Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Phân tích hình tượng rừng xà nu trong tác tác phẩm cùng tên của Nguyễn Trung Thành

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Rừng xà nu vừa là cảnh sắc hùng vĩ vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Mở đầu tác phầm là hình ảnh rừng xà nu cùng bá Heng đón Tnú đi bộ đội về thăm làng; phần cuối cũng là rừng xà nu trùng điệp tiễn người anh hùng của quê hương đi tìm Mĩ, Diệm để diệt.

Cây xà nu ham ánh sáng và khí trời, nó vươn lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng… như Tnú, Mai, Dít, cụ Nết, bé Heng và dân làng Xô Man sống và chiến đấu vì khát vọng tự do.

Nó cùng với dân làng Xô Man chung chịu gian nan và hy sinh. Anh Xút bị giặc treo cổ lên cây vả đầu làng, bà Nhan bị giặc đốt cháy 10 đầu ngón tay, mẹ con Mai bị giặc đập chết… Rừng xà nu cũng bị đại bác giặc bắn suốt đêm ngày, hàng vạn cây không cây nào không bị thương, có những cây non trúng đạn, chất dầu còn loãng, vết thương cứ loét mãi ra rồi chết.

Rừng xà nu mang sức sống mãnh liệt và khí phách lẫm liệt như lũ làng. Cạnh một cây xà nu bị bắn gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Đã hai ba năm nay, trong mưa bom bão đạn, “rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng”.

Giặc định dùng nhựa xà nu, lửa xà nu dìm dân làng Xô Man vào biển máu, nhưng chính lũ ác ôn do thằng Dục cầm đầu đã bị cụ Mết và trai làng chém chết, xác chúng ngổn ngang quanh đống lửa xà nu.

Rừng xà nu trùng điệp, hút tầm mắt chạy đến chân trời là biểu tượng cho thế trận chiến tranh nhân dân, người người lớp lớp. Nguyễn Trung Thành đã tạo nên những hình ảnh ẩn dụ, nhưng liên tưởng kỳ vĩ để miêu tả rừng xà nu hùng vĩ với tất cả lòng yêu mến tự hào.

Nguyễn Trung Thành sau này có viết: “Hồi tháng năm năm 1962, hành quân từ miền Bắc vào (…) chiến trường của mình là khu rừng bát ngát phía tây Thừa Thiên giáp Lào. Đó là một khu rừng xanh tít tắp tận chân trời. Tôi yêu cây rừng xà nu ngay từ đó. Ấy là một loại cây hùng vĩ và cao thượng man dại và trong sạch, mỗi cây cao vút, vạm vỡ ứa nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi…”

Rừng xà nu vừa là cảnh sắc hùng vĩ vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Mở đầu tác phầm là hình ảnh rừng xà nu cùng bá Heng đón Tnú đi bộ đội về thăm làng; phần cuối cũng là rừng xà nu trùng điệp tiễn người anh hùng của quê hương đi tìm Mĩ, Diệm để diệt.

Cây xà nu ham ánh sáng và khí trời, nó vươn lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng… như Tnú, Mai, Dít, cụ Nết, bé Heng và dân làng Xô Man sống và chiến đấu vì khát vọng tự do.

Nó cùng với dân làng Xô Man chung chịu gian nan và hy sinh. Anh Xút bị giặc treo cổ lên cây vả đầu làng, bà Nhan bị giặc đốt cháy 10 đầu ngón tay, mẹ con Mai bị giặc đập chết… Rừng xà nu cũng bị đại bác giặc bắn suốt đêm ngày, hàng vạn cây không cây nào không bị thương, có những cây non trúng đạn, chất dầu còn loãng, vết thương cứ loét mãi ra rồi chết.

Rừng xà nu mang sức sống mãnh liệt và khí phách lẫm liệt như lũ làng. Cạnh một cây xà nu bị bắn gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Đã hai ba năm nay, trong mưa bom bão đạn, “rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng”.

Giặc định dùng nhựa xà nu, lửa xà nu dìm dân làng Xô Man vào biển máu, nhưng chính lũ ác ôn do thằng Dục cầm đầu đã bị cụ Mết và trai làng chém chết, xác chúng ngổn ngang quanh đống lửa xà nu.

Rừng xà nu trùng điệp, hút tầm mắt chạy đến chân trời là biểu tượng cho thế trận chiến tranh nhân dân, người người lớp lớp. Nguyễn Trung Thành đã tạo nên những hình ảnh ẩn dụ, nhưng liên tưởng kỳ vĩ để miêu tả rừng xà nu hùng vĩ với tất cả lòng yêu mến tự hào.

Nguyễn Trung Thành sau này có viết: “Hồi tháng năm năm 1962, hành quân từ miền Bắc vào (…) chiến trường của mình là khu rừng bát ngát phía tây Thừa Thiên giáp Lào. Đó là một khu rừng xanh tít tắp tận chân trời. Tôi yêu cây rừng xà nu ngay từ đó. Ấy là một loại cây hùng vĩ và cao thượng man dại và trong sạch, mỗi cây cao vút, vạm vỡ ứa nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi…”

Chọn tập
Bình luận