hòa bình, có lợi cho cả đôi bên. Hơn nữa, tác giả lại viết “tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp” chứ không phải với toàn bộ người Pháp bởi lẽ dân người dân Pháp cũng là người yêu chuộng hòa bình, họ cũng phản đối chiến tranh phi nghĩa. Như vậy, có thê thấy, từ ngữ được dùng chính xãc từng từ, từng chữ một. Lời văn trong sáng mà không làm mất đi tính hiện đại, uyển chuyển.

Tóm lại, Tuyên ngôn Độc lập đã thể hiện một tư suy nhạy bén, tầm văn hóa sâu rộng và trên hết là tình thần yêu dân, yêu nước nồng nàn. của chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã rất thành công trong việc nghệ thuật lập luận – một trong những yếu tố quan trọng làm nên phong cách Hồ Chí Minh.

Chọn tập
Bình luận