Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

I. GIỚI THIỆU

1) Tác giả

Hồ Chí Minh thuở nhỏ tên Nguyễn Sinh Cung, sau đổi tên là Nguyễn Tất Thành, lúc hoạt động cách mạng ở nước ngoài lấy tên Nguyễn Ái Quốc, sau khi về nước có tên là Hồ Chí Minh, sinh ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Năm 1911, người ra đi tìm đường cứu nước. Tháng 1/1919, Người đưa ra bản Yêu sách của nhân dân An Nam về quyền bình đẳng, tự do đến Hội nghị Vecxay (Pháp).

Năm 1925, Người đã tham gia thành lập nhiều tổ chức cách mạng như việt nam thanh niên cách mạng đồng chí hội.

Tháng 2/1941, người về nước hoạt động và thành lập Mặt trận Việt Minh, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.

Từ 1942-1943, Người bị cầm tù trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, bị giải qua nhiều nhà lao.

Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc bảng Tuyên ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình.

Năm 1946, Người được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, lãnh đạo toàn dân giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thưc dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược.

Người qua đời ngày 2/9/1969.

Năm 1990, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi nhận và suy tôn Người là “anh hùng giải phóng dân tộc Việt nam, nhà văn hoá lớn”. Sự nghiệp văn chương Người để lại rất phong phú, đa dạng về thể loại, đặ sắc về phong cách nghệ thuật.

2) Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù):

Nhật kí trong tù là một tập thơ có hình thức nhật kí, gồm 135 bài thơ bằng chữ Hán, được nhà thơ Hồ Chí Minh sáng tác trong khoảng thời gian bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch.

Tập thơ chẳng những là bức tranh hiện thực tố cáo chế độ nhà tù, chế độ xã hội Tưởng Giới Thạch mà còn là bức chân dung tự hoạ con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Nhật kí trong tù thể hiện một tài năng lớn với sự phong phú, đa dạng của bút pháp, sự thống nhất thẩm mĩ của những yếu tố khác nhau, thậm chí trái ngược nhau trong phong cách tự sự và trữ tình, trữ tình và trào phúng, cổ điển và hiện đại, hiện thực và lãng mạn,…

Nhật kí trong tù là một kiệt tác có nhiều nét tiêu biểu cho tư tường và nghệt thuật của nhà thơ lớn Hồ Chí Minh, là một tác phẩm có vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam hiện đại, được đông đảo các thế hệ người đọc trong và ngoài nước rất trân trọng.

3) Mộ (Chiều tối):

Mộ là bài thơ thứ 31 trong số 135 bài của tập thơ Nhật kí trong tù.

Bài thơ được gợi cảm hứng tù một buổi chiều tối bị giải đi trong thời gian đầu Bác bị bắt. Đây là thời gian cực khổ nhất trong 14 tháng Người bị giam giữ.

II. NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA BÀI CHIỀU TỐI:

Phiên âm:

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,

Cô vân mạn mạn độ thiên không ;

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.

Dịch thơ:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không :

Cô em xóm núi xây ngô tối,

Xay hết, lò than đã rực hồng.

Bài thơ tứ tuyệt, như tên gọi, là một bức tranh vẽ cảnh chiều tối ở vùng núi. Chiều tối hiện ra trong mắt người tù đang bị giải chuyển lao thật ấm áp, đầy niềm tin yêu vào cuộc sống như cảnh trước mắt một người bình thường sống giữa núi rừng, tay không mang gông, chân chẳng bị xiềng. Chiều tối là thời khắc mọi người ai cũng bắt đầu nghỉ ngơi. Và chiều tối cũng là lúc mà đối với những kẻ xa quê, những người thất chí dễ tìm gặp hố sâu nỗi buồn trong tâm hồn mình. Đối với một người tù yêu nước như Bác thì sự thất vọng, buồn bã đúng ra phải còn nặng nề hơn. Thế nhưng qua cảnh chiều tối trong bài thơ, ta có thể dễ dàng cảm nhận được sự thư thái, ung dung của người đang ngắm nhìn cảnh vật, giữa lúc người đi đường ấy dừng chân nghỉ ngơi trong một xóm núi. Sự thư thái, ung dung mà chỉ những người khách tự do, những người không mang phiền toái trong lòng, người yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên mới có được.

Cảnh thiên nhiên trong hai câu đầu:

Hai câu thơ đầu vẽ lên cái nền của bức tranh phong cảnh buổi chiều đúng như tính chất bình thường của nó. Nghĩ đến buổi chiều, người ta thường nghĩ ngay đến mây trôi chầm chậm trên trời, đến những cánh chim đang bay về tổ ấm. Chiều tối hiện ra trước mắt người ngắm cảnh cũng đúng theo cái mô típ cổ điển đó trong thi ca xưa và cũng thật bình thường như thời gian và quy luật của cuộc sống.

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ) 

Trong thế giới mĩ thuật cổ điển phương Đông, hình ảnh cánh chim bay về rừng đã ít nhiều có ý nghĩa biểu tượng, ước lệ diễn tả cảnh chiều. “Phi yến thu lâm”, “Quyện điểu quy lâm”… những nhóm từ ấy thường gặp trong thơ chữ Hán. “Chim bay về núi tối rồi” (Ca dao), “Chim hôm thoi thót về rừng” (Truyện Kiều- Nguyễn Du), “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi” (Chiều hôm nhớ nhà- Bà Huyện Thanh Quan)… và bao nhiêu nữa, những câu thơ tiếng Việt có cánh chim chiều. Dường như không có vài nét vờn vẽ mấy cánh chim xa xa thì bức tranh chưa rõ là cảnh chiều. 

Bài thơ của Bác Hồ mở đầu bằng cánh chim lấy từ thế giới nghệ thuật cổ điển phương Đông đó và chỉ với câu đầu, cái phong vị, cái không khí cổ thi đã khá rõ. Song trong sâu thẳm của Hồ Chí Minh đâu phải chỉ có tâm hồn nghệ sĩ cổ điển. Trong tranh xưa vẽ cảnh chiều – tranh bằng tranh hoặc tranh bằng thơ – cánh chim thường chỉ là một chi tiết thuần túy có ý nghĩa thẩm mĩ, một nét nên thơ, nên họa cần thiết thêm vào để gợi ý cảnh chiều. Còn cánh chim ở đây không chỉ là mấy nét vờn vẽ của một hoạ sĩ, dường như Bác không nhìn theo cánh chim bay về rừng chỉ với cái nhìn thưởng thức thẩm mĩ của một nghệ sĩ, mà nhiều hơn là với đôi mắt lưu luyến, trìu mến của một tấm lòng yêu thương, cảm thông đối với một biểu hiện của sự sống. Cánh chim trong “Chiều tối” hiện ra có nét gì đó thoáng rộng, nhẹ nhàng, mở ra được cái linh hồn của tạo vật, của thiên nhiên. Những cánh chim này đều có sự sống, chúng đang hoạt động. Chúng không “cao phi tận” như trong bài “Độc toạ kính dình sơn” của Lý Bạch, cũng không là “thiên sơn điểu phi tuyệt” như của Liễu Tông Nguyên đời Đường. Chúng đang chủ động bay “về rừng tìm chốn ngủ” sau một ngày bay đi kiếm ăn thật mỏi mệt. Có lẽ Bác bị giải đi cả ngày quá mệt mỏi nên đã đồng cảm với cánh chim “quy lâm” kia. Cánh chim thì đã có chốn để ngủ sau một ngày mệt mỏi, nhưng Bác vẫn chưa được dừng bước, không rõ đi đến đâu, cũng không biết bao giờ có được chốn ngủ như những cánh chim kia. Đặt bài thơ trong hoàn cảnh cụ thể của tác giả, ta có thể cảm nhận một nỗi u hoài man mác dâng lên trong lòng người bị giải đi. Đó là tình cảnh mất tự do trên đất khách quê người, giữa cảnh vật ảm đạm của một buổi chiều tàn, và khát vọng được quay về quê hương người tù đang trên đường bị áp giải. Bầu trời buổi chiều tối chỉ còn vương lại một chút ánh sáng nhạt mờ, vừa đủ cho nhà thơ nhận ra một chòm mây lẻ loi đang lững lờ trôi:

Cô vân mạn mạn độ thiên không

(Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)

Đọc câu thơ, ta thấy thời gian đang lặng lẽ theo nhịp đập của cánh chim trời, theo chòm mây cô đơn lặng lẽ. Trong cả cảnh núi non, mây trời, nhà thơ đã bắt được linh hồn của cảnh vật, từ đó dùng cảnh vật mà gợi ra cảnh chiều tà – một buổi chiều vắng lặng yên ả nơi núi rừng. Bầu trời chiều ở nơi núi rừng hoang sơ này thật thoáng đãng, cao rộng, trong trẻo và rất yên tĩnh nên mới có thể làm nổi bật lên hình ảnh chòm mây lẻ loi (cô vân) đang trôi chầm chậm (mạn mạn) ngang qua (độ) bầu trời. Chòm mây đó như làm cho không gian thêm mênh mông vô tận, thời gian như dừng lại, lắng xuống, làm ta có cảm giác như áng mây đó cũng đang cô đơn và mệt mỏi như những cánh chim, như người tù đang trên đường bị áp giải.

Trong câu thơ trên, chính những từ “cô”, “mạn mạn” và bút pháp mượn điểm vẽ diện, lấy cái cực nhỏ diễn tả cái bao la, dùng cái di động thể hiện cái yên tĩnh làm cho câu thơ trở nên rất Đường, Đường trong cấu trúc nghệ thuật, trong cả từ ngữ, chi tiết, hình tượng, âm điệu, tức là trong từng yếu tố.

Hai câu đầu bài Mộ rất cổ điển, rất Đường thi nhưng cũng rất hiện đại. Hiện đại ở cách quan sát, cách tả các hoạt động của sự vật. Cánh chim không bay một cách vô định cũng không biến mất giữa không trung mà lại bay về tổ để nghỉ ngơi, giống như lòng Bác lúc nào cũng hướng về quê hương, Tổ quốc. Áng mây trôi lơ lửng giữa bầu trời như chính Bác vậy, một mình nơi đất khách, nhưng Bác không cô đơn vì trong Bác luôn sôi sục ý chí quyết tâm đấu tranh giải phóng dân tộc.

2) Cảnh sinh hoạt của con người trong hai câu sau:

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng

Như những bức tranh theo phong cách cổ điển, bức tranh chiều tối của Hồ Chí Minh có bố cục hài hòa, với những mảng xa gần, đậm nhạt rõ rệt. Nếu như hai câu đầu dựng lên tấm phông làm nền thì hai câu này làm nổi lên hình tượng trung tâm của bức tranh. 

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

(Cô gái xóm núi xay ngô tối)

Câu thơ thật giản dị, giản dị tới đơn sơ: 7 chữ song chỉ 4 từ, một câu trần thuật tối giản, một thông báo bình thường trong khẩu ngữ hàng ngày, lại dùng tiếng nói địa phương (bao túc: ngô tiếng Quảng Tây). Đó là điều mà phong cách quý phái của thơ cổ điển nói chung, thơ Đường nói riêng, rất kiêng kị. Điều lạ là câu thơ có vẻ ít giọng thơ mà gần như một câu văn xuôi ấy lại rất đẹp, lại lấp lánh sinh động lạ thường. Phải chăng vì hai tiếng thiếu nữ tự nó bao hàm sắc thái ý nghĩa tươi mát trẻ trung? Vì âm điệu nhịp nhàng của câu thơ có láy âm sang câu sau, phù hợp với việc diễn tả hành động xay ngô nhịp nhàng uyển chuyển?

Trong một bài thơ tứ tuyệt, câu thứ ba có một vị trí rất đáng chú ý. Nó không liền vần với ba câu kia và có tư thế tương đối độc lập nêu ra để làm nổi bật ý thơ. Và vì vậy hình tượng cô gái xay ngô đã hiện lên nổi bật trở thành trung tâm của bức tranh. Với nét vẽ đậm khoẻ đó, Bác Hồ đã đặt người con gái lao động ở vị trí chủ thể của thiên nhiên tạo vật và đẩy lùi ra phía sau, nền trời chiều với cánh chim, chòm mây… Từ bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh đời sống, bức tranh sinh hoạt, từ trời mây chim muông chuyển sang con người cà lại là con người lao động. Đó là xu hướng vận động của cấu trúc bài thơ, là logic của hình tượng thơ, phản ánh cái logic lớn của tâm hồn nhà thơ trữ tình.

Trong những bài thơ vịnh cảnh chiều nổi tiếng xưa cũng thấp thoáng bóng người:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Gác mái ngư ông về viễn phố

Gõ sừng mục tử lại cô thôn 

(Qua đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)

Song đó chỉ là những chấm phá ước lệ, những ngư, tiều, canh, mục được điểm xuyến trên tranh lẫn với chim chóc, cỏ cây, hoa lá, với ngàn mai gió cuốn, dặm liễu sương sa… Có con người mà không có sự sống. vậy thì đó cũng chỉ là thiên nhiên đấy thôi.

Từ chú tiều lom khom lẫn với cây cỏ dưới chân đèo Ngang, một ngư ông, một mục tử đang tìm về cô thôn, viễn phố để nhòa dần trong buổi chiều tối đến cô gái xóm núi xay ngô sinh động, khỏa khoắn nổi bật giữa cảnh chiều, có sự khác nhau của hai phạm trù thẩm mĩ, hai thế giới quan của hai thời đại.

Bản dịch dịch câu “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc” thành “Cô em xóm núi xây ngô tối”. Nhưng trong bản chữ Hán không có chữ nào mang nghĩa “tối” cả, chỉ có “xay ngô”. Đúng là bài thơ đang tả cảnh chiều tối, cô gái cũng đang xay ngô chuẩn bị cho buổi tối, nhưng nếu đặt chữ “tối” vào đây thì quá sớm và lộ quá. Nguyên văn không nói đến tối mà tự nhiên nói đến: thời gian trôi dần theo cánh chim và làn mây, theo những vòng xoay của cối ngô, quay, quay mãi, “ma bao túc, bao tuc ma hoàn”… và đến khi cối xay dừng lại thì “lò than đã rực hồng”, tức là trời đã tối. Trời tối nên mới thấy được ánh lửa rực lên. Nhịp câu thứ tư là nhịp 4-3, nhịp ba ngắn, tức là chấm dứt cho cả một sự vận động, chuyển biến đúng với cái tối đến nhanh, thu dần vào cuộc sống bên lò than, rồi toả cái ấm ra theo âm thanh nồng ấm của chữ “hồng”.

Trong một bài thơ Đường hàm súc, chữ cuối cùng thường có một sức nặng truyền cảm đặc biệt, nó góp phần quan trọng tạo nên cái dư vị, cái âm hưởng vang ngân của bài thơ. Chữ “hồng” kết thúc bài Mộ thật tự nhiên mà thật bất ngờ. Bếp lửa “hồng” lên, nghĩa là buổi chiều tàn êm ả mà thời gian tưởng như không trôi đã đến lúc kết thúc để bắt đầu vào tối đêm, song không phải đêm tối âm umà ngọn lửa hồng ấm áp, bừng sáng.

Bài thơ mở đầu bằng cái nhìn bao quát toàn cảnh cả nền trời bao la rồi chuyển đến hình ảnh cô gái xay ngô ở cận cảnh, cuối cùng, đốm lửa hồng bật sáng, trở thành trung tâm của bức tranh. Chữ “hồng” làm sáng bừng cả bức tranh, làm sôi động, ấm cúng hẳn lên không khí âm u của buổi chiều xóm núi. Không phải là một ngọn đèn khuya leo lét chong suốt đêm sâu dày đặc gợi nỗi niềm cô đơn sầu muộn mà là một bếp lửa sinh hoạt gia đình ấm cúng, là ngọn lửa hồng lao động, ngọn lửa của sự sống. Buổi chiều muộn nơi núi rừng hiu quạnh lẽ ra rất buồn bã thê lương trước con mắt của người tù xa quê, đang trên đường bị áp giải đi đường xa mà không được nghỉ ngơi, đáng lẽ bài thơ là một khúc bi ai oán những nỗi thống khổ của con người thì trái lại,bài thơ lại là tiếng reo vui kín đáo, tuy kín đáo mà lại rất vui, cái vui tràn đầy sự sống. Chính chữ “hồng” đã góp phần quyết định tạo nên cái dư vị tích cực, cái âm hưởng lạc quan đó của bài thơ, và bài thơ từ màu sắc cổ điển, bỗng toả sáng một tinh thần hiện đại.

III. KẾT LUẬN:

Mộ là một bức tranh thơ đẹp về cảnh chiều tối, rất nên thơ nên tranh. Bài thơ đã thể hiện rõ tình cảm yêu thiên nhiên thật đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong sâu thẳm tâm hồn người chiến sĩ cách mạng vĩ đại luôn đứng ở nơi đầu sóng ngọn gió, tắm mình trong bão táp của thời đại ấy vẫn dành chỗ cho một khoảng trời trong trẻo của một buổi chiều thu êm ả. Bài thơ là một thể hiện đầy đủ nhất cốt cách nghệ sĩ cũa nhà thơ lớn Hồ Chí Minh: vừa chứng tỏ sự bền vững sâu xa của những giá trị tinh thần truyền thống ở Bác, vừa cho thấy sự phong phú, hài hoà tuyệt đẹp của tâm hồn con người mang trong mình nền văn hoá tương lai. Song, bài thơ không chỉ là một bức tranh phong cảnh thuần túy. Nó là một bức tranh kết hợp giữa phong cảnh tuyệt đẹp của một buổi tối nơi xóm núi hoang sơ với vẻ đẹp yên bình của một đời sống lao động bình thường nhưng chứa đầy sự ấm áp. Có lẽ đó là sự ấm áp của ngọn lửa hồng trong lò than đang lan toả ra ngoài, cũng có lẽ đó là hơi ấm của một cuộc sống gia đình sum họp.

Có thể nói rằng thơ thiên nhiên của Bác, điển hình là bài Mộ, khẳng định mối quan hệ rất mới của con người và thiên nhiên, con người không hoà tan, cũng không đối lập mà là làm chủ thiên nhiên, là trung tâm của thiên nhiên, cả con người và thiên nhiên hài hoà trong niềm vui, sự sống bất diệt. Đó cũng là một biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo cộng sản ở Bác Hồ. Chủ nghĩa nhân đạo là cái gốc của triết học, cái gốc chính trị của nhà tư tưởng, vị lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh, cũng là cái gốc nghệ thuật của nhà thơ Hồ Chí Minh. Với bài Mộ, tinh thần nhân đạo đó lại được biểu hiện thật cảm động trong cảnh ngộ của Bác, đó chẳng phải là hình tượng quên mình đến tuyệt đối hay sao? Không chút vướng bận vì nỗi đày đoạ mà bản thân đang phải chịu, Người đã chia sẻ, hoà mình với tự nhiên, vào mọi niềm vui nỗi khổ của nhân dân. Bài thơ trở thành minh chứng đẹp đẽ về tấm lòng nhân ái và sâu rộng đến vô hạn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngoài chất thơ, lòng nhân hậu, bài thơ còn thể hiện một chất thép vĩ đại. Trên đường bị đày ải, tuy rất khổ cực nhưng Người vẫn làm thơ. Điều đó đã thể hiện một nghị lực thần thánh, một bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Không những thế, những vần thơ của Người làm ra không thê lương mà ngược lại, đây là một khúc ca vui, cái vui lặng lẽ không ồn ào mà dân tràn lên trong cuộc sống. Bài thơ khép lại mà ngọn lửa hồng cứ còn lung linh, làm ấm lòng người đọc mãi sau này.

Bài thơ đọc xong vẫn còn như thấy lâng lâng chòm mây trôi nhẹ giữa bầu trời bao la và ngọn lửa hồng vừa hừng lên cứ lung linh toả sáng.

I. GIỚI THIỆU

1) Tác giả

Hồ Chí Minh thuở nhỏ tên Nguyễn Sinh Cung, sau đổi tên là Nguyễn Tất Thành, lúc hoạt động cách mạng ở nước ngoài lấy tên Nguyễn Ái Quốc, sau khi về nước có tên là Hồ Chí Minh, sinh ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Năm 1911, người ra đi tìm đường cứu nước. Tháng 1/1919, Người đưa ra bản Yêu sách của nhân dân An Nam về quyền bình đẳng, tự do đến Hội nghị Vecxay (Pháp).

Năm 1925, Người đã tham gia thành lập nhiều tổ chức cách mạng như việt nam thanh niên cách mạng đồng chí hội.

Tháng 2/1941, người về nước hoạt động và thành lập Mặt trận Việt Minh, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.

Từ 1942-1943, Người bị cầm tù trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, bị giải qua nhiều nhà lao.

Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc bảng Tuyên ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình.

Năm 1946, Người được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, lãnh đạo toàn dân giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thưc dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược.

Người qua đời ngày 2/9/1969.

Năm 1990, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi nhận và suy tôn Người là “anh hùng giải phóng dân tộc Việt nam, nhà văn hoá lớn”. Sự nghiệp văn chương Người để lại rất phong phú, đa dạng về thể loại, đặ sắc về phong cách nghệ thuật.

2) Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù):

Nhật kí trong tù là một tập thơ có hình thức nhật kí, gồm 135 bài thơ bằng chữ Hán, được nhà thơ Hồ Chí Minh sáng tác trong khoảng thời gian bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch.

Tập thơ chẳng những là bức tranh hiện thực tố cáo chế độ nhà tù, chế độ xã hội Tưởng Giới Thạch mà còn là bức chân dung tự hoạ con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Nhật kí trong tù thể hiện một tài năng lớn với sự phong phú, đa dạng của bút pháp, sự thống nhất thẩm mĩ của những yếu tố khác nhau, thậm chí trái ngược nhau trong phong cách tự sự và trữ tình, trữ tình và trào phúng, cổ điển và hiện đại, hiện thực và lãng mạn,…

Nhật kí trong tù là một kiệt tác có nhiều nét tiêu biểu cho tư tường và nghệt thuật của nhà thơ lớn Hồ Chí Minh, là một tác phẩm có vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam hiện đại, được đông đảo các thế hệ người đọc trong và ngoài nước rất trân trọng.

3) Mộ (Chiều tối):

Mộ là bài thơ thứ 31 trong số 135 bài của tập thơ Nhật kí trong tù.

Bài thơ được gợi cảm hứng tù một buổi chiều tối bị giải đi trong thời gian đầu Bác bị bắt. Đây là thời gian cực khổ nhất trong 14 tháng Người bị giam giữ.

II. NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA BÀI CHIỀU TỐI:

Phiên âm:

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,

Cô vân mạn mạn độ thiên không ;

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.

Dịch thơ:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không :

Cô em xóm núi xây ngô tối,

Xay hết, lò than đã rực hồng.

Bài thơ tứ tuyệt, như tên gọi, là một bức tranh vẽ cảnh chiều tối ở vùng núi. Chiều tối hiện ra trong mắt người tù đang bị giải chuyển lao thật ấm áp, đầy niềm tin yêu vào cuộc sống như cảnh trước mắt một người bình thường sống giữa núi rừng, tay không mang gông, chân chẳng bị xiềng. Chiều tối là thời khắc mọi người ai cũng bắt đầu nghỉ ngơi. Và chiều tối cũng là lúc mà đối với những kẻ xa quê, những người thất chí dễ tìm gặp hố sâu nỗi buồn trong tâm hồn mình. Đối với một người tù yêu nước như Bác thì sự thất vọng, buồn bã đúng ra phải còn nặng nề hơn. Thế nhưng qua cảnh chiều tối trong bài thơ, ta có thể dễ dàng cảm nhận được sự thư thái, ung dung của người đang ngắm nhìn cảnh vật, giữa lúc người đi đường ấy dừng chân nghỉ ngơi trong một xóm núi. Sự thư thái, ung dung mà chỉ những người khách tự do, những người không mang phiền toái trong lòng, người yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên mới có được.

Cảnh thiên nhiên trong hai câu đầu:

Hai câu thơ đầu vẽ lên cái nền của bức tranh phong cảnh buổi chiều đúng như tính chất bình thường của nó. Nghĩ đến buổi chiều, người ta thường nghĩ ngay đến mây trôi chầm chậm trên trời, đến những cánh chim đang bay về tổ ấm. Chiều tối hiện ra trước mắt người ngắm cảnh cũng đúng theo cái mô típ cổ điển đó trong thi ca xưa và cũng thật bình thường như thời gian và quy luật của cuộc sống.

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ) 

Trong thế giới mĩ thuật cổ điển phương Đông, hình ảnh cánh chim bay về rừng đã ít nhiều có ý nghĩa biểu tượng, ước lệ diễn tả cảnh chiều. “Phi yến thu lâm”, “Quyện điểu quy lâm”… những nhóm từ ấy thường gặp trong thơ chữ Hán. “Chim bay về núi tối rồi” (Ca dao), “Chim hôm thoi thót về rừng” (Truyện Kiều- Nguyễn Du), “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi” (Chiều hôm nhớ nhà- Bà Huyện Thanh Quan)… và bao nhiêu nữa, những câu thơ tiếng Việt có cánh chim chiều. Dường như không có vài nét vờn vẽ mấy cánh chim xa xa thì bức tranh chưa rõ là cảnh chiều. 

Bài thơ của Bác Hồ mở đầu bằng cánh chim lấy từ thế giới nghệ thuật cổ điển phương Đông đó và chỉ với câu đầu, cái phong vị, cái không khí cổ thi đã khá rõ. Song trong sâu thẳm của Hồ Chí Minh đâu phải chỉ có tâm hồn nghệ sĩ cổ điển. Trong tranh xưa vẽ cảnh chiều – tranh bằng tranh hoặc tranh bằng thơ – cánh chim thường chỉ là một chi tiết thuần túy có ý nghĩa thẩm mĩ, một nét nên thơ, nên họa cần thiết thêm vào để gợi ý cảnh chiều. Còn cánh chim ở đây không chỉ là mấy nét vờn vẽ của một hoạ sĩ, dường như Bác không nhìn theo cánh chim bay về rừng chỉ với cái nhìn thưởng thức thẩm mĩ của một nghệ sĩ, mà nhiều hơn là với đôi mắt lưu luyến, trìu mến của một tấm lòng yêu thương, cảm thông đối với một biểu hiện của sự sống. Cánh chim trong “Chiều tối” hiện ra có nét gì đó thoáng rộng, nhẹ nhàng, mở ra được cái linh hồn của tạo vật, của thiên nhiên. Những cánh chim này đều có sự sống, chúng đang hoạt động. Chúng không “cao phi tận” như trong bài “Độc toạ kính dình sơn” của Lý Bạch, cũng không là “thiên sơn điểu phi tuyệt” như của Liễu Tông Nguyên đời Đường. Chúng đang chủ động bay “về rừng tìm chốn ngủ” sau một ngày bay đi kiếm ăn thật mỏi mệt. Có lẽ Bác bị giải đi cả ngày quá mệt mỏi nên đã đồng cảm với cánh chim “quy lâm” kia. Cánh chim thì đã có chốn để ngủ sau một ngày mệt mỏi, nhưng Bác vẫn chưa được dừng bước, không rõ đi đến đâu, cũng không biết bao giờ có được chốn ngủ như những cánh chim kia. Đặt bài thơ trong hoàn cảnh cụ thể của tác giả, ta có thể cảm nhận một nỗi u hoài man mác dâng lên trong lòng người bị giải đi. Đó là tình cảnh mất tự do trên đất khách quê người, giữa cảnh vật ảm đạm của một buổi chiều tàn, và khát vọng được quay về quê hương người tù đang trên đường bị áp giải. Bầu trời buổi chiều tối chỉ còn vương lại một chút ánh sáng nhạt mờ, vừa đủ cho nhà thơ nhận ra một chòm mây lẻ loi đang lững lờ trôi:

Cô vân mạn mạn độ thiên không

(Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)

Đọc câu thơ, ta thấy thời gian đang lặng lẽ theo nhịp đập của cánh chim trời, theo chòm mây cô đơn lặng lẽ. Trong cả cảnh núi non, mây trời, nhà thơ đã bắt được linh hồn của cảnh vật, từ đó dùng cảnh vật mà gợi ra cảnh chiều tà – một buổi chiều vắng lặng yên ả nơi núi rừng. Bầu trời chiều ở nơi núi rừng hoang sơ này thật thoáng đãng, cao rộng, trong trẻo và rất yên tĩnh nên mới có thể làm nổi bật lên hình ảnh chòm mây lẻ loi (cô vân) đang trôi chầm chậm (mạn mạn) ngang qua (độ) bầu trời. Chòm mây đó như làm cho không gian thêm mênh mông vô tận, thời gian như dừng lại, lắng xuống, làm ta có cảm giác như áng mây đó cũng đang cô đơn và mệt mỏi như những cánh chim, như người tù đang trên đường bị áp giải.

Trong câu thơ trên, chính những từ “cô”, “mạn mạn” và bút pháp mượn điểm vẽ diện, lấy cái cực nhỏ diễn tả cái bao la, dùng cái di động thể hiện cái yên tĩnh làm cho câu thơ trở nên rất Đường, Đường trong cấu trúc nghệ thuật, trong cả từ ngữ, chi tiết, hình tượng, âm điệu, tức là trong từng yếu tố.

Hai câu đầu bài Mộ rất cổ điển, rất Đường thi nhưng cũng rất hiện đại. Hiện đại ở cách quan sát, cách tả các hoạt động của sự vật. Cánh chim không bay một cách vô định cũng không biến mất giữa không trung mà lại bay về tổ để nghỉ ngơi, giống như lòng Bác lúc nào cũng hướng về quê hương, Tổ quốc. Áng mây trôi lơ lửng giữa bầu trời như chính Bác vậy, một mình nơi đất khách, nhưng Bác không cô đơn vì trong Bác luôn sôi sục ý chí quyết tâm đấu tranh giải phóng dân tộc.

2) Cảnh sinh hoạt của con người trong hai câu sau:

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng

Như những bức tranh theo phong cách cổ điển, bức tranh chiều tối của Hồ Chí Minh có bố cục hài hòa, với những mảng xa gần, đậm nhạt rõ rệt. Nếu như hai câu đầu dựng lên tấm phông làm nền thì hai câu này làm nổi lên hình tượng trung tâm của bức tranh. 

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

(Cô gái xóm núi xay ngô tối)

Câu thơ thật giản dị, giản dị tới đơn sơ: 7 chữ song chỉ 4 từ, một câu trần thuật tối giản, một thông báo bình thường trong khẩu ngữ hàng ngày, lại dùng tiếng nói địa phương (bao túc: ngô tiếng Quảng Tây). Đó là điều mà phong cách quý phái của thơ cổ điển nói chung, thơ Đường nói riêng, rất kiêng kị. Điều lạ là câu thơ có vẻ ít giọng thơ mà gần như một câu văn xuôi ấy lại rất đẹp, lại lấp lánh sinh động lạ thường. Phải chăng vì hai tiếng thiếu nữ tự nó bao hàm sắc thái ý nghĩa tươi mát trẻ trung? Vì âm điệu nhịp nhàng của câu thơ có láy âm sang câu sau, phù hợp với việc diễn tả hành động xay ngô nhịp nhàng uyển chuyển?

Trong một bài thơ tứ tuyệt, câu thứ ba có một vị trí rất đáng chú ý. Nó không liền vần với ba câu kia và có tư thế tương đối độc lập nêu ra để làm nổi bật ý thơ. Và vì vậy hình tượng cô gái xay ngô đã hiện lên nổi bật trở thành trung tâm của bức tranh. Với nét vẽ đậm khoẻ đó, Bác Hồ đã đặt người con gái lao động ở vị trí chủ thể của thiên nhiên tạo vật và đẩy lùi ra phía sau, nền trời chiều với cánh chim, chòm mây… Từ bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh đời sống, bức tranh sinh hoạt, từ trời mây chim muông chuyển sang con người cà lại là con người lao động. Đó là xu hướng vận động của cấu trúc bài thơ, là logic của hình tượng thơ, phản ánh cái logic lớn của tâm hồn nhà thơ trữ tình.

Trong những bài thơ vịnh cảnh chiều nổi tiếng xưa cũng thấp thoáng bóng người:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Gác mái ngư ông về viễn phố

Gõ sừng mục tử lại cô thôn 

(Qua đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)

Song đó chỉ là những chấm phá ước lệ, những ngư, tiều, canh, mục được điểm xuyến trên tranh lẫn với chim chóc, cỏ cây, hoa lá, với ngàn mai gió cuốn, dặm liễu sương sa… Có con người mà không có sự sống. vậy thì đó cũng chỉ là thiên nhiên đấy thôi.

Từ chú tiều lom khom lẫn với cây cỏ dưới chân đèo Ngang, một ngư ông, một mục tử đang tìm về cô thôn, viễn phố để nhòa dần trong buổi chiều tối đến cô gái xóm núi xay ngô sinh động, khỏa khoắn nổi bật giữa cảnh chiều, có sự khác nhau của hai phạm trù thẩm mĩ, hai thế giới quan của hai thời đại.

Bản dịch dịch câu “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc” thành “Cô em xóm núi xây ngô tối”. Nhưng trong bản chữ Hán không có chữ nào mang nghĩa “tối” cả, chỉ có “xay ngô”. Đúng là bài thơ đang tả cảnh chiều tối, cô gái cũng đang xay ngô chuẩn bị cho buổi tối, nhưng nếu đặt chữ “tối” vào đây thì quá sớm và lộ quá. Nguyên văn không nói đến tối mà tự nhiên nói đến: thời gian trôi dần theo cánh chim và làn mây, theo những vòng xoay của cối ngô, quay, quay mãi, “ma bao túc, bao tuc ma hoàn”… và đến khi cối xay dừng lại thì “lò than đã rực hồng”, tức là trời đã tối. Trời tối nên mới thấy được ánh lửa rực lên. Nhịp câu thứ tư là nhịp 4-3, nhịp ba ngắn, tức là chấm dứt cho cả một sự vận động, chuyển biến đúng với cái tối đến nhanh, thu dần vào cuộc sống bên lò than, rồi toả cái ấm ra theo âm thanh nồng ấm của chữ “hồng”.

Trong một bài thơ Đường hàm súc, chữ cuối cùng thường có một sức nặng truyền cảm đặc biệt, nó góp phần quan trọng tạo nên cái dư vị, cái âm hưởng vang ngân của bài thơ. Chữ “hồng” kết thúc bài Mộ thật tự nhiên mà thật bất ngờ. Bếp lửa “hồng” lên, nghĩa là buổi chiều tàn êm ả mà thời gian tưởng như không trôi đã đến lúc kết thúc để bắt đầu vào tối đêm, song không phải đêm tối âm umà ngọn lửa hồng ấm áp, bừng sáng.

Bài thơ mở đầu bằng cái nhìn bao quát toàn cảnh cả nền trời bao la rồi chuyển đến hình ảnh cô gái xay ngô ở cận cảnh, cuối cùng, đốm lửa hồng bật sáng, trở thành trung tâm của bức tranh. Chữ “hồng” làm sáng bừng cả bức tranh, làm sôi động, ấm cúng hẳn lên không khí âm u của buổi chiều xóm núi. Không phải là một ngọn đèn khuya leo lét chong suốt đêm sâu dày đặc gợi nỗi niềm cô đơn sầu muộn mà là một bếp lửa sinh hoạt gia đình ấm cúng, là ngọn lửa hồng lao động, ngọn lửa của sự sống. Buổi chiều muộn nơi núi rừng hiu quạnh lẽ ra rất buồn bã thê lương trước con mắt của người tù xa quê, đang trên đường bị áp giải đi đường xa mà không được nghỉ ngơi, đáng lẽ bài thơ là một khúc bi ai oán những nỗi thống khổ của con người thì trái lại,bài thơ lại là tiếng reo vui kín đáo, tuy kín đáo mà lại rất vui, cái vui tràn đầy sự sống. Chính chữ “hồng” đã góp phần quyết định tạo nên cái dư vị tích cực, cái âm hưởng lạc quan đó của bài thơ, và bài thơ từ màu sắc cổ điển, bỗng toả sáng một tinh thần hiện đại.

III. KẾT LUẬN:

Mộ là một bức tranh thơ đẹp về cảnh chiều tối, rất nên thơ nên tranh. Bài thơ đã thể hiện rõ tình cảm yêu thiên nhiên thật đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong sâu thẳm tâm hồn người chiến sĩ cách mạng vĩ đại luôn đứng ở nơi đầu sóng ngọn gió, tắm mình trong bão táp của thời đại ấy vẫn dành chỗ cho một khoảng trời trong trẻo của một buổi chiều thu êm ả. Bài thơ là một thể hiện đầy đủ nhất cốt cách nghệ sĩ cũa nhà thơ lớn Hồ Chí Minh: vừa chứng tỏ sự bền vững sâu xa của những giá trị tinh thần truyền thống ở Bác, vừa cho thấy sự phong phú, hài hoà tuyệt đẹp của tâm hồn con người mang trong mình nền văn hoá tương lai. Song, bài thơ không chỉ là một bức tranh phong cảnh thuần túy. Nó là một bức tranh kết hợp giữa phong cảnh tuyệt đẹp của một buổi tối nơi xóm núi hoang sơ với vẻ đẹp yên bình của một đời sống lao động bình thường nhưng chứa đầy sự ấm áp. Có lẽ đó là sự ấm áp của ngọn lửa hồng trong lò than đang lan toả ra ngoài, cũng có lẽ đó là hơi ấm của một cuộc sống gia đình sum họp.

Có thể nói rằng thơ thiên nhiên của Bác, điển hình là bài Mộ, khẳng định mối quan hệ rất mới của con người và thiên nhiên, con người không hoà tan, cũng không đối lập mà là làm chủ thiên nhiên, là trung tâm của thiên nhiên, cả con người và thiên nhiên hài hoà trong niềm vui, sự sống bất diệt. Đó cũng là một biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo cộng sản ở Bác Hồ. Chủ nghĩa nhân đạo là cái gốc của triết học, cái gốc chính trị của nhà tư tưởng, vị lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh, cũng là cái gốc nghệ thuật của nhà thơ Hồ Chí Minh. Với bài Mộ, tinh thần nhân đạo đó lại được biểu hiện thật cảm động trong cảnh ngộ của Bác, đó chẳng phải là hình tượng quên mình đến tuyệt đối hay sao? Không chút vướng bận vì nỗi đày đoạ mà bản thân đang phải chịu, Người đã chia sẻ, hoà mình với tự nhiên, vào mọi niềm vui nỗi khổ của nhân dân. Bài thơ trở thành minh chứng đẹp đẽ về tấm lòng nhân ái và sâu rộng đến vô hạn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngoài chất thơ, lòng nhân hậu, bài thơ còn thể hiện một chất thép vĩ đại. Trên đường bị đày ải, tuy rất khổ cực nhưng Người vẫn làm thơ. Điều đó đã thể hiện một nghị lực thần thánh, một bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Không những thế, những vần thơ của Người làm ra không thê lương mà ngược lại, đây là một khúc ca vui, cái vui lặng lẽ không ồn ào mà dân tràn lên trong cuộc sống. Bài thơ khép lại mà ngọn lửa hồng cứ còn lung linh, làm ấm lòng người đọc mãi sau này.

Bài thơ đọc xong vẫn còn như thấy lâng lâng chòm mây trôi nhẹ giữa bầu trời bao la và ngọn lửa hồng vừa hừng lên cứ lung linh toả sáng.

Chọn tập
Bình luận