Gợi ý bài:
Nhân vật Hạ Du không được trực tiếp xuất hiện trong đoạn trích này mà chỉ được xuất hiện trong những lời bàn tán của những người khách bên quán trà của nhà ông Hoa nhưng tớ nghĩ nhân vật này có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích, bởi nó là mắt xích chi phối toàn bộ sự việc trong tác phẩm.
Nhân vật Hạ Du là nhân vật biểu hiện cho lí tưởng cách mạng, là người chiến sĩ giác ngộ cách mạng rất sớm khi nhận ra dân tộc mình đang sống trong bóng tối của sự u mê. Thậm chí có người còn nói anh là điên, là khùng, dở hơi đi làm những chuyện đó.
Nhân vật Hạ Du còn hiên ngang tuyên truyền lí tưởng cách mạng ngay khi anh bị bắt vào trại chờ ngày tử hình. Người dân chờ anh chết để lấy máu làm phương thuốc chữa bệnh lao. Thậm chí đến cả mẹ anh, người mà sinh thành, nuôi nấng cũng không hiểu con mình làm gì và vì sao phải làm như vậy. Bà mãi không hiểu người con mình, người con mà mình tốn bao nhiêu công sức nuôi nấng, chăm sóc.
Xây dựng nhân vật này tác giả một mặt bày tỏ thái độ kính phục tôn trọng anh nhưng cũng đồng thời phê phán cách làm của anh bởi làm cách mạng không được xa rời quần chúng, nếu một khi anh xa rời quần chúng thì tất cả những gì anh làm nó sẽ trở nên vô ích.
=>Ta khẳng định lại một lần nữa tuy rằng nhân vật Hạ Du không được xuất hiện trực tiếp mà chỉ qua những lời nói gián tiếp của mọi người với những lời nói phê phán, thực chất nhân dân không hiểu được việc làm của anh, vẫn sống trong bóng tối u mê”Vẫn rủ nhau đi xem những người Nhật chém một người TRung Quốc làm gián điệp cho quân Liên Xô” Điều này thật đau đớn và xót xa ngay chính những người đồng bào của mình họ có thể làm như thế.
Và rồi để sau này khi những nấm mồ hoang xuất hiện những cánh hoa trắng, hoa hồng trên nấm mộ hoang đó, phải chăng trong số những người u mê ấy có người hiểu được việc làm của anh, đồng tình với cách làm của anh. Vòng hoa trắng trên nấm mộ, đến đưa đón anh về cõi vĩnh hằng.