Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Phân tích bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Tình yêu là một đề tài muôn thuở trong thi ca Việt Nam và Thế Giới. Trước 1945, nền văn học đã có một “Ông hoàng thơ tình ” Xuân Diệu. Những vần thơ của ông làm cho người đọc say trong men rượu tình ái. Sau 1945, lại có thêm một Xuân Quỳnh “Dữ dội và dịu êm_Ôn ào và lặng lẽ”. Nữ sĩ với tâm hồn nhạy cảm, đã có những cảm nhận về tình yêu hết sức táo bạo nhưng cũng thật đằm thắm. Những cảm nhận ấy được khắc họa rõ nét trong “Sóng”. Tình yêu của nữ sĩ thật nồng nàn như con sóng xô bờ: “trước muôn trùng….ta yêu nhau”

“Sóng” và “em” là hai hình tượng xuyên suốt cả bài thơ, có lúc là một thể thống nhất, có khi lại tách bạch. Sự hòa hợp giữa 2 chủ thể khó có thể phân chia cho rõ ràng. Có như thế thì tình yêu trong “Sóng” và “em” mới tròn vẹn, thống nhất.

Khát vọng tình yêu của Xuân Quỳnh thật mạnh mẽ, thật lớn lao. Tác giả khát khao có được một tình yêu vô hạn, vĩnh hằng trong cái hữu hạn của thời gian. Chính từ nỗi khát vọng đó, Xuân Quỳnh đã lí giải tình yêu, đi tìm nguồn cội của tình yêu: “trước muôn trùng….sóng lên”.

Biển trời mênh mông, có biết bao con sóng như thế, con sóng của tình yêu, Có biết bao mối tình như con sóng kia,nổi lên cuồn cuộn rồi cũng tan thành bọn nước, tình yêu nhanh đến cũng nhanh đi. Chính vì thế, tâm hồn nhạy cảm của Xuân Quỳnh đã khiến cô ấy lo lắng, lo cho cuộc tình của mình. Từ đây, “em nghĩ về anh, em_em nghĩ về biển lớn”. “Em nghĩ về”, “em nghĩ về” càng làm tăng thêm nỗi băn khoăn của chính tác giả. Một bên là “anh, em”, một bên là “biển lớn”. Hai vế được đặt song song với nhau. Tác giả so sánh giữa “anh, em” và “biển lớn”, giữa cái hữu hạn và vô hạn. Liệu “anh, em” có tồn tại mãi mãi với biến lớn? Liệu em có được bên anh mãi mãi? Nhưng truớc khi suy nghĩ đến vấn đề đó, Xuân Quỳnh muốn lí giải được con sóng tình yêu của em và anh bắt nguồn từ đâu: “Từ nơi nào sóng lên?”

Nhà thơ nào viết về tình yêu chả muốn tìm ra cội nguồn của tình yêu. Đối với Xuân Diệu: “Yêu là chết ở trong lòng một ít”, còn với Xuân Quỳnh, tình yêu bắt đầu từ sóng: “Sóng bắt đầu từ gió….yêu nhau”

Ngọn sóng kia muốn có được phải nhờ gió thổi. Cách chọn hình tượng của Xuân Quỳnh thật độc đáo. “Gió” ở đây như “ông tơ, bà nguyệt” nối lương duyên của những con người lại với nahau. Tình yêu trong Xuân Quỳnh giời đã không còn là một tình yêu bồng bột, chợt đến chợt đi mà đã trở thành một tình yêu bát diệt, không ai có thể chia lìa. Trong quan niệm của Xuân Quỳnh, tình yêu tuy táo bạo, mãnh liệt nhưng vẫn không xa rời quan niệm truyền thốn của dân tộc. Đây chính là một nét mới độc đáo. Tình yêu đó có sự kết hợp hài hòa giữa hiện địa và cổ xưa.

Trong lòng người phụ nữ đang yêu như mối tơ vò. Chưa thỏa với câu trả trả lời, Xuân Quỳnh còn đặt tiếp một câu hỏi: ” Gió bắt đầu từ đâu?” Gió từ đâu bản nhỉ? Câu hỏi tu từ đặt ra như một nét chấm phá gây tò mò cho người đọc. Tại sao lại phải giải thích rõ ràng đến như vậy? Liệu như thế có còn là tình yêu nữa hay không? Tường chừng như tác giả sẽ tiếp tục trả lời câu hởi này, nhưng thật bất ngờ: “Em cũng không biết nữa_ Khi nào ta yêu nhau”

Tác giả đang nói đến “sóng”, sao “em” lại xuất hiện? Bởi vì “em” là “sóng”, “sóng” là “em”. Cách lựa chọn ngôi của Xuân Quỳnh thật thú vị. Khi hỏi đến “gió” thì để “sóng” trả lời, bởi vì chỉ có sóng mới biết được “từ nơi nào sóng lên”. Nhưng khi hỏi đến gió, “em” bất ngờ xuất hiện, thật mãnh liệt nhưng cũng thật đằm thắm. Đến đây, tình yêu trong lòng người phụ nữa nở rộ, bùng cháy mạnh mẽ. Phải để chính em nói ra, lời thơ mới thật chân thành, đầy xúc cảm:” Em cũng không biết nữa_Khi nào ta yêu nhau”. Tình yêu nếu lí giải thật rõ ràng thì không cnf gì là tình yêu nữa. có người yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên. Tôi nhớ có người nói như thế này: “Nếu như biết được tình yêu, biết được mình thích người đó ở điểm nào, từ lúc nào thì có lẽ đó không phải là tình yêu chân thật”. Thật vậy, nếu yêu như vậy thì tình yêu đó là lí trí, yêu bằng cái đầu chứ không phải xuất phát từ con tim.

Ta để ý thấy rằng, tình yêu ở đây của Xuân Quỳnh thật chân thành, thật rạo rực và thật đáng khâm phúc. Xuân Quỳnh làm bài thơ này sau một lần tan vỡ nhưng tình yêu trong cô vẫn không bị ảnh hưởng, vẫn trong sáng như thế. Nói như Xuân Quỳnh là “Nỗi khao khát tình yêu_Bồi hồi trong ngực trẻ”

Có thể nói đây là 2 khổ thơ hay nhất bài thơ. Chỉ hai khổ thôi nhưng chứa đầy tình cảm chân thành, lắng đọng. Những cảm xúc của người phụ nữ đang yêu cứ tăng dần qua từng câu thơ để rồi bùng nổ thật mãnh liệt. Tuy táo bạo nhưng vẫn rất đằm thắm chung tình, vẫn dịu dàng và êm ngọt. Như con sóng xô bờ, tình yêu em dành cho anh vẫn thế.

Tình yêu là một đề tài muôn thuở trong thi ca Việt Nam và Thế Giới. Trước 1945, nền văn học đã có một “Ông hoàng thơ tình ” Xuân Diệu. Những vần thơ của ông làm cho người đọc say trong men rượu tình ái. Sau 1945, lại có thêm một Xuân Quỳnh “Dữ dội và dịu êm_Ôn ào và lặng lẽ”. Nữ sĩ với tâm hồn nhạy cảm, đã có những cảm nhận về tình yêu hết sức táo bạo nhưng cũng thật đằm thắm. Những cảm nhận ấy được khắc họa rõ nét trong “Sóng”. Tình yêu của nữ sĩ thật nồng nàn như con sóng xô bờ: “trước muôn trùng….ta yêu nhau”

“Sóng” và “em” là hai hình tượng xuyên suốt cả bài thơ, có lúc là một thể thống nhất, có khi lại tách bạch. Sự hòa hợp giữa 2 chủ thể khó có thể phân chia cho rõ ràng. Có như thế thì tình yêu trong “Sóng” và “em” mới tròn vẹn, thống nhất.

Khát vọng tình yêu của Xuân Quỳnh thật mạnh mẽ, thật lớn lao. Tác giả khát khao có được một tình yêu vô hạn, vĩnh hằng trong cái hữu hạn của thời gian. Chính từ nỗi khát vọng đó, Xuân Quỳnh đã lí giải tình yêu, đi tìm nguồn cội của tình yêu: “trước muôn trùng….sóng lên”.

Biển trời mênh mông, có biết bao con sóng như thế, con sóng của tình yêu, Có biết bao mối tình như con sóng kia,nổi lên cuồn cuộn rồi cũng tan thành bọn nước, tình yêu nhanh đến cũng nhanh đi. Chính vì thế, tâm hồn nhạy cảm của Xuân Quỳnh đã khiến cô ấy lo lắng, lo cho cuộc tình của mình. Từ đây, “em nghĩ về anh, em_em nghĩ về biển lớn”. “Em nghĩ về”, “em nghĩ về” càng làm tăng thêm nỗi băn khoăn của chính tác giả. Một bên là “anh, em”, một bên là “biển lớn”. Hai vế được đặt song song với nhau. Tác giả so sánh giữa “anh, em” và “biển lớn”, giữa cái hữu hạn và vô hạn. Liệu “anh, em” có tồn tại mãi mãi với biến lớn? Liệu em có được bên anh mãi mãi? Nhưng truớc khi suy nghĩ đến vấn đề đó, Xuân Quỳnh muốn lí giải được con sóng tình yêu của em và anh bắt nguồn từ đâu: “Từ nơi nào sóng lên?”

Nhà thơ nào viết về tình yêu chả muốn tìm ra cội nguồn của tình yêu. Đối với Xuân Diệu: “Yêu là chết ở trong lòng một ít”, còn với Xuân Quỳnh, tình yêu bắt đầu từ sóng: “Sóng bắt đầu từ gió….yêu nhau”

Ngọn sóng kia muốn có được phải nhờ gió thổi. Cách chọn hình tượng của Xuân Quỳnh thật độc đáo. “Gió” ở đây như “ông tơ, bà nguyệt” nối lương duyên của những con người lại với nahau. Tình yêu trong Xuân Quỳnh giời đã không còn là một tình yêu bồng bột, chợt đến chợt đi mà đã trở thành một tình yêu bát diệt, không ai có thể chia lìa. Trong quan niệm của Xuân Quỳnh, tình yêu tuy táo bạo, mãnh liệt nhưng vẫn không xa rời quan niệm truyền thốn của dân tộc. Đây chính là một nét mới độc đáo. Tình yêu đó có sự kết hợp hài hòa giữa hiện địa và cổ xưa.

Trong lòng người phụ nữ đang yêu như mối tơ vò. Chưa thỏa với câu trả trả lời, Xuân Quỳnh còn đặt tiếp một câu hỏi: ” Gió bắt đầu từ đâu?” Gió từ đâu bản nhỉ? Câu hỏi tu từ đặt ra như một nét chấm phá gây tò mò cho người đọc. Tại sao lại phải giải thích rõ ràng đến như vậy? Liệu như thế có còn là tình yêu nữa hay không? Tường chừng như tác giả sẽ tiếp tục trả lời câu hởi này, nhưng thật bất ngờ: “Em cũng không biết nữa_ Khi nào ta yêu nhau”

Tác giả đang nói đến “sóng”, sao “em” lại xuất hiện? Bởi vì “em” là “sóng”, “sóng” là “em”. Cách lựa chọn ngôi của Xuân Quỳnh thật thú vị. Khi hỏi đến “gió” thì để “sóng” trả lời, bởi vì chỉ có sóng mới biết được “từ nơi nào sóng lên”. Nhưng khi hỏi đến gió, “em” bất ngờ xuất hiện, thật mãnh liệt nhưng cũng thật đằm thắm. Đến đây, tình yêu trong lòng người phụ nữa nở rộ, bùng cháy mạnh mẽ. Phải để chính em nói ra, lời thơ mới thật chân thành, đầy xúc cảm:” Em cũng không biết nữa_Khi nào ta yêu nhau”. Tình yêu nếu lí giải thật rõ ràng thì không cnf gì là tình yêu nữa. có người yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên. Tôi nhớ có người nói như thế này: “Nếu như biết được tình yêu, biết được mình thích người đó ở điểm nào, từ lúc nào thì có lẽ đó không phải là tình yêu chân thật”. Thật vậy, nếu yêu như vậy thì tình yêu đó là lí trí, yêu bằng cái đầu chứ không phải xuất phát từ con tim.

Ta để ý thấy rằng, tình yêu ở đây của Xuân Quỳnh thật chân thành, thật rạo rực và thật đáng khâm phúc. Xuân Quỳnh làm bài thơ này sau một lần tan vỡ nhưng tình yêu trong cô vẫn không bị ảnh hưởng, vẫn trong sáng như thế. Nói như Xuân Quỳnh là “Nỗi khao khát tình yêu_Bồi hồi trong ngực trẻ”

Có thể nói đây là 2 khổ thơ hay nhất bài thơ. Chỉ hai khổ thôi nhưng chứa đầy tình cảm chân thành, lắng đọng. Những cảm xúc của người phụ nữ đang yêu cứ tăng dần qua từng câu thơ để rồi bùng nổ thật mãnh liệt. Tuy táo bạo nhưng vẫn rất đằm thắm chung tình, vẫn dịu dàng và êm ngọt. Như con sóng xô bờ, tình yêu em dành cho anh vẫn thế.

Chọn tập
Bình luận