Câu nói ấy nhằm chỉ hành động của con người. Nếu bản thân “tôi” không hành động, và cả “anh”cũng không hành động thì mãi mãi vạn vật trên thế giới này sẽ không thể tồn tại.
trong mọi thời đại luôn tồn tại những điều bất cập,luôn có những thời kì đen tối và khổ ải,bản thân con người đã gây ra và luôn phải gánh chịu hậu quả.Cũng là một con người có lòng nhân hậu,không thể đứng trước hòan cảnh đó làm ngơ.Chúng ta đang sống trong một cộng đồng,nhiệm vụ luôn phải kề vai sát cánh để cho sự tồn tại của con người không là phút chốc.Nếu ai cũng làm ngơ không thèm quan tâm thì mọi việc sẽ ra sao?Để làm rõ vấn đề đó nên đưa các dẫn chứng về những thiên tai,thảm họa mà con người gánh chịu như ô nhiễm môi trường,quyền của trẻ em,chiến tranh,dịch bệnh..v..v…Mọi điều sẽ tốt đẹp hơn,sự sống sẽ được kéo dài,hạnh phúc sẽ đến nếu chúng ta cùng hành động chống lại những lieu đen tối,cùng nhau kề vai sát cánh chung tay bảo vệ TĐ.Câu nói còn đề cao tinh thần đòan kết của mọi người,một người không thể làm được việc,nhưng nếu tất cả mọi người cùng làm thì việc gì cũng làm được.Tinh thần đòan kết là sức mạnh lớn lao và mạnh mẽ nhất có thể vượt qua tất cả.
Từ đó suy ra trách nhiệm của mỗi người,khi đã sống và tồn tại trên thế giới này phải có ý thức và bảo vệ cuộc sống,không thể sống vô trách nhiệm được.
Ta cũng có thể hiểu, câu nói như 1 lời kêu gọi, kêu gọi mỗi chúng ta phải sống hết mình, cống hiến hết mình. Chỉ có như vậy, cuộc sống này mới trở nên tốt đẹp hơn, trái đất này sẽ trở nên xanh tươi hơn.
Nếu chúng ta chỉ sống hời hợt, thì số phận của chính chúng ta, cuộc sống của chính chúng ta chỉ dậm chân 1 chỗ hay lụi tàn.
Thế nên Xuân Diệu – 1 nhà thơ đã sống và cống hiến hết mình từng nói: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”
Nhà văn nổi tiếng thế giới – Macxim Gorki cùng từng có quan điểm: “chỉ có 2 hình thức sống: thối rữa và cháy bùng…”