– Trong quá khứ, khi ngoại bang xâm lược nước ta:
+ 1000 năm độ hộ giặc Tàu, nên văn hóa Trung Hoa xâm nhập vào nước ta đã phần nào khiến nước ta chịu ảnh hưởng. Hơn thế nữa là chính sách đồng hóa của bọn xâm lược, chúng muốn dân tộc ta hoàn toàn lệ thuộc vào văn hóa của chúng, cả ngôn ngữ, tiếng nói, trang phục, … kể cả mái tóc (bắt để tóc dài).
Chữ Nôm chính là sản phẩm của lòng tự tôn dân tộc đó.
Những nét văn hóa trong các dịp lễ tết , dù có những hoạt động, những đặc điểm tương tự với nét văn hóa Trung Hoa (bởi thời gian đô hộ là quá dài), nhưng dân tộc ta vẫn sáng tạo ra những nét mới mà chỉ dân tộc ta mới có (bánh chưng, áo dài, bánh giày…), thời gian bị đô hộ lâu nhưu vậy mà dân tộc ta vẫn có cho mình những bản sắc riêng, chứng tỏ được lòng tự tôn dân tộc đã được chứng minh trong lịch sử như thế nào
+ Thực dân Pháp xâm lược nước ta: những công trình kiến trúc văn hóa phương Tây được Pháp đưa vào đất nước ta, cùng với sự truyền giáo… Tuy nhiên, dân tộc ta vẫn giữ nếp văn hóa làng xã, vẫn còn những mái đình cong cong, …
– Hiện tại…
Càng có nhiều thách thức hơn với lòng tự tôn dân tộc.
Những ảnh hưởng từ văn hóa Hàn Quốc, Trung Quốc, Âu Mỹ. Bên cạnh đó là những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. Dường như có một bộ phận giới trẻ hiện nay đang dần bỏ mặc đi những giá trị truyền thống đó (thông qua chữ viết, cách ăn nói, … đôi khi quá suồng sã… )
Bên cạnh đó vẫn ko ít người luôn biết gìn giữ giá trị văn hóa dân tộc bên cạnh việc thích nghi với văn hóa thế giới.
Việc hòa nhập mà ko hòa tan đòi hỏi một lòng tự tôn dân tộc để có thể thích nghi được với sự phát triển quốc tế.
Em có thể nêu ra những dẫn chứng về việc gìn giữu đc và chưa gìn giữ đc…
..
Như việc gõ chữ đúng chính tả Tiếng Việt trong diễn đàn cũng là một hành động thể hiện lòng tự tôn dân tộc á