Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Cảm hứng sử thi trong 2 tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi và “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Cuộc kháng chiến chống Mĩ đã đi qua, để lại cho dân tộc Việt Nam biết bao hy sinh, mất mát. Đối với nền văn học nước nhà, đây là thời đại của các tác phẩm văn xuôi và thơ ca mang đậm màu sắc sử thi. Nào ai có thể quên hình ảnh về người lính, về tinh thần đấu tranh và bản lĩnh kiên cường của dân tộc ta qua những vần thơ của Tố Hữu. Nhiều bản trường ca oai hùng của Nguyễn Khoa Điềm, Thu Bồn, Hữu Thỉnh cũng góp phần làm nên mảng thi ca sử thi Việt Nam. Trong thể loại văn xuôi ta không thể không nhắc tới hai tác giả lớn là Nguyễn Thi và Nguyễn trung thành. Hai ngòi bút với hai phong cách khác nhau đã cùng tạo nên những trang sử thi hào hùng cho dân tộc. Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi) và Rừng Xà nu” (Nguyễn Trung Thành) là hai tác phẩm tiêu biểu xuất sắc, hai bức tranh về dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt. Ở đó ta thấy được lòng yêu nước, yêu gia đình, trung thành với Cách Mạng của nhân dân ta từ miền xuôi đến miền ngược, từ Nam Bộ đến Tây Nguyên. Trong cùng bối cảnh lịch sử, Những đứa con trong gia đình” và Rừng Xà nu” không chỉ là câu chuyện viết về một gia đình, một bản làng mà là câu chuyện chung của Tổ quốc. Màu sắc sử thi trong hai tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

Khuynh hướng sử thi rất phổ biến trong văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. Đó là một khuynh hướng trong sáng tác nghệ thuật thiên về việc phản ánh những sự kiện có ý nghĩa lịch sử và mang tính toàn dân. Nhân vật trung tâm trong những tác phẩm viết theo khuynh hướng sử thi thường là những con người đại diện cho giai cấp, cho dân tộc với những phẩm chất cao cả, kết tinh những gì cao đẹp nhất của cộng đồng. Và khi khẳng định, ngợi ca những anh hùng, những kì tích sáng chói, người cầm bút không nhân danh cá nhân mà nhân danh dân tộc, nhân danh cộng đồng. Đặc biệt trong nền văn học kháng chiến chống Mĩ, khuynh hướng sử thi là lối viết phổ biến và mang nhiều màu sắc phong phú. Đọc tác phẩm mang khuynh hướng sử thi trong giai đoạn này, ta thường thấy một nhiệt huyết sục sôi, một tinh thần đấu tranh ngoan cường của nhân vật mà họ đã trở thành biểu tượng cho tất cả con người yêu nước Việt Nam.

Trong hai tác phẩm Rừng Xà nu của Nguyễn trung thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, khuynh hướng sử thi thể hiện trước hết là ở đề tài sáng tác. Nguyễn trung thành viết về câu chuyện của một ngôi làng người dân tộc-làng Xô man. Cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm là hình tượng cây Xà nu. Tác giả đã lấy ngọn đồi Xà nu làm biểu tượng cho những con người làng Xô man anh dũng kiên cường trước bom đạn của giặc Mĩ. Cũng giống như người Nam Bộ gắn bó với cây dừa xanh tỏa nhiều tàu”, người Bắc Bộ quen thuộc với hình ảnh tre xanh, xanh tự bao giờ”, người dân Tây Nguyên không thể tác rời khỏi cây Xà nu. Loài cây này ăn đời ở kiếp với dân làng. Không chỉ trong cuộc sống hằng ngày mà cây Xà nu còn đứng bên họ trong chiến đấu, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng..”. Ngọn đồi xà nu vì nằm trong tầm đại bát của đồn giặc” nên đêm ngày phải gánh chịu bao trận mưa bom bão đạn. Do vậy mà Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương” Nguyễn Trung Thành xây dựng hình ảnh đồi xà nu với nhiều tổn thương mất mát nhưng nổi bật hơn cả chính là tố chất của loài cây này. Xà nu là thứ cây luôn mọc san sát cạnh nhau, có sức sống mãnh liệt và ham ánh sáng mặt trời”. Qua đó, tác giả ứng chiếu cây xà nu với những con người làng Xô man. Cả ngôi làng chẳng khác chi ngọn đồi xà nu đó, biết bao người đã ngã xuống và biết bao người vẫn tiếp tục kiên cường chống chọi với giặc Mĩ. Cả tác phẩm là câu chuyện kể về cuộc đấu tranh của Tnú cùng người dân làng Xô man. Ngôi làng anh hùng giàu truyền thống Cách Mạng cũng giống như làng Cát Bay, làng Đồng Khởi, và trăm nghìn ngôi làng khác đã trãi qua cuộc thảm sát, càn quyết của quân giặc. Người dân làng Xô man cũng là một nhóm cộng đồng trong cả dân tộc Việt Nam. Nguyễn Trung Thành viết chuyện về một ngôi làng nhưng qua đó đã nói lên cuộc kháng chiến trường kì của cả dân tộc. Màu sắc sử thi chi phối toàn bộ tác phẩm, biến câu chuyện riêng thành câu chuyện chung mà qua đó người đọc phần nào hình dung được tính ác liệt, những tổn thất về người và của cùng một ý chí kiên cường, tấm lòng yêu nước nồng nàn, trung thành với Cạch Mạng của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Nếu Rừng xà nu kể chuyện về làng Xô man thì Những đứa con trong gia đình lại là câu chuyện khác về một gia đình Nam Bộ giàu truyền thống Cách Mạng. Giống như vùng Tây Nguyên, Nam Bộ cũng là nơi diễn ra cuộc chiến chống Mĩ ác liệt. Câu chuyện xoay quanh các thành viên trong một gia đình có truyền thống yêu nước, căm thù giặc. Từ đời bố mẹ chết dưới bom đạn của Mĩ cho tới đời con cháu quyết chí ra đi trả thù nước, thù nhà. Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Việt và Chiến. Họ là hai người con trong gia đình. Họ được sinh ra trong bối cảnh đất nước lọan lạc, trãi qua một tuổi thơ khó khăn, chứng kiến bố rồi cả mẹ đều bị giặc giết. Mối thù sâu sắc đã được hun đúc từ thuở ấu thơ nên khi trưởng thành hai chị em quyết ra đi đánh giặc. Một câu chuyện như thế là rất bình thường vào giai đoạn ấy. Chiến tranh đi đôi với mất mát về con người. Không chỉ gia đình của hai chị em Việt-Chiến mà có rất nhiều gia đình Việt Nam khác cũng có người thân bị chết vì bom đạn. Không phải chỉ có Việt và Chiến mang trong lòng mối thù giặc Mĩ mà tất cả những người con khác, ai từng chứng kiến sự tàn ác của chúng gây ra cho gia đình, cho dân tộc mình đều biết căm thù. Gia đình bé nhỏ của hai chị em là một đại diện cho tất cả các gia đình Việt Nam thời bấy giờ. Qua Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi đã vẽ nên một bức tranh chân thật về cuộc kháng chiến chống Mĩ và số phận của những người con trong gia đình Cách Mạng. Câu chuyện tuy riêng mà mang một tinh thần chung. Chính điều này đã mang tới màu sắc sử thi cho tác phẩm.

Những đứa con trong gia đình và Rừng Xà nu là hai đại diện tiêu biểu cho thể loại sử thi hiện đại. Bên cạnh lối chọn đề tài, cách xây dựng nhân vật cũng góp phần thành công cho tác phẩm. Trong Rừng Xà nu, Nguyễn trung thành vẽ nên hình tượng Tnú là một anh hùng Cách Mạng chân chính. Tnú mang trong người tố chất của một cán bộ anh dũng kiên cường. Ngay từ nhỏ anh đã tỏ ra hơn người ở sự gan dạ, bản lĩnh. Khi giặc Mĩ giết hết thanh niên tới ông bà già thì lũ trẻ trong làng như Tnú và Mai đã thay họ đi nuôi cán bộ. Cậu bé Tnú vừa thông minh lại gan dạ. Đi làm liên lạc Tnú không bao giờ đi đường mòn. Nó cứ xé rừng mà đi”. Để không bị giặc bắt, Tnú còn dám liều mình chọn chỗ thác dữ mà bơi ngang, nó cưỡi lên thác băng băng như một con cá kình”. Hình ảnh cậu bé người dân tộc băng rừng lội suối để thực hiện nhiệm vụ làm ta liên tưởng tới chú bé Lượm mà qua ngòi bút của Tố Hữu đã trở thành biểu tượng cho những thiếu niên anh hùng:

Một hôm nào đó

Như bao hôm nào

Chú đồng chí nhỏ

Bỏ thư vào bao

Vụt qua mặt trận

Thư đề Thượng khẩn”

Sợ chi hiểm nghèo!”

Khi đã trưởng thành, Tnú vẫn là một người con của Cách Mạng. Anh đã cùng dân làng quyết tâm đánh Mĩ. Cuộc đời anh bất hạnh vì cả gia đình đều bị giặc giết. Đau đớn hơn hết là chính mắt anh trông ảnh vợ con bị chúng đánh đập, hành hạ mà không làm được gì. Con người ấy bị số phận trêu đùa, phải nếm trãi hết mọi cay đắng, phải vượt qua và vươn lên từ đáy sâu địa ngục. Mất Mai, mất đứa con bé bỏng rồi lại bị bắt, bị đốt mười đầu ngón tay bằng chính thứ nhựa Xà nu thơm ngào ngạt, Tnú phải có một ý chí sắt đá và một bản lĩnh phi thường mới có thể tiếp tục sống, tiếp tục chiến đấu vì Tổ quốc. Vượt lên tất cả, Tnú vẫn là một người con trung thành với Đảng, vẫn tiếp tục xong pha trân mạc giành nhiều chiến công, ngón tay còn hai đốt cũng bắn súng được”. Con người đó, số phận đó thật quá bi ai. Nhìn lại toàn cảnh cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, ta mới thấy không phải chỉ riêng Tnú mà còn biết bao người cũng mang một quá khứ, một gia cảnh như anh. Tnú không còn là một nhân vật cá biệt mà đã là hình tượng, đại diện cho các anh hùng chiến sĩ Việt Nam. Tnú hiện lên với nhiều mất mát cả về tâm hồn và thể xác nhưng trên hết là tinh thần chiến đấu kiên cường, là một nhân cách, một bản lĩnh mà ai ai cũng phải ngưỡng mộ. Phẩm chất đáng quý ấy đã được cụ Mết nhận định: Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta” Anh đã trở thành một nhân vật oai hùng như thần thoại, mang đầy đủ tinh hoa của tinh thần dân tộc. Hình tượng Tnú đẹp đẽ, dũng mãnh, gan dạ là sản phẩm tạo ra từ chất sử thi trong Rừng xà nu.

Tnú là anh hùng của làng Xô man, của tác phẩm Rừng xà nu; còn Việt và Chiến cũng là những anh hùng trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình. Nguyễn Thi đặc biệt thành công trong nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật. Chiến là một cô gái người Nam Bộ, trẻ trung và bản lĩnh. Từ ngày mẹ mất, cô đã thay mẹ quán xuyến gia đình, chăm sóc hai em. Nỗi bật ở chị chính là sự đảm đang, tháo vát, tính gan góc, dũng cảm. Điều đó thể hiện rõ qua cách thức Chiến thu xếp chuyện nhà cửa trước khi lên đường đánh giặc. Từ những vật dụng trong nhà cho tới thằng Út em, bàn thờ ba má và căn nhà, Chiến đều tính toán đâu ra đấy. Chính chú Năm đã nhận xét về chị: Khôn! Việc nhà nó thu gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non.” Chiến lớn lên đã thừa hưởng nhiều tính cách từ người mẹ nhất là ở cái đảm đang. Nghe chị tính toán chuyện nhà, Việt đã nhiều lần phải thốt lên nghe in như má vậy”. Bên cạnh sự đảm đang, Chiến còn là cô gái kiên trung, gan góc, dũng cảm. Chị đã quyết tâm ra đi đánh giặc, không quản nguy hiểm khó khăn. Đã là thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!” Hình ảnh cô gái trẻ với một ý chí đánh giặc thà chết không lui” trở thành hình tượng chung cho biết bao người con gái khác trong thời kháng chiến chống Mĩ. Chiến cũng như các cô gái trẻ Nho, Thao, Phương Định bước ra từ truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. Họ là các cô gái mở đường, cũng như Chiến, là những bông hoa dũng cảm kiên cường trên chiến trường ác liệt. Chiến xứng đáng với danh hiệu một nữ anh hùng Cách Mạng mà chúng ta phải kính trọng và ngưỡng mộ. Chợt nhớ tới một thiếu nữ vừa tròn mười tám đôi mươi mà nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đã biến cô thành một thiên thần anh hùng bất khuất trước nòng súng của giặc:

Người con gái trẻ măng

Giặc đem ra bãi bắn

Đi giữa hai hàng lính

Vẫn ung dung mỉm cười

Ngắt một đóa hoa tươi

Chị cài lên mái tóc

Đầu ngẩng cao bất khuất

Ngay trong phút hy sinh

Bây giờ dưới gốc dương

Chị nằm nghe biển hát

Đẹp làm sao những cô gái Việt Nam, những nữ anh hùng Việt Nam. Họ thật xứng đáng với tám chữ vàng mà Bác Hồ trao tặng: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”

Cùng với người chị anh hùng, Việt cũng là một thiếu niên anh hùng. Cậu mang theo những nét cá tính riêng nhưng cũng như chị, Việt có một lòng căm thù giặc sâu sắc và một ý chí chiến đấu không ngừng nghỉ. Là một chàng trai vừa mới lớn, anh vẩn còn rất hồn nhiên vô tư, trẻ con. Mọi việc lớn bé trong nhà, Việt đều để chị Chiến lo liệu. Lúc bàn tính chuyện nàh, Việt lăn khềnh ra ván cười khì khì” rồi ngủ quên lúc nào không biết”. Đi đánh giặc, anh còn mang theo cái ná thun và lại rất sợ ma. Việt lúc nào cũng háo thắng, muốn giành phần hơn với chị. Một cậu trai trẻ con như thế nhưng không ngờ lại là một người dủng cảm, kiên trung. Dù còn trẻ nhưng anh đã lập được chiến công, một mình diệt được xe bọc thép của địch. Trong một trận đánh lớn, Việt bị thương phải nằm lại chiến trường. Giữa hoàn cảnh bấp bênh, cận kề lằn ranh sống chết mà anh vẩn giữ được chí ý chiến đấu không mỏi mệt. Việt đã gắn sức bò đi khi nghe tiếng súng đạn và bom nổ hụp hùm, anh chỉ có một suy nghỉ duy nhất: Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẳn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút”. Việt chiến đấu quên bản thân, mặc kệ thân thể đầy thương tích anh cũng muốn tiếp tục đứng lên, chiến đấu với đồng đội. Anh tuy đã kiệt sức không bò đi được nữa, nhưng một ngón tay Việt vẫn còn nhúc nhích được đặt ở cò súng, đạn đã lên nòng”. Một chàng trai anh dũng kiên cường như thế làm người đọc phải khâm phục cùng ngưỡng mộ. Việt là một nhân vật anh hùng, mang trong mình kết tinh của lòng dũng cảm, ý chí bất khuất của nhiều thanh niên khác. Hình tượng anh dũng, hào hùng của Việt và Chiến đã góp phần làm nên sắc màu sử thi cho tác phẩm.

Tnú, Việt và Chiến là những con người, những thanh niên đại diện cho tuổi trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Họ có thể là hóa thân của Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm, La Văn Cầu, Lý Tự Trọng… Tố Hữu đã viết về người anh hùng Nguyễn Văn Trổi mà cũng hàm chứa những người con anh hùng khác:

Có những phút làm nên lịch sử

Có cái chết hóa thành bất tử

Có những lời hơn mọi bài ca

Có con người như chân lý sinh ra.”

(Hãy nhớ lấy lời tôi-Tố Hữu)

Hai tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi bên cạnh việc xây dựng hình tượng nhân vật chính còn chú trọng xây dựng mối quan hệ giữa cá nhân với quần chúng. Tnú, Việt và Chiến là những đại diện tiêu biểu cho anh hùng Cách mạng, nhưng để có được thành công, họ đều cần tới sự hợp tác giúp đỡ của người thân, dân làng và đồng đội. Mối gắn kết bền chặt giữa Tnú và người dân làng Xô man đã tạo ra một làng sóng sức mạnh to lớn, tiêu diệt mọi kẻ thù. Không giống như sử thi cổ, sử thi hiện đại có nhiều phần thực tế và đặc biệt chú trọng mối quan hệ giữa những người anh hùng với cộng đồng. Tnú không mang một sức mạnh siêu nhiên như Đăm Săn. Anh không thể một mình đói chọi và chiến thắng kẻ thù như Đăm Săn đánh bại Mtao Mxây. Tnú chỉ thực sự mang sức mạnh từ tình đoàn kết với dân làng. Cả cộng đồng người làng Xô man ai cũng gan dạ, bản lĩnh. Các thế hệ người làng Xô man rồi đây sẽ lần lượt tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc. Cụ Mết là cây Xà nu cổ thụ, là người đưa đường dẫn lối cho đám con cháu biết chiến đấu để bào vệ quê hương, chúng đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Tnú, Mai, Dít là những cây xà nu trưởng thành, giữ vai trò chủ lực trong cuộc kháng chiến trường kì. Thằng bé Heng cũng là một cây là xà nu đang tuổi lớn, hứa hẹn mai đây sẽ vươn cao cành lá, hiên ngang bất khuất giữa ngọn đồi xa nù mà chóng chọi với bom đạn. Cả ngọn đồi hàng trăm cây xà nu luôn gắn bó khăng khít với nhau, cũng như cả cộng đồng dân tộc làng Xô man đoàn kết đánh giặc. Như lời Bác Hồ từng dậy nhân dân ta: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công”. Sự kết giao bền chặt giữa Tnú với dân làng tạo nên một nguồn sức mạnh không gì làm suy suyển. Một cây xà nu lẽ loi sẽ dễ dàng chết đi vì thương tổn nhưng cả một cánh rừng bạc ngàn thì không bao giờ chịu khuất phục. Như lời cụ Mết đã nói: Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này!” Chợt nhớ tới lời thơ của Nguyễn Trung Thành:

Một cây ngã cả rừng cây lại mọc

Người tiếp người đã mấy vạn mùa xuân”

Tương tự như Tnú, Việt và Chiến cũng là một thành phần tiêu biểu trong đơn vị của mình. Cả hai lớn lên dưới sự dìu đắt từ người chú ruột để có được một lòng căm thù giặc sâu sắc. Tiếp theo đó là sự bao bọc, giúp đỡ từ đoàn thể, đồng đội. Họ ra đi và hội ngộ cùng biết bao thanh niên anh hùng khác. Đội trưởng Tánh đặc biệt thân thiệt với Việt. Việt cũng đã học hỏi nhiều điều từ anh như lời chú Năm căn dặn: kì này là ra chân rời mặt biển, xa nhà thì ráng học chúng học bạn”. Việt và Chiến cùng với những người đồng đội tình thâm như ruột thịt sẵn sàng chiến đấu và hy sinh. Sức mạnh tạo ra từ tình đoàn kết và to lớn vĩ đại nhất. Ngày xưa ông bà ta đã dạy con cháu:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Hình tượng cuốn sổ gia đình được nhắc tới nhiều lần trong truyện có ý nghĩa nghệ thuật rất quan trọng. Nó hé lộ cho ta thấy ý đồ nghệ thuật của nhà văn muốn qua câu chuyện một gia đình mà đề cập những vấn đề khái quát hơn. H ình tượng cuốn sổ ngầm chứa chức năng lí giải chiều sâu hành động hiện tại của các nhân vật. Cuốn sổ ghi chép đủ những sự việc đáng nhớ xảy ra với gia đình lớn của chị em Chiến – Việt, từ chuyện người nào bị giặc giết vào ngày nào đến chuyện ai bị chúng nhục mạ ra sao. Đặc biệt, cuốn sổ kể khá tỉ mỉ từng chiến công đánh giặc của các thành viên gia đình, trong đó có chiến công của Chiến và Việt theo du kích bắn tàu Mĩ trên sông Định Thuỷ. Cuốn sổ – ấy là lịch sử một gia đình, nó cho thấy truyền thống và sự tiếp nối. Nó là một hình thức giáo dục lòng tự hào về truyền thống mà chú Năm rất có ý thức xây dựng cho thế hệ con cháu.

Không chỉ ở hình tượng những người anh hùng mà cả mối quan hệ giữa họ với quần chúng đã góp phần làm nên chất sử thi cho hai tác phẩm. Dưới ngòi bút của Nguyễn Thi và Nguyễn trung thành, truyện ngắn không chỉ khắc họa hình ảnh người anh hùng mà còn là bức tranh về một tập thể, một cộng đồng, một dân tộc Việt Nam anh hùng.

Tính sử thi trong hai tác phẩm còn được thể hiện rõ qua ngôn ngữ kể chuyện đầy hào hùng và mạnh mẽ, dứt khoát. Nguyễn trung thành tả ngọn đồi xà nu với một quy mô hoành tráng, cường đại. Đứng trên đồi xà nu ấy trong ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu tiếp nối tới chân trời”. Qua cách miêu tả của nhà văn, người đọc hình dung ra sự rộng lớn, hùng vĩ của rừng cây cũng như bản tỉnh tính kiên cường, sức sống mãnh liệt của xà nu. Cụ Mết xuất hiện trong tác phẩm là một ông già ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn”, là một người quắc thước”, có tiếng nói ồ ồ, dội vang trong lòng ngực”. Qua đó ta dễ dàng hình dung ra thể chất bền bỉ của cụ Mết. Đặc biệt là nhân vật Tnú, nhà văn đã tinh chọn những từ ngữ oai hùng nhất, mạnh mẽ nhất khi nói về anh. Từ nhỏ, bản lĩnh của Tnú đã thể hiện rõ qua cách thức anh đi nuôi cán bộ. Tnú là đứa trẻ dám một mình băng rừng, vượt thác. Nó xé rừng mà đi”, cưỡi lên thác băng băng như một con cá kình”. Khi chứng kiến cảnh vợ con bị tra tấn, Tnú đã không còn có thể đứng yên được nữa. Dù cụ Mết có cố ngăn cản thì ở chỗ hai con mắt anh bây giờ chỉ còn là hai cục lửa lớn”. Đó là một con người đang điên dại đi vì căm thù. Anh dám nhảy xổ vào giữa bọn lính” rồi hai cánh tay rộng lớn như hai cành lim chắc của anh ôm chặt mẹ con Mai”. Hình tượng Tnú dưới văn phong của Nguyễn trung thành trở nên đẹp đẽ và oai hùng quá đổi. Đoạn văn tả cuộc đánh úp của làng Xô man cũng phừng phừng một ngọn lửa hào hùng. Tiếng chân người đạp trên sàn nhà ưng ào ào” và sau đó là tiếng cụ Mết ồ ồ: Chém! Chém hết!”” Cuộc tấn công mang khí thế của rồng hổ, rực rỡ màu sắc ánh lửa và một tinh thần quyết đấu không gì ngăn cản nổi. Chẳng mấy chốc Thằng Dục nằm dưới lưỡi mác của cụ Mết”, xác mười tên lính ngổn ngang quanh đống lửa đỏ”. Ngòi bút của Nguyễn trung thành đã vẽ nên bức tranh chiến đầu hào hùng, khiến người đọc cũng tràn đầy phấn khích, rung lên theo từng nhịp chân của dân làng Xô man.

Nguyễn Thi cũng ưu ái miêu tả hai nhân vật Việt Chiến thành những anh hùng lý tưởng qua các lời thoại sục sôi ý chí của nhân vật. Ta đặt biệt ấn tượng với câu đó dứt khoát, đầy nhuệ khí của Chiến: Đã là thân con gái ra đi thì tao chỉ nói một câu; Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!” Hình ảnh cô gái trẻ cũng mang vẻ đẹp rắn rỏi, mạnh mẽ. Khi chuẩn bị khiêng bàn thờ về nhà chú Năm, chị chiến xoắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân hình to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên”. Với Việt, Nguyễn Thi đã miêu tả bằng những tư thế hiên ngang và anh dũng nhất. Cho dù bị thương, anh vẫn sục sôi một tinh thần hiến đấu, tuy đã kiệt sức không bò đi được nữa, nhưng một ngón tay Việt vẫn còn nhúc nhích được đặt ở cò súng, đạn đã lên nòng”. Việt luôn torng tư thế sẵng đối đầu với giặc Mĩ. Do thế mà khi anh Tánh và đồng đội đi tìm suýt nữa họ đã ăn đạn của cậu Tư””. Cuộc chiến cam go với kẻ thù được Nguyễn Thi mô tả qua những âm thanh mà nhân vật Việt nghe thấy. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi”, rồi cả tiếng hùm hụp… chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy”… Qua những âm thanh của trận đánh, Nguyễn Thi đã khiến người đcọ hình dung ra tính ác liệt, và sự chiến đấu hùng dũng của nhân dân ta. Phương thức miêu tả và cách sử dụng từ ngữ mạnh mẽ, dứt khoát đã góp phần làm tăng chất sử thi cho hai tác phẩm.

Thể loại văn xuôi sử thi đã trở thành một phần không thể thiếu trong nền văn học nước nhà giai đoạn chống Pháp, chống Mĩ. Các án văn sử thi góp phần làm đa dạng phong thú kho tàng văn học Việt Nam, trở thành những tài liệu, minh chứng cho một chặng dường lịch sử khó khăn mà hào hùng của đất nước ta. Các tác phẩm sử thi đã đến với người đọc, đặc biệt là thế hệ trẻ giai đoạn kháng chiến, trở thành món ăn tinh thần và ánh sáng lý tưởng dẫn lối cho họ đi tới Cách Mạng và chiến đấu vì Tổ quốc.

Hai truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn trung thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi là hai án sử thi xuất sắc. Tác phẩm tái hiện lại sống động cuộc chiến đấu của nhân dân ta chống giặc ngoại xâm, nói lên tinh thần yêu nước căm thù giặc và tấm lòng anh dũng kiên trung của thế hệ trẻ đối với ĐIảng và Cách Mạng. Hai truyện ngắn đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc và xứng đáng là đại diện tiêu biểu cho văn học cứu quốc Việt Nam

Cuộc kháng chiến chống Mĩ đã đi qua, để lại cho dân tộc Việt Nam biết bao hy sinh, mất mát. Đối với nền văn học nước nhà, đây là thời đại của các tác phẩm văn xuôi và thơ ca mang đậm màu sắc sử thi. Nào ai có thể quên hình ảnh về người lính, về tinh thần đấu tranh và bản lĩnh kiên cường của dân tộc ta qua những vần thơ của Tố Hữu. Nhiều bản trường ca oai hùng của Nguyễn Khoa Điềm, Thu Bồn, Hữu Thỉnh cũng góp phần làm nên mảng thi ca sử thi Việt Nam. Trong thể loại văn xuôi ta không thể không nhắc tới hai tác giả lớn là Nguyễn Thi và Nguyễn trung thành. Hai ngòi bút với hai phong cách khác nhau đã cùng tạo nên những trang sử thi hào hùng cho dân tộc. Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi) và Rừng Xà nu” (Nguyễn Trung Thành) là hai tác phẩm tiêu biểu xuất sắc, hai bức tranh về dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt. Ở đó ta thấy được lòng yêu nước, yêu gia đình, trung thành với Cách Mạng của nhân dân ta từ miền xuôi đến miền ngược, từ Nam Bộ đến Tây Nguyên. Trong cùng bối cảnh lịch sử, Những đứa con trong gia đình” và Rừng Xà nu” không chỉ là câu chuyện viết về một gia đình, một bản làng mà là câu chuyện chung của Tổ quốc. Màu sắc sử thi trong hai tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

Khuynh hướng sử thi rất phổ biến trong văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. Đó là một khuynh hướng trong sáng tác nghệ thuật thiên về việc phản ánh những sự kiện có ý nghĩa lịch sử và mang tính toàn dân. Nhân vật trung tâm trong những tác phẩm viết theo khuynh hướng sử thi thường là những con người đại diện cho giai cấp, cho dân tộc với những phẩm chất cao cả, kết tinh những gì cao đẹp nhất của cộng đồng. Và khi khẳng định, ngợi ca những anh hùng, những kì tích sáng chói, người cầm bút không nhân danh cá nhân mà nhân danh dân tộc, nhân danh cộng đồng. Đặc biệt trong nền văn học kháng chiến chống Mĩ, khuynh hướng sử thi là lối viết phổ biến và mang nhiều màu sắc phong phú. Đọc tác phẩm mang khuynh hướng sử thi trong giai đoạn này, ta thường thấy một nhiệt huyết sục sôi, một tinh thần đấu tranh ngoan cường của nhân vật mà họ đã trở thành biểu tượng cho tất cả con người yêu nước Việt Nam.

Trong hai tác phẩm Rừng Xà nu của Nguyễn trung thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, khuynh hướng sử thi thể hiện trước hết là ở đề tài sáng tác. Nguyễn trung thành viết về câu chuyện của một ngôi làng người dân tộc-làng Xô man. Cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm là hình tượng cây Xà nu. Tác giả đã lấy ngọn đồi Xà nu làm biểu tượng cho những con người làng Xô man anh dũng kiên cường trước bom đạn của giặc Mĩ. Cũng giống như người Nam Bộ gắn bó với cây dừa xanh tỏa nhiều tàu”, người Bắc Bộ quen thuộc với hình ảnh tre xanh, xanh tự bao giờ”, người dân Tây Nguyên không thể tác rời khỏi cây Xà nu. Loài cây này ăn đời ở kiếp với dân làng. Không chỉ trong cuộc sống hằng ngày mà cây Xà nu còn đứng bên họ trong chiến đấu, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng..”. Ngọn đồi xà nu vì nằm trong tầm đại bát của đồn giặc” nên đêm ngày phải gánh chịu bao trận mưa bom bão đạn. Do vậy mà Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương” Nguyễn Trung Thành xây dựng hình ảnh đồi xà nu với nhiều tổn thương mất mát nhưng nổi bật hơn cả chính là tố chất của loài cây này. Xà nu là thứ cây luôn mọc san sát cạnh nhau, có sức sống mãnh liệt và ham ánh sáng mặt trời”. Qua đó, tác giả ứng chiếu cây xà nu với những con người làng Xô man. Cả ngôi làng chẳng khác chi ngọn đồi xà nu đó, biết bao người đã ngã xuống và biết bao người vẫn tiếp tục kiên cường chống chọi với giặc Mĩ. Cả tác phẩm là câu chuyện kể về cuộc đấu tranh của Tnú cùng người dân làng Xô man. Ngôi làng anh hùng giàu truyền thống Cách Mạng cũng giống như làng Cát Bay, làng Đồng Khởi, và trăm nghìn ngôi làng khác đã trãi qua cuộc thảm sát, càn quyết của quân giặc. Người dân làng Xô man cũng là một nhóm cộng đồng trong cả dân tộc Việt Nam. Nguyễn Trung Thành viết chuyện về một ngôi làng nhưng qua đó đã nói lên cuộc kháng chiến trường kì của cả dân tộc. Màu sắc sử thi chi phối toàn bộ tác phẩm, biến câu chuyện riêng thành câu chuyện chung mà qua đó người đọc phần nào hình dung được tính ác liệt, những tổn thất về người và của cùng một ý chí kiên cường, tấm lòng yêu nước nồng nàn, trung thành với Cạch Mạng của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Nếu Rừng xà nu kể chuyện về làng Xô man thì Những đứa con trong gia đình lại là câu chuyện khác về một gia đình Nam Bộ giàu truyền thống Cách Mạng. Giống như vùng Tây Nguyên, Nam Bộ cũng là nơi diễn ra cuộc chiến chống Mĩ ác liệt. Câu chuyện xoay quanh các thành viên trong một gia đình có truyền thống yêu nước, căm thù giặc. Từ đời bố mẹ chết dưới bom đạn của Mĩ cho tới đời con cháu quyết chí ra đi trả thù nước, thù nhà. Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Việt và Chiến. Họ là hai người con trong gia đình. Họ được sinh ra trong bối cảnh đất nước lọan lạc, trãi qua một tuổi thơ khó khăn, chứng kiến bố rồi cả mẹ đều bị giặc giết. Mối thù sâu sắc đã được hun đúc từ thuở ấu thơ nên khi trưởng thành hai chị em quyết ra đi đánh giặc. Một câu chuyện như thế là rất bình thường vào giai đoạn ấy. Chiến tranh đi đôi với mất mát về con người. Không chỉ gia đình của hai chị em Việt-Chiến mà có rất nhiều gia đình Việt Nam khác cũng có người thân bị chết vì bom đạn. Không phải chỉ có Việt và Chiến mang trong lòng mối thù giặc Mĩ mà tất cả những người con khác, ai từng chứng kiến sự tàn ác của chúng gây ra cho gia đình, cho dân tộc mình đều biết căm thù. Gia đình bé nhỏ của hai chị em là một đại diện cho tất cả các gia đình Việt Nam thời bấy giờ. Qua Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi đã vẽ nên một bức tranh chân thật về cuộc kháng chiến chống Mĩ và số phận của những người con trong gia đình Cách Mạng. Câu chuyện tuy riêng mà mang một tinh thần chung. Chính điều này đã mang tới màu sắc sử thi cho tác phẩm.

Những đứa con trong gia đình và Rừng Xà nu là hai đại diện tiêu biểu cho thể loại sử thi hiện đại. Bên cạnh lối chọn đề tài, cách xây dựng nhân vật cũng góp phần thành công cho tác phẩm. Trong Rừng Xà nu, Nguyễn trung thành vẽ nên hình tượng Tnú là một anh hùng Cách Mạng chân chính. Tnú mang trong người tố chất của một cán bộ anh dũng kiên cường. Ngay từ nhỏ anh đã tỏ ra hơn người ở sự gan dạ, bản lĩnh. Khi giặc Mĩ giết hết thanh niên tới ông bà già thì lũ trẻ trong làng như Tnú và Mai đã thay họ đi nuôi cán bộ. Cậu bé Tnú vừa thông minh lại gan dạ. Đi làm liên lạc Tnú không bao giờ đi đường mòn. Nó cứ xé rừng mà đi”. Để không bị giặc bắt, Tnú còn dám liều mình chọn chỗ thác dữ mà bơi ngang, nó cưỡi lên thác băng băng như một con cá kình”. Hình ảnh cậu bé người dân tộc băng rừng lội suối để thực hiện nhiệm vụ làm ta liên tưởng tới chú bé Lượm mà qua ngòi bút của Tố Hữu đã trở thành biểu tượng cho những thiếu niên anh hùng:

Một hôm nào đó

Như bao hôm nào

Chú đồng chí nhỏ

Bỏ thư vào bao

Vụt qua mặt trận

Thư đề Thượng khẩn”

Sợ chi hiểm nghèo!”

Khi đã trưởng thành, Tnú vẫn là một người con của Cách Mạng. Anh đã cùng dân làng quyết tâm đánh Mĩ. Cuộc đời anh bất hạnh vì cả gia đình đều bị giặc giết. Đau đớn hơn hết là chính mắt anh trông ảnh vợ con bị chúng đánh đập, hành hạ mà không làm được gì. Con người ấy bị số phận trêu đùa, phải nếm trãi hết mọi cay đắng, phải vượt qua và vươn lên từ đáy sâu địa ngục. Mất Mai, mất đứa con bé bỏng rồi lại bị bắt, bị đốt mười đầu ngón tay bằng chính thứ nhựa Xà nu thơm ngào ngạt, Tnú phải có một ý chí sắt đá và một bản lĩnh phi thường mới có thể tiếp tục sống, tiếp tục chiến đấu vì Tổ quốc. Vượt lên tất cả, Tnú vẫn là một người con trung thành với Đảng, vẫn tiếp tục xong pha trân mạc giành nhiều chiến công, ngón tay còn hai đốt cũng bắn súng được”. Con người đó, số phận đó thật quá bi ai. Nhìn lại toàn cảnh cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, ta mới thấy không phải chỉ riêng Tnú mà còn biết bao người cũng mang một quá khứ, một gia cảnh như anh. Tnú không còn là một nhân vật cá biệt mà đã là hình tượng, đại diện cho các anh hùng chiến sĩ Việt Nam. Tnú hiện lên với nhiều mất mát cả về tâm hồn và thể xác nhưng trên hết là tinh thần chiến đấu kiên cường, là một nhân cách, một bản lĩnh mà ai ai cũng phải ngưỡng mộ. Phẩm chất đáng quý ấy đã được cụ Mết nhận định: Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta” Anh đã trở thành một nhân vật oai hùng như thần thoại, mang đầy đủ tinh hoa của tinh thần dân tộc. Hình tượng Tnú đẹp đẽ, dũng mãnh, gan dạ là sản phẩm tạo ra từ chất sử thi trong Rừng xà nu.

Tnú là anh hùng của làng Xô man, của tác phẩm Rừng xà nu; còn Việt và Chiến cũng là những anh hùng trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình. Nguyễn Thi đặc biệt thành công trong nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật. Chiến là một cô gái người Nam Bộ, trẻ trung và bản lĩnh. Từ ngày mẹ mất, cô đã thay mẹ quán xuyến gia đình, chăm sóc hai em. Nỗi bật ở chị chính là sự đảm đang, tháo vát, tính gan góc, dũng cảm. Điều đó thể hiện rõ qua cách thức Chiến thu xếp chuyện nhà cửa trước khi lên đường đánh giặc. Từ những vật dụng trong nhà cho tới thằng Út em, bàn thờ ba má và căn nhà, Chiến đều tính toán đâu ra đấy. Chính chú Năm đã nhận xét về chị: Khôn! Việc nhà nó thu gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non.” Chiến lớn lên đã thừa hưởng nhiều tính cách từ người mẹ nhất là ở cái đảm đang. Nghe chị tính toán chuyện nhà, Việt đã nhiều lần phải thốt lên nghe in như má vậy”. Bên cạnh sự đảm đang, Chiến còn là cô gái kiên trung, gan góc, dũng cảm. Chị đã quyết tâm ra đi đánh giặc, không quản nguy hiểm khó khăn. Đã là thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!” Hình ảnh cô gái trẻ với một ý chí đánh giặc thà chết không lui” trở thành hình tượng chung cho biết bao người con gái khác trong thời kháng chiến chống Mĩ. Chiến cũng như các cô gái trẻ Nho, Thao, Phương Định bước ra từ truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. Họ là các cô gái mở đường, cũng như Chiến, là những bông hoa dũng cảm kiên cường trên chiến trường ác liệt. Chiến xứng đáng với danh hiệu một nữ anh hùng Cách Mạng mà chúng ta phải kính trọng và ngưỡng mộ. Chợt nhớ tới một thiếu nữ vừa tròn mười tám đôi mươi mà nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đã biến cô thành một thiên thần anh hùng bất khuất trước nòng súng của giặc:

Người con gái trẻ măng

Giặc đem ra bãi bắn

Đi giữa hai hàng lính

Vẫn ung dung mỉm cười

Ngắt một đóa hoa tươi

Chị cài lên mái tóc

Đầu ngẩng cao bất khuất

Ngay trong phút hy sinh

Bây giờ dưới gốc dương

Chị nằm nghe biển hát

Đẹp làm sao những cô gái Việt Nam, những nữ anh hùng Việt Nam. Họ thật xứng đáng với tám chữ vàng mà Bác Hồ trao tặng: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”

Cùng với người chị anh hùng, Việt cũng là một thiếu niên anh hùng. Cậu mang theo những nét cá tính riêng nhưng cũng như chị, Việt có một lòng căm thù giặc sâu sắc và một ý chí chiến đấu không ngừng nghỉ. Là một chàng trai vừa mới lớn, anh vẩn còn rất hồn nhiên vô tư, trẻ con. Mọi việc lớn bé trong nhà, Việt đều để chị Chiến lo liệu. Lúc bàn tính chuyện nàh, Việt lăn khềnh ra ván cười khì khì” rồi ngủ quên lúc nào không biết”. Đi đánh giặc, anh còn mang theo cái ná thun và lại rất sợ ma. Việt lúc nào cũng háo thắng, muốn giành phần hơn với chị. Một cậu trai trẻ con như thế nhưng không ngờ lại là một người dủng cảm, kiên trung. Dù còn trẻ nhưng anh đã lập được chiến công, một mình diệt được xe bọc thép của địch. Trong một trận đánh lớn, Việt bị thương phải nằm lại chiến trường. Giữa hoàn cảnh bấp bênh, cận kề lằn ranh sống chết mà anh vẩn giữ được chí ý chiến đấu không mỏi mệt. Việt đã gắn sức bò đi khi nghe tiếng súng đạn và bom nổ hụp hùm, anh chỉ có một suy nghỉ duy nhất: Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẳn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút”. Việt chiến đấu quên bản thân, mặc kệ thân thể đầy thương tích anh cũng muốn tiếp tục đứng lên, chiến đấu với đồng đội. Anh tuy đã kiệt sức không bò đi được nữa, nhưng một ngón tay Việt vẫn còn nhúc nhích được đặt ở cò súng, đạn đã lên nòng”. Một chàng trai anh dũng kiên cường như thế làm người đọc phải khâm phục cùng ngưỡng mộ. Việt là một nhân vật anh hùng, mang trong mình kết tinh của lòng dũng cảm, ý chí bất khuất của nhiều thanh niên khác. Hình tượng anh dũng, hào hùng của Việt và Chiến đã góp phần làm nên sắc màu sử thi cho tác phẩm.

Tnú, Việt và Chiến là những con người, những thanh niên đại diện cho tuổi trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Họ có thể là hóa thân của Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm, La Văn Cầu, Lý Tự Trọng… Tố Hữu đã viết về người anh hùng Nguyễn Văn Trổi mà cũng hàm chứa những người con anh hùng khác:

Có những phút làm nên lịch sử

Có cái chết hóa thành bất tử

Có những lời hơn mọi bài ca

Có con người như chân lý sinh ra.”

(Hãy nhớ lấy lời tôi-Tố Hữu)

Hai tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi bên cạnh việc xây dựng hình tượng nhân vật chính còn chú trọng xây dựng mối quan hệ giữa cá nhân với quần chúng. Tnú, Việt và Chiến là những đại diện tiêu biểu cho anh hùng Cách mạng, nhưng để có được thành công, họ đều cần tới sự hợp tác giúp đỡ của người thân, dân làng và đồng đội. Mối gắn kết bền chặt giữa Tnú và người dân làng Xô man đã tạo ra một làng sóng sức mạnh to lớn, tiêu diệt mọi kẻ thù. Không giống như sử thi cổ, sử thi hiện đại có nhiều phần thực tế và đặc biệt chú trọng mối quan hệ giữa những người anh hùng với cộng đồng. Tnú không mang một sức mạnh siêu nhiên như Đăm Săn. Anh không thể một mình đói chọi và chiến thắng kẻ thù như Đăm Săn đánh bại Mtao Mxây. Tnú chỉ thực sự mang sức mạnh từ tình đoàn kết với dân làng. Cả cộng đồng người làng Xô man ai cũng gan dạ, bản lĩnh. Các thế hệ người làng Xô man rồi đây sẽ lần lượt tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc. Cụ Mết là cây Xà nu cổ thụ, là người đưa đường dẫn lối cho đám con cháu biết chiến đấu để bào vệ quê hương, chúng đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Tnú, Mai, Dít là những cây xà nu trưởng thành, giữ vai trò chủ lực trong cuộc kháng chiến trường kì. Thằng bé Heng cũng là một cây là xà nu đang tuổi lớn, hứa hẹn mai đây sẽ vươn cao cành lá, hiên ngang bất khuất giữa ngọn đồi xa nù mà chóng chọi với bom đạn. Cả ngọn đồi hàng trăm cây xà nu luôn gắn bó khăng khít với nhau, cũng như cả cộng đồng dân tộc làng Xô man đoàn kết đánh giặc. Như lời Bác Hồ từng dậy nhân dân ta: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công”. Sự kết giao bền chặt giữa Tnú với dân làng tạo nên một nguồn sức mạnh không gì làm suy suyển. Một cây xà nu lẽ loi sẽ dễ dàng chết đi vì thương tổn nhưng cả một cánh rừng bạc ngàn thì không bao giờ chịu khuất phục. Như lời cụ Mết đã nói: Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này!” Chợt nhớ tới lời thơ của Nguyễn Trung Thành:

Một cây ngã cả rừng cây lại mọc

Người tiếp người đã mấy vạn mùa xuân”

Tương tự như Tnú, Việt và Chiến cũng là một thành phần tiêu biểu trong đơn vị của mình. Cả hai lớn lên dưới sự dìu đắt từ người chú ruột để có được một lòng căm thù giặc sâu sắc. Tiếp theo đó là sự bao bọc, giúp đỡ từ đoàn thể, đồng đội. Họ ra đi và hội ngộ cùng biết bao thanh niên anh hùng khác. Đội trưởng Tánh đặc biệt thân thiệt với Việt. Việt cũng đã học hỏi nhiều điều từ anh như lời chú Năm căn dặn: kì này là ra chân rời mặt biển, xa nhà thì ráng học chúng học bạn”. Việt và Chiến cùng với những người đồng đội tình thâm như ruột thịt sẵn sàng chiến đấu và hy sinh. Sức mạnh tạo ra từ tình đoàn kết và to lớn vĩ đại nhất. Ngày xưa ông bà ta đã dạy con cháu:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Hình tượng cuốn sổ gia đình được nhắc tới nhiều lần trong truyện có ý nghĩa nghệ thuật rất quan trọng. Nó hé lộ cho ta thấy ý đồ nghệ thuật của nhà văn muốn qua câu chuyện một gia đình mà đề cập những vấn đề khái quát hơn. H ình tượng cuốn sổ ngầm chứa chức năng lí giải chiều sâu hành động hiện tại của các nhân vật. Cuốn sổ ghi chép đủ những sự việc đáng nhớ xảy ra với gia đình lớn của chị em Chiến – Việt, từ chuyện người nào bị giặc giết vào ngày nào đến chuyện ai bị chúng nhục mạ ra sao. Đặc biệt, cuốn sổ kể khá tỉ mỉ từng chiến công đánh giặc của các thành viên gia đình, trong đó có chiến công của Chiến và Việt theo du kích bắn tàu Mĩ trên sông Định Thuỷ. Cuốn sổ – ấy là lịch sử một gia đình, nó cho thấy truyền thống và sự tiếp nối. Nó là một hình thức giáo dục lòng tự hào về truyền thống mà chú Năm rất có ý thức xây dựng cho thế hệ con cháu.

Không chỉ ở hình tượng những người anh hùng mà cả mối quan hệ giữa họ với quần chúng đã góp phần làm nên chất sử thi cho hai tác phẩm. Dưới ngòi bút của Nguyễn Thi và Nguyễn trung thành, truyện ngắn không chỉ khắc họa hình ảnh người anh hùng mà còn là bức tranh về một tập thể, một cộng đồng, một dân tộc Việt Nam anh hùng.

Tính sử thi trong hai tác phẩm còn được thể hiện rõ qua ngôn ngữ kể chuyện đầy hào hùng và mạnh mẽ, dứt khoát. Nguyễn trung thành tả ngọn đồi xà nu với một quy mô hoành tráng, cường đại. Đứng trên đồi xà nu ấy trong ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu tiếp nối tới chân trời”. Qua cách miêu tả của nhà văn, người đọc hình dung ra sự rộng lớn, hùng vĩ của rừng cây cũng như bản tỉnh tính kiên cường, sức sống mãnh liệt của xà nu. Cụ Mết xuất hiện trong tác phẩm là một ông già ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn”, là một người quắc thước”, có tiếng nói ồ ồ, dội vang trong lòng ngực”. Qua đó ta dễ dàng hình dung ra thể chất bền bỉ của cụ Mết. Đặc biệt là nhân vật Tnú, nhà văn đã tinh chọn những từ ngữ oai hùng nhất, mạnh mẽ nhất khi nói về anh. Từ nhỏ, bản lĩnh của Tnú đã thể hiện rõ qua cách thức anh đi nuôi cán bộ. Tnú là đứa trẻ dám một mình băng rừng, vượt thác. Nó xé rừng mà đi”, cưỡi lên thác băng băng như một con cá kình”. Khi chứng kiến cảnh vợ con bị tra tấn, Tnú đã không còn có thể đứng yên được nữa. Dù cụ Mết có cố ngăn cản thì ở chỗ hai con mắt anh bây giờ chỉ còn là hai cục lửa lớn”. Đó là một con người đang điên dại đi vì căm thù. Anh dám nhảy xổ vào giữa bọn lính” rồi hai cánh tay rộng lớn như hai cành lim chắc của anh ôm chặt mẹ con Mai”. Hình tượng Tnú dưới văn phong của Nguyễn trung thành trở nên đẹp đẽ và oai hùng quá đổi. Đoạn văn tả cuộc đánh úp của làng Xô man cũng phừng phừng một ngọn lửa hào hùng. Tiếng chân người đạp trên sàn nhà ưng ào ào” và sau đó là tiếng cụ Mết ồ ồ: Chém! Chém hết!”” Cuộc tấn công mang khí thế của rồng hổ, rực rỡ màu sắc ánh lửa và một tinh thần quyết đấu không gì ngăn cản nổi. Chẳng mấy chốc Thằng Dục nằm dưới lưỡi mác của cụ Mết”, xác mười tên lính ngổn ngang quanh đống lửa đỏ”. Ngòi bút của Nguyễn trung thành đã vẽ nên bức tranh chiến đầu hào hùng, khiến người đọc cũng tràn đầy phấn khích, rung lên theo từng nhịp chân của dân làng Xô man.

Nguyễn Thi cũng ưu ái miêu tả hai nhân vật Việt Chiến thành những anh hùng lý tưởng qua các lời thoại sục sôi ý chí của nhân vật. Ta đặt biệt ấn tượng với câu đó dứt khoát, đầy nhuệ khí của Chiến: Đã là thân con gái ra đi thì tao chỉ nói một câu; Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!” Hình ảnh cô gái trẻ cũng mang vẻ đẹp rắn rỏi, mạnh mẽ. Khi chuẩn bị khiêng bàn thờ về nhà chú Năm, chị chiến xoắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân hình to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên”. Với Việt, Nguyễn Thi đã miêu tả bằng những tư thế hiên ngang và anh dũng nhất. Cho dù bị thương, anh vẫn sục sôi một tinh thần hiến đấu, tuy đã kiệt sức không bò đi được nữa, nhưng một ngón tay Việt vẫn còn nhúc nhích được đặt ở cò súng, đạn đã lên nòng”. Việt luôn torng tư thế sẵng đối đầu với giặc Mĩ. Do thế mà khi anh Tánh và đồng đội đi tìm suýt nữa họ đã ăn đạn của cậu Tư””. Cuộc chiến cam go với kẻ thù được Nguyễn Thi mô tả qua những âm thanh mà nhân vật Việt nghe thấy. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi”, rồi cả tiếng hùm hụp… chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy”… Qua những âm thanh của trận đánh, Nguyễn Thi đã khiến người đcọ hình dung ra tính ác liệt, và sự chiến đấu hùng dũng của nhân dân ta. Phương thức miêu tả và cách sử dụng từ ngữ mạnh mẽ, dứt khoát đã góp phần làm tăng chất sử thi cho hai tác phẩm.

Thể loại văn xuôi sử thi đã trở thành một phần không thể thiếu trong nền văn học nước nhà giai đoạn chống Pháp, chống Mĩ. Các án văn sử thi góp phần làm đa dạng phong thú kho tàng văn học Việt Nam, trở thành những tài liệu, minh chứng cho một chặng dường lịch sử khó khăn mà hào hùng của đất nước ta. Các tác phẩm sử thi đã đến với người đọc, đặc biệt là thế hệ trẻ giai đoạn kháng chiến, trở thành món ăn tinh thần và ánh sáng lý tưởng dẫn lối cho họ đi tới Cách Mạng và chiến đấu vì Tổ quốc.

Hai truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn trung thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi là hai án sử thi xuất sắc. Tác phẩm tái hiện lại sống động cuộc chiến đấu của nhân dân ta chống giặc ngoại xâm, nói lên tinh thần yêu nước căm thù giặc và tấm lòng anh dũng kiên trung của thế hệ trẻ đối với ĐIảng và Cách Mạng. Hai truyện ngắn đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc và xứng đáng là đại diện tiêu biểu cho văn học cứu quốc Việt Nam

Chọn tập
Bình luận
1440
× sticky