Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Pasteur đã từng nói “Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có tổ quốc” các bạn nghĩ sao về vấn đề này

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Nhà văn Nguyễn Tuân đã gởi trọn tình cảm với cội nguồn, truyền thống dân tộc qua “Vang bóng một thời” nhưng sao ông vẫn thấy“Thiếu quê hương”?. Hồn thơ Tế Hanh là một hồn thơ cả đời gắn với nước non, quê cha đất tổ – đó là tình cảm không hề vơi cạn trong ông. “Quê hương” – tiếng gọi sao quá tha thiết!. “Quê hương”- tình cảm ấy sao rộng lớn biết bao!. Có lẽ vì thế mà L.Pasteur đã nói rằng:“Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc”

Vạn vật trong tạo hóa đều có nguồn cội, nơi bắt đầu thế nhưng với L.Pasteur tại sao học vấn lại không? Thoạt đầu nghe có vẻ phi lí, nhưng nếu đặt trong cả cuộc đời trải nghiệm của ông thì đó hoàn toàn là điều đúng đắn. Bởi lẽ, tất cả những tri thức, chân lí, đạo nghĩa trên cuộc đời này không thuộc phạm vi sở hữu của bất cứ cá nhân nào. Những điều ấy là của toàn nhân lọai, nhưng nó sẽ trở thành hữu ích khi mỗi cá nhân biết tiếp thu và chọn lọc đúng cách. Vì thế, “học vấn không có quê hương”.​

Nhưng ngược lại, người sở hữu vốn tri thức nhân lọai – thứ không có nguồn cội, lại phải có quê hương. Theo qui luật của cuộc sống, cây có cội, suối có nguồn, con người cũng không nằm ngoài vòng tạo hóa ấy.​

Thật vậy, “học vấn không có quê hương”…trong kho tàng kiến thức của loài người thì con người chúng ta chưa có ai có thể chinh phục được kho tàng đó, mà chỉ dừng lại ở một góc độ nào đó trong cái kho tàng trí thức đó mà thôi, vốn kiến thức của chúng ta chỉ như một hạt nước nhỏ ở đại dương. Chính vì thế, họcvấn không có nguồn gốc cụ thể, vì con người chúng ta tiếp cận với nó dưới mọi hình thức và dưới mọi góc độ khác nhau của học vấn, như Việt Nam chúng ta có câu ” đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Chúng ta tiếp thu tri thức một cách rộng rãi cho nên điều khẳng định trên của L. Pasteur là hoàn toàn đúng.​

Trước hết, người có quê hương là người biết được nơi sinh ra, quê quán, nguồn gốc, xuất thân của mình. Nhưng “quê hương”, tiếng nói ấy còn bao hàm những tầng nghĩa sâu rộng hơn. “Có quê hương” là mang trong lòng tình yêu về chốn sinh ra, là trân trọng và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, là khát khao trở về mái ấm trong mỗi chuyến đi xa… Và là chan chứa trong tim… hồn dân tộc…​

“Quê hương là gì hả mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

… Quê hương nếu ai khôngnhớ

Sẽ không lớn nổi thành người”

(Quê hương – Đỗ Trung Quân)​

Quả thật vậy, người học phải có quê hương bởi tình cảm quê hương là giá trị tinh thần cơ bản, là nền móng vững chắc để hình thành nhân cách con người. Được tiếp thu những tinh hoa văn hóa, con người càng được nâng cao tầm hiểu biết, mở rộng vốn tri thức. Có vốn hiểu biết sâu sắc, người có học nhận thức rõ được giá trị của quê hương. Tình cảm với cội nguồn trong họ, sẽ bùng cháy trở thành ý thức trách nhiệm phục vụ đất nước. Những đạo lí, truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẽ được họ bảo tồn và phát triển.​

Một điển hình cho những lớp người tri thức ấy là Tiến sĩ toán học Lê Bá Khánh Trình. Ông hiện là giáo sư giảng dạy tại Đại học Khoa Học Tự Nhiên. Tham gia kì thi Toán Quốc tế năm 1979 và giành giải đặc biệt, được rất nhiều lới mời gọi của cáctrường Đại học danh tiếng thế giới, thế nhưng lòng yêu quê hương đã thôi thúc vị tiến sĩ quyết định làm việc tại quê nhà. Tình cảm ấy là sự cống hiến, đóng góp cho ngành Toán nước nhà. ​

Nhưng đáng buồn thay có những người học vấn mà trong lòng không có những tình cảm cốt lõi của con người. Như Nhĩ – nhân vật trong truyện ngắn Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu, một chàng thanh niên tri thức đi khắp mọi nơi trên thế giới để rồi cuối đời nhận ra bãi bồi bên kia dòng sông quê nhà là nơi mình chưa từng đặt chân tới. Và trong thực tế cuộcsống ngày nay, một số tầng lớp thanh niên trẻ có học đã có những lối sống đáng ngại. Tình trạng chảy máu chất xám vẫn kéo dài, những tổ chức phản động chống phá Nhà nước vẫn còn đó. Vì vậy, nếu thật sự là người có học thì hãy là những người biết trân trọng tình cảm cội nguồn quê hương.​

Quê hương trong thi ca, âm nhạc, hội họa là một chủ đề lớn luôn khơi dậy những nguồn cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ. Bởi lẽ tình yêu quê hương là tình yêu gia đình, yêu ngôi làng, đồng ruộng, là khắc sâu những câu ca, lời ru của mẹ, là chan chứa, thấm thía trong lòng sự cơ cực của cha. Một khi tình cảm với quê nhà trở nên sâu sắc tràn đầy thì ý thức về xây dựng, bảo vệ chốn yêu thương trong mỗi người được nâng cao… Và học vấn là con đường rộng mở để con người có trong mình hai tiếng quê hương. Vì thế, người có quê hương là người có học vấn. Đó là những người nông dân vì yêu mảnh vườn, bờ rộng mà trở thành kĩ sư nhà vườn với những nông cụ được phát minh. Đó là những người thợ làng nghề thủ công vì yêu nét đẹp truyền thống dân tộc mà sáng tạo áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất… Và còn rất nhiều những con người như thế!. Tình yêu quê sâu đậm đã trở thành mảnh vườn màu mỡ ươm mầm những lý tưởng cao đẹp của con người. Có quê hương, con người có thể trở thành người có học vấn và người có học vấn thì ắt hẳn phải có “quê hương”.​

Nhà bác học người Pháp này đã dùng từ “nhưng” như một từ để liên kết hai vế câu đối lập nhằm làm nhấn mạnh giá trị của “Quê hương và Tổ quốc”. “Nhưng người học vấn phải có Tổ quốc” Tổ quốc là nơi con người chúng ta sinh ra và lớn lên cùng với các giá trị văn vật và thiêng liêng của Tổ quốc, nó còn là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi nuôi dưỡng tinh thần của chúng ta, nhà thơ Đoàn Hữu Trung đã viết:​

“Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi”​

Tổ quốc là nguồn cội, tổ tiên, là mảnh đất chôn rau cắt rốn, nơi có gia đình, xóm làng, bè bạn, có khoảng trời kỉ niệm ấu thơ. Tổ quốc không chỉ là vùng đất, nó là không gian gắn với những giá trị thiêng liêng của cuộc đời người. “Người có học vấn phải có Tổ quốc” không chỉ nêu lên một chân lí chung: bất cứ ai sinh ra đều có một khoảng trời quê hương, mà còn là lời răn dạy, nhắn nhủ: Những người am hiểu đạo lí thì dù đi đến đâu cũng phải nhớ về Tổ quốc. Đó là tình cảm nhân văn cao đẹp thẳm sâu trong trái tim con người, đặc biệt là những người xa xứ. Hơn thế, nó còn là thước đo nhân tính.​

Tổ quốc là điểm tựa để người ta bay cao bay xa trên bầu trời tri thức. Đồng thời, mẹ Tổ quốc luôn đón chào những đứa con xa trở về với khát vọng dựng xây. Như vậy, tình yêu Tổ quốc là tình cảm gắn bó hai chiều giữa con người và xứ sở. Câu nói của L. Pasteur là hoàn toàn đúng đắn bởi nó dựa trên cơ sở của lòng người mà gửi gắm một bài học về cách sống : sống ở trên đời không ai có thể quên Tổ quốc.​

Yêu quê hương còn là tình yêu và ý thức giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của đất nước. Như Vũ Đình Liên từng bâng khuâng tiếc nuối cho “Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ”, như nhân vật bà Hiền – “một người Hà Nội của hôm nay, thuần túy Hà Nội không pha trộn” – trong văn Nguyễn Khải, họ là những người được giáo dục để cảm nhận những vẻ đẹp cổ truyền, những thuần phong mĩ tục của kinh đô ngàn năm. Vì thế, họ trở thành cây cầu nối hai bờ lịch sử: hiện tại và quá khứ, nét hiện đại mới mẻ và những giá trị của ngàn xưa.​

Cóphải yêu đất nước là phải tham gia những dự án vĩ mô, những kế hoạch bạc tỉ để làm thay đổi bộ mặt của quê hương mình? Lòng yêu nước gắn với những biểu hiện giản dị hơn thế.​

Người Việt cùng sinh ra từ mẹ Âu Cơ, cùng sát cánh bên nhau trên mảnh đất ven bờ Thái Bình Dương ngập tràn nắng gió, phải chăng vì thế mà hình bóng quê hương luôn in sâu vào tâm khảm. Dù ở nơi đâu, họ cũng sẵn sàng giúp ích cho đất nước.

Nhưng liệu nhà nước đã có những chính sách thích hợp để trọng dụng nhân tài? Tổ quốc ta còn nghèo, nhưng thiết nghĩ chúng ta phải cố gắng mở đường cho người tài về dựng xây đất nước, đừng chỉ nghĩ đến những phí tổn hiện tại mà tự bó hẹp mình. Chảy máu chất xám đang là một vấn nạn của xã hội, nhưng vấn nạn đó hoàn toàn có thể giải quyết vì luôn có những người tài hoa và nặng lòng với Tổ quốc, non sông.

“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu mái nhà tranh trở thành lòng yêu Tổ quốc”. Đúng như câu văn của I-li-a Ê-ren-bua, những biểu hiện nhỏ nhất có thể làm nên tình yêu đất nước. Thanh niên Nhật thể hiện tình yêu đó bằng việc sáng chế những vật liệu thân thiện với môi trường, bảo vệ không gian xanh. Thanh niênPhi-lip-pin lập nhóm tình nguyện giúp đỡ nạn nhân của sóng thần. Còn bạn, một thanh niên Việt Nam, bạn làm gì?​

Chính vì thế dù chúng ta có một trình độ học vấn uyên bác như Đácuyn, Ăngghen hay L-Pasteur… đi chăng nữa thì chứng ta cũng không thể quên đi Tổ Quốc, quên đi quê hương của mình được, mà ngược lại chúng ta phải cố gắng học tập để làm vinh danh Tổ quốc Việt Nam , như lời bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói “non sông, đất nước Việt Nam của chúng ta có sánh ngang với các cường quốc năm châu khác được hay không chính là nhờ vào công lao học tập của các cháu…”​

Nhà văn Nguyễn Tuân đã gởi trọn tình cảm với cội nguồn, truyền thống dân tộc qua “Vang bóng một thời” nhưng sao ông vẫn thấy“Thiếu quê hương”?. Hồn thơ Tế Hanh là một hồn thơ cả đời gắn với nước non, quê cha đất tổ – đó là tình cảm không hề vơi cạn trong ông. “Quê hương” – tiếng gọi sao quá tha thiết!. “Quê hương”- tình cảm ấy sao rộng lớn biết bao!. Có lẽ vì thế mà L.Pasteur đã nói rằng:“Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc”

Vạn vật trong tạo hóa đều có nguồn cội, nơi bắt đầu thế nhưng với L.Pasteur tại sao học vấn lại không? Thoạt đầu nghe có vẻ phi lí, nhưng nếu đặt trong cả cuộc đời trải nghiệm của ông thì đó hoàn toàn là điều đúng đắn. Bởi lẽ, tất cả những tri thức, chân lí, đạo nghĩa trên cuộc đời này không thuộc phạm vi sở hữu của bất cứ cá nhân nào. Những điều ấy là của toàn nhân lọai, nhưng nó sẽ trở thành hữu ích khi mỗi cá nhân biết tiếp thu và chọn lọc đúng cách. Vì thế, “học vấn không có quê hương”.​

Nhưng ngược lại, người sở hữu vốn tri thức nhân lọai – thứ không có nguồn cội, lại phải có quê hương. Theo qui luật của cuộc sống, cây có cội, suối có nguồn, con người cũng không nằm ngoài vòng tạo hóa ấy.​

Thật vậy, “học vấn không có quê hương”…trong kho tàng kiến thức của loài người thì con người chúng ta chưa có ai có thể chinh phục được kho tàng đó, mà chỉ dừng lại ở một góc độ nào đó trong cái kho tàng trí thức đó mà thôi, vốn kiến thức của chúng ta chỉ như một hạt nước nhỏ ở đại dương. Chính vì thế, họcvấn không có nguồn gốc cụ thể, vì con người chúng ta tiếp cận với nó dưới mọi hình thức và dưới mọi góc độ khác nhau của học vấn, như Việt Nam chúng ta có câu ” đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Chúng ta tiếp thu tri thức một cách rộng rãi cho nên điều khẳng định trên của L. Pasteur là hoàn toàn đúng.​

Trước hết, người có quê hương là người biết được nơi sinh ra, quê quán, nguồn gốc, xuất thân của mình. Nhưng “quê hương”, tiếng nói ấy còn bao hàm những tầng nghĩa sâu rộng hơn. “Có quê hương” là mang trong lòng tình yêu về chốn sinh ra, là trân trọng và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, là khát khao trở về mái ấm trong mỗi chuyến đi xa… Và là chan chứa trong tim… hồn dân tộc…​

“Quê hương là gì hả mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

… Quê hương nếu ai khôngnhớ

Sẽ không lớn nổi thành người”

(Quê hương – Đỗ Trung Quân)​

Quả thật vậy, người học phải có quê hương bởi tình cảm quê hương là giá trị tinh thần cơ bản, là nền móng vững chắc để hình thành nhân cách con người. Được tiếp thu những tinh hoa văn hóa, con người càng được nâng cao tầm hiểu biết, mở rộng vốn tri thức. Có vốn hiểu biết sâu sắc, người có học nhận thức rõ được giá trị của quê hương. Tình cảm với cội nguồn trong họ, sẽ bùng cháy trở thành ý thức trách nhiệm phục vụ đất nước. Những đạo lí, truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẽ được họ bảo tồn và phát triển.​

Một điển hình cho những lớp người tri thức ấy là Tiến sĩ toán học Lê Bá Khánh Trình. Ông hiện là giáo sư giảng dạy tại Đại học Khoa Học Tự Nhiên. Tham gia kì thi Toán Quốc tế năm 1979 và giành giải đặc biệt, được rất nhiều lới mời gọi của cáctrường Đại học danh tiếng thế giới, thế nhưng lòng yêu quê hương đã thôi thúc vị tiến sĩ quyết định làm việc tại quê nhà. Tình cảm ấy là sự cống hiến, đóng góp cho ngành Toán nước nhà. ​

Nhưng đáng buồn thay có những người học vấn mà trong lòng không có những tình cảm cốt lõi của con người. Như Nhĩ – nhân vật trong truyện ngắn Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu, một chàng thanh niên tri thức đi khắp mọi nơi trên thế giới để rồi cuối đời nhận ra bãi bồi bên kia dòng sông quê nhà là nơi mình chưa từng đặt chân tới. Và trong thực tế cuộcsống ngày nay, một số tầng lớp thanh niên trẻ có học đã có những lối sống đáng ngại. Tình trạng chảy máu chất xám vẫn kéo dài, những tổ chức phản động chống phá Nhà nước vẫn còn đó. Vì vậy, nếu thật sự là người có học thì hãy là những người biết trân trọng tình cảm cội nguồn quê hương.​

Quê hương trong thi ca, âm nhạc, hội họa là một chủ đề lớn luôn khơi dậy những nguồn cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ. Bởi lẽ tình yêu quê hương là tình yêu gia đình, yêu ngôi làng, đồng ruộng, là khắc sâu những câu ca, lời ru của mẹ, là chan chứa, thấm thía trong lòng sự cơ cực của cha. Một khi tình cảm với quê nhà trở nên sâu sắc tràn đầy thì ý thức về xây dựng, bảo vệ chốn yêu thương trong mỗi người được nâng cao… Và học vấn là con đường rộng mở để con người có trong mình hai tiếng quê hương. Vì thế, người có quê hương là người có học vấn. Đó là những người nông dân vì yêu mảnh vườn, bờ rộng mà trở thành kĩ sư nhà vườn với những nông cụ được phát minh. Đó là những người thợ làng nghề thủ công vì yêu nét đẹp truyền thống dân tộc mà sáng tạo áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất… Và còn rất nhiều những con người như thế!. Tình yêu quê sâu đậm đã trở thành mảnh vườn màu mỡ ươm mầm những lý tưởng cao đẹp của con người. Có quê hương, con người có thể trở thành người có học vấn và người có học vấn thì ắt hẳn phải có “quê hương”.​

Nhà bác học người Pháp này đã dùng từ “nhưng” như một từ để liên kết hai vế câu đối lập nhằm làm nhấn mạnh giá trị của “Quê hương và Tổ quốc”. “Nhưng người học vấn phải có Tổ quốc” Tổ quốc là nơi con người chúng ta sinh ra và lớn lên cùng với các giá trị văn vật và thiêng liêng của Tổ quốc, nó còn là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi nuôi dưỡng tinh thần của chúng ta, nhà thơ Đoàn Hữu Trung đã viết:​

“Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi”​

Tổ quốc là nguồn cội, tổ tiên, là mảnh đất chôn rau cắt rốn, nơi có gia đình, xóm làng, bè bạn, có khoảng trời kỉ niệm ấu thơ. Tổ quốc không chỉ là vùng đất, nó là không gian gắn với những giá trị thiêng liêng của cuộc đời người. “Người có học vấn phải có Tổ quốc” không chỉ nêu lên một chân lí chung: bất cứ ai sinh ra đều có một khoảng trời quê hương, mà còn là lời răn dạy, nhắn nhủ: Những người am hiểu đạo lí thì dù đi đến đâu cũng phải nhớ về Tổ quốc. Đó là tình cảm nhân văn cao đẹp thẳm sâu trong trái tim con người, đặc biệt là những người xa xứ. Hơn thế, nó còn là thước đo nhân tính.​

Tổ quốc là điểm tựa để người ta bay cao bay xa trên bầu trời tri thức. Đồng thời, mẹ Tổ quốc luôn đón chào những đứa con xa trở về với khát vọng dựng xây. Như vậy, tình yêu Tổ quốc là tình cảm gắn bó hai chiều giữa con người và xứ sở. Câu nói của L. Pasteur là hoàn toàn đúng đắn bởi nó dựa trên cơ sở của lòng người mà gửi gắm một bài học về cách sống : sống ở trên đời không ai có thể quên Tổ quốc.​

Yêu quê hương còn là tình yêu và ý thức giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của đất nước. Như Vũ Đình Liên từng bâng khuâng tiếc nuối cho “Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ”, như nhân vật bà Hiền – “một người Hà Nội của hôm nay, thuần túy Hà Nội không pha trộn” – trong văn Nguyễn Khải, họ là những người được giáo dục để cảm nhận những vẻ đẹp cổ truyền, những thuần phong mĩ tục của kinh đô ngàn năm. Vì thế, họ trở thành cây cầu nối hai bờ lịch sử: hiện tại và quá khứ, nét hiện đại mới mẻ và những giá trị của ngàn xưa.​

Cóphải yêu đất nước là phải tham gia những dự án vĩ mô, những kế hoạch bạc tỉ để làm thay đổi bộ mặt của quê hương mình? Lòng yêu nước gắn với những biểu hiện giản dị hơn thế.​

Người Việt cùng sinh ra từ mẹ Âu Cơ, cùng sát cánh bên nhau trên mảnh đất ven bờ Thái Bình Dương ngập tràn nắng gió, phải chăng vì thế mà hình bóng quê hương luôn in sâu vào tâm khảm. Dù ở nơi đâu, họ cũng sẵn sàng giúp ích cho đất nước.

Nhưng liệu nhà nước đã có những chính sách thích hợp để trọng dụng nhân tài? Tổ quốc ta còn nghèo, nhưng thiết nghĩ chúng ta phải cố gắng mở đường cho người tài về dựng xây đất nước, đừng chỉ nghĩ đến những phí tổn hiện tại mà tự bó hẹp mình. Chảy máu chất xám đang là một vấn nạn của xã hội, nhưng vấn nạn đó hoàn toàn có thể giải quyết vì luôn có những người tài hoa và nặng lòng với Tổ quốc, non sông.

“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu mái nhà tranh trở thành lòng yêu Tổ quốc”. Đúng như câu văn của I-li-a Ê-ren-bua, những biểu hiện nhỏ nhất có thể làm nên tình yêu đất nước. Thanh niên Nhật thể hiện tình yêu đó bằng việc sáng chế những vật liệu thân thiện với môi trường, bảo vệ không gian xanh. Thanh niênPhi-lip-pin lập nhóm tình nguyện giúp đỡ nạn nhân của sóng thần. Còn bạn, một thanh niên Việt Nam, bạn làm gì?​

Chính vì thế dù chúng ta có một trình độ học vấn uyên bác như Đácuyn, Ăngghen hay L-Pasteur… đi chăng nữa thì chứng ta cũng không thể quên đi Tổ Quốc, quên đi quê hương của mình được, mà ngược lại chúng ta phải cố gắng học tập để làm vinh danh Tổ quốc Việt Nam , như lời bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói “non sông, đất nước Việt Nam của chúng ta có sánh ngang với các cường quốc năm châu khác được hay không chính là nhờ vào công lao học tập của các cháu…”​

Chọn tập
Bình luận