Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau: “Ta về, mình có nhớ ta… Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.” – Việt Bắc (Tố Hữu)​

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4-10-1920, quê làng Phù Lai, xả Quảng Thọ, huyện Quàng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thơ của ông luôn có sức thu hút to lớn với những thế hệ người đọc qua mấy chục năm, chính là ở niềm say mê lý tưởng và tính dân tộc đậm đà trong nội dung và hỉnh thức thơ cuả ông.

Nói thơ của ông mượt mà truyền thống dân tộc, bởi lẽ, ngay từ lúc ấu thơ,tâm hồn Tố Hũu đã được vun đắp, ấp yêu trong những câu ca dao, tục ngữ của cha, những bài dân ca xứ Huế, những giọng hò tha thiết, ngọt ngào của mẹ và trong cái nôi quê hương thơ mộng đất Huế, giàu văn hóa, bản sắc dân tộc, đã hình thành nên một hồn thơ của truyền thống, của quê hương- hồn thơ Tố Hữu.

Bước vào tuổi thanh niên đúng vào những năm cao trào cách mạng, Tố Hữu nhanh chóng bị lôi cuốn vào phong trào đấu tranh, gặp gỡ may mắn và đẹp đẽ với lý tưởng cách mạng. Do đó đã dịnh hình ở Tố Hữu phẩm chất tốt đẹp của người chiến sĩ cách mạng. Vũ khí của chiến sĩ là súng, nhưng ở Tố Hữu bằng cả ngòi bút, bởi vì đối với ông thơ và cách mạng đã hòa là một, trong thơ có lý luận chính trị sắc bén, trong cách mạng có tiếng nói ân tình thủy chung của người con xứ Huế Tố Hữu .

Sống giữa quê hương luôn biến động, hồn thơ Tố Hữu được trui rèn và thường vang ứng nhạy bén, dạt dào cảm hứng trước những bước ngoặc lịch sử, nên con đường thơ cũng đồng hành, gắn bó với những giai đoạn ấy .

Vì thế ta dễ hiểu lý do Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc, rút ra từ tập thơ cùng tên, là một đỉnh cao, một tác phẩm xuất sắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp.Việt Bắc được sáng tác tháng 10 năm 1954 khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, Trung ương Đảng và chính phủ quyết định rời căn cứ từ Việt Bắc về Hà Nội. Đây là lúc giao thời giữa lịch sử và lòng người.Trong không khí hân hoan của cuộc sống mới, Tố Hữu hướng tâm hồn mình vào một nỗi niềm khác. Ông tự hỏi rằng liệu trong thời đại mới, con người có dễ dàng quên đi những năm tháng chiến đấu gian khổ, vĩ đại đã qua, liệu chúng ta có dễ dàng thoả mãn bằng lòng với hiện tại mà mờ phai quần chúng đã hi sinh đổ máu.Trong lúc giao thời ấy nhưng lại nhạy cảm với tâm hồn thơ Tố Hữu, Việt Bắc xuất hiện như một tiếng nói ân tình, tha thiết của tác giả với nhân dân kháng chiến, cũng là sự ngụ ý với tất cả mọi người.

Việt Bắc, bài thơ truyền thống, hình thức gần gũi nhưng nội dung có sự tìm tòi sáng tạo của tác giả.

Cả đoạn trích liên tục với những câu thơ 6,8 trải dài nên cấu tứ gần với thể loại ca dao dân ca.Và hình thức thể hiện chỉ ca dao, dân ca mới có, dó là lối đối đáp của kẻ ở người đi, chân thành, tha thiết không kém lối dao duyên của nam nữ, của những người yêu nhau. Thêm vào đó là giọng điệu ngọt ngào tâm tình, nhạc điệu theo cấu trúc 4/4 xoáy sâu vào lòng người đọc những ân hưởng du dương cuả văn học dân tộc. Cho nên Việt Bắc rất gần gũi, dễ nhớ, dễ thuộc.Việt bắc quả là một tác phẩm mang đậm tính nghệ thuật dân tộc.

Nhưng nếu chỉ có thế thì xem ra Tố Hữu không có gì là đổi mới, sáng tạo về nghệ thuật.Nhưng khi xét cái hay của tác phẩm, ta không chỉ đơn thuần thưởng thức tác phẩm ở hình thức, cấu trúc thơ mà còn ở cái hồn, chính là nội dung tác phẩm.Với Việt Bắc, thoạt nhìn cứ tường đây là cuộc tâm tình giữa những cá thể nhưng đọc kĩ, ta phát hiện ra cái riêng tâm tình ấy đã hoá thành cái chung, một vấn đề hết sức to lớn không của riêng ai, đánh động vào không ít tâm hồn người đọc: đó chính là mối ân tình gắn bó thuỷ chung giữa chiến sĩ cách mạng và nhân dân vùng kháng chiến.

Đến đây đã thể hiện được tài năng cách mạng hoá, chính trị hoá thơ Tố Hữu.Nhưng cách mạng hoá,chính trị hoá ở đây không phải là đưa thơ vào chỗ khô khan, tuyên truyền mà với Tố Hữu đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống dân tộc và tư tưởng tiến bộ, nhạy cảm. Cho nên đọc việt bắc ta cảm nhận được sự thân quen, gần gũi nhưng lại có cảm giác bừng tỉnh, mới mẻ, sâu sắc.

Đoạn trích mở đầu với cuộc chia ly thấm đẫm sự lưu luyến, thương tiếc:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

Đại từ “mình-ta” được lặp đi lặp lại nhiều lần, không biết tự khi nào “mình” và “ta” đã gắn bó gắn bó gần gũi, keo sơn như vậy. “Ta”-nhân dân Việt Bắc thiết tha cất tiếng hỏi người ra đi:

Mình về mình có nhớ không?

tựa như nỗi niềm của ngưởi con gái luyến tiếc, không đành lòng chia tay người yêu. “Mình” ra đi liệu có khắc cốt ghi tâm ơn tình, ân nghĩa của “ta”.Cho nên câu hỏi có sự lắng đọng sâu sắc, từ thắm trong tâm hồn “ta” mong chờ ở mình sự chung thuỷ, nhớ thương như tình cảm của “ta” đối với “mình”.

Đáp lại sự thiết tha của người ở lại, người ra đi cũng tha thiết nên nỗi không cất thành lời.Tấm lòng luôn hướng về những kỉ niệm, sự yêu thương, gắn bó cùng thời gian, người ra đi mang bên mình một nỗi bâng khuâng, bước đi không đành, bồn chồn, không dứt khoác.

Trong giây phút này, bất kì lời nói nào cũng không tỏ hết nỗi lòng của kẻ đi người ở, chỉ biết nắm tay nhau thật chặt, truyền cho nhau cảm xúc, cảm giác, truyền cho nhau câu trả lời thầm kín để ngươì ở lại tin rằng, dù mai sau, dù có ở đâu chăng nữa,tấm lòng này vẫn chung thuỷ, sắt son hướng về nơi ân nghĩa tình người.

Đoạn trích mở đầu thật xúc động, sâu lắng, dù không có câu trả lời của người ra đi nhưng ta lại nhận ra một mạch ngầm tri âm hiện hữu. Điều đó nói lên rằng ta và mình vốn thương nhau, gắn bó như ruột thịt, không cần nói vẫn hiểu nhau.

Chỉ bằng những câu thơ đầu tiên đã thể hiện tài năng tột cùng của tác giả khi thể hiện hình thức thơ. “Mình” và “ta”, tựa như hai cá thể đang đối thoại nhưng thật ra là sự độc thoại của chính tác giả.Tố Hữu,cũng là chủ thể trữ tình, phân thân để dễ dàng bày tỏ tâm trạng, cảm xúc.Cuộc đối thoại vốn chân tình, sâu lắng như vậy chắc hẳn tấm lòng của tác giả còn da diết, không đành hơn nữa.Qua đó cho ta thấy một điều, mối tình giữa nhân dân vùng kháng chiến và chiến sĩ cách mạng trong sáng, hoà quyện, không thể tách rời.

Vẫn lời tha thiết của người ở lại, khổ hai mở ra một Việt Bắc đắng cay,sục sôi ý chí, ơn nghĩa, keo sơn:

Trong gian khổ của những năm đau thương chiến đấu, sự khắc nghiệt cuả thiên nhiên, vật chất thiếu thốn không làm lung lay ý chí con người, “mình” và “ta” đùm bọc, gắn bó, gian khó bao nhiêu thì tinh thần lên cao, quyết tâm trả thù bấy nhiêu:

Mình đi có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Một tấm lòng, một ý chí, “ta” và “mình” đã cùng vượt qua bao khổ đau để đến với một niềm tin vào ngày mai, tấm lòng ấy đậm đà, toả sánh như ánh nắng chiếu sáng những âm u, của “những mây cùng mù”, của những “hắt hiu lau xám”

Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Tiểu đối “hắt hiu lau xám” với “đậm đà lòng son” làm cho câu bát có cấu trúc đẹp, hài hoà khiến cho màu son của tấm lòng Việt Bắc như càng hắt sáng lên trên nền lau xám nghèo khó,mang đến sự xao xuyến mãi.

Những cấu trúc câu 4/4 liên tục rõ ràng, mạch lạc, mang đến nhạc điệu êm ả, khiến cho câu thơ như một bài hát, của sức mạnh, sự nhắc nhở và niềm tin.

Qua bao câu hỏi thiết tha của người ở lại, giờ đây người ra đi mới cất tiếng, khẳng định một tấm lòng trước sau như một: 

Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu

Đọng trong tâm trí người ra đi là ánh trăng, là nắng chiều:

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Là từng bản khói bên bếp lửa thân quen, nhớ từng củ sắn lùi, những bữa ăn đạm bạc nhưng ấm cúng:

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nữa, chăn sui đắp cùng

Và từng rừng tre nứa bao bọc, che chở chiến sĩ trước quân thù

Hay cảm động xót xa trước hình ảnh người mẹ địu con trên đồng nắng gắt bẻ từng bắp ngô:

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô

Ôi, bao nhiêu gian khổ, nhưng những đắng cay ấy lại làm nên một tinh thần đoàn kết, cứng rắn, luôn yêu đời:

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Bây giờ xa rồi, tưởng chừng như tâm hồn mình đứng lại, chợt lắng nghe hay là tưởng tượng, âm thanh cuả tiếng mõ, tiếng cối đều đều, cứ chạm sâu vào tâm can, như gọi người ra đi trở lại:

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa

Bởi vậy mới biết tấm chân tình của chiến sĩ và nhân dân Việt nam sấu sắc đến nhường nào.

Nếu khổ thơ trên chỉ là đơn thuần nhớ về con ngưòi vùng Việt Bắc thì khổ thơ sau đây thể hiện chiều sâu vượt bậc của Tố Hữu khi nâng cao giá trị của con người, cùng với thiên nhiên đã làm nên một vẻ đẹp lung linh của vạn vật nơi này:

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

Tố Hữu ví người như hoa, cũng phải, bởi “người ta là hoa đất”, đó là những người dân lao động cần cù, trẻ, khẻo,tinh thần cao.Nhưng nếu chỉ có vậy thì không hết được dụng ý của tác giả.Tố Hữu đã mở bừng ra một bức tranh thiên nhiên Việt Bắc tươi sáng, với bốn mùa xuân, hạ, thu,đông, đó là một bức tứ bình đạt tới độ hài hào, cân xứng:muà đông rực màu đỏ hoa chuối giữa nền rừng xanh mênh mông; muà xuân tinh khiết bởi màu trắng hoa mơ;muà hè rực lên sắc vàng rừng phách; mùa thu huyền ảo ánh trăng soi.Trình độ miêu tả thiên nhiên của Tố Hữu đã đạt đến trỉnh độ điêu luyện và có thể sánh với vẻ đẹp cổ điển trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Ở đây còn có sự sáng tạo ngôn ngữ độc đáo:

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Âm thanh đánh vào thính giác vậy mà mắt như thấy được sắc vàng loan cả khu rừng.Tiếng ve, một âm thanh tiêu biểu, vô tình thôi nhưng khi cất lên đã đánh thức, làm bừng tỉnh vạn vật.Nghe mà như thấy, Tố Hữu đã thực sự hoà quyện mình vào từng con suối dòng sông nơi đây.Chỉ có ai có sự gắn bó tha thiết, sâu sắc mới có khả năng này.

Thiên nhiên này càng đẹp bởi có hoa, có người.Thiên nhiên và con người đan cài làm nên sự duy nhất, vĩnh cửu của Việt Bắc nơi đây. Đó chính là dụng ý của tác giả khi cứ một câu thơ tả cảnh lại xen một câu thơ tả người, mang đến cho bài thơ nét trữ tình, ngọt ngào.

Nhớ về Việt Bắc là nhớ cảnh, nhớ người, nhưng quan trọng nhất là nhớ về kháng chiến – một Việt Bắc kháng chiến thật hào hùng. Vẻ độc đáo của một Việt Bắc đứng lên là hình ảnh cả núi rừng đánh giặc:

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây

Núi giăng thành lũy sắt dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.

Mênh mông bốn mặt sương mù

Đất trời ta cả chiến khu một lòng.

Chữ “rừng” rải kín những câu thơ, rải kín đất Việt Bắc, tạo thế hiểm của trường thành lũy thép vây bọc quân thù.

Nhưng ở Việt Bắc, đẹp nhất là hình ảnh toàn dân kháng chiến. Thực tiễn cách mạng lúc này đòi hỏi phải miêu tả khí thế của đám đông trên nền không gian lớn, do vậy cái bút pháp thủ thỉ “mình – ta” kia phải nhanh chóng vươn tới hình thức tráng ca:

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Từ tiết tấu ngân nga dìu dặt như lời ru ở những đoạn thơ trên

Nhớ gì/ như nhớ / người yêu

Trăng lên đầu núi / nắng chiều lưng nương,

đến đây tác giả phá vỡ tính cân xứng để tạo ra một tiết tấu khác, phi đối xứng

Quân đi / điệp điệp trùng trùng…

Dân công / đỏ đuốc từng đoàn…

Nghìn đêm / thăm thẳm sương dày…

Làm giọng thơ trở nên gắt, mạnh, dồn dập như âm hưởng bước hành quân vũ bão. Hệ thống từ vựng mở căng cường độ diễn tả: nát đá, thăm thẳm, bật sáng…, hình ảnh kì vĩ ( hình ảnh bộ đội, dân công nườm nượp những nẻo đường kháng chiến ), ý thơ mở ra một tương lai tươi sáng:

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên…

Tất cả tạo một bức tranh sử thi hoành tráng để ca ngợi sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, của nhân dân anh hùng.

Ở khổ thơ cuối đoạn trích, hình thức hỏi – đáp đã trở nên hết sức tinh tế và sâu sắc:

Ở đâu u ám quân thù

Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi

Ở đâu đau đớn giống nòi

Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền

Màu sắc trữ tình đã chuyển sang lí trí trong những câu thơ mang dáng vẻ của chân lí, châm ngôn. Việt Bắc thành đầu mối quy tụ tư tưởng, tình cảm của cả dân tộc, là điểm chốt lại bài thơ. Việt Bắc trở thành biểu tượng chung cho sức mạnh kháng chiến, cho linh hồn cách mạng, cho ý chí toàn dân.Việt Bắc bình dị thành Việt Bắc thiêng liêng.

Thơ ca cách mạng đã tìm được vẻ đẹp của mình trong thành công của bài thơ Việt Bắc. Tiếng thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu với hình thức cấu tứ đậm tính dân tộc, do vậy giọng lục bát điêu luyện, ngọt ngào của thơ Tố Hữu vừa nói được những vấn đề rất lớn của thời đại mới, vừa chạm được vào chỗ thẳm sâu trong truyền thống ân nghĩa thủy chung của tâm hồn con người Việt Nam.

Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4-10-1920, quê làng Phù Lai, xả Quảng Thọ, huyện Quàng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thơ của ông luôn có sức thu hút to lớn với những thế hệ người đọc qua mấy chục năm, chính là ở niềm say mê lý tưởng và tính dân tộc đậm đà trong nội dung và hỉnh thức thơ cuả ông.

Nói thơ của ông mượt mà truyền thống dân tộc, bởi lẽ, ngay từ lúc ấu thơ,tâm hồn Tố Hũu đã được vun đắp, ấp yêu trong những câu ca dao, tục ngữ của cha, những bài dân ca xứ Huế, những giọng hò tha thiết, ngọt ngào của mẹ và trong cái nôi quê hương thơ mộng đất Huế, giàu văn hóa, bản sắc dân tộc, đã hình thành nên một hồn thơ của truyền thống, của quê hương- hồn thơ Tố Hữu.

Bước vào tuổi thanh niên đúng vào những năm cao trào cách mạng, Tố Hữu nhanh chóng bị lôi cuốn vào phong trào đấu tranh, gặp gỡ may mắn và đẹp đẽ với lý tưởng cách mạng. Do đó đã dịnh hình ở Tố Hữu phẩm chất tốt đẹp của người chiến sĩ cách mạng. Vũ khí của chiến sĩ là súng, nhưng ở Tố Hữu bằng cả ngòi bút, bởi vì đối với ông thơ và cách mạng đã hòa là một, trong thơ có lý luận chính trị sắc bén, trong cách mạng có tiếng nói ân tình thủy chung của người con xứ Huế Tố Hữu .

Sống giữa quê hương luôn biến động, hồn thơ Tố Hữu được trui rèn và thường vang ứng nhạy bén, dạt dào cảm hứng trước những bước ngoặc lịch sử, nên con đường thơ cũng đồng hành, gắn bó với những giai đoạn ấy .

Vì thế ta dễ hiểu lý do Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc, rút ra từ tập thơ cùng tên, là một đỉnh cao, một tác phẩm xuất sắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp.Việt Bắc được sáng tác tháng 10 năm 1954 khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, Trung ương Đảng và chính phủ quyết định rời căn cứ từ Việt Bắc về Hà Nội. Đây là lúc giao thời giữa lịch sử và lòng người.Trong không khí hân hoan của cuộc sống mới, Tố Hữu hướng tâm hồn mình vào một nỗi niềm khác. Ông tự hỏi rằng liệu trong thời đại mới, con người có dễ dàng quên đi những năm tháng chiến đấu gian khổ, vĩ đại đã qua, liệu chúng ta có dễ dàng thoả mãn bằng lòng với hiện tại mà mờ phai quần chúng đã hi sinh đổ máu.Trong lúc giao thời ấy nhưng lại nhạy cảm với tâm hồn thơ Tố Hữu, Việt Bắc xuất hiện như một tiếng nói ân tình, tha thiết của tác giả với nhân dân kháng chiến, cũng là sự ngụ ý với tất cả mọi người.

Việt Bắc, bài thơ truyền thống, hình thức gần gũi nhưng nội dung có sự tìm tòi sáng tạo của tác giả.

Cả đoạn trích liên tục với những câu thơ 6,8 trải dài nên cấu tứ gần với thể loại ca dao dân ca.Và hình thức thể hiện chỉ ca dao, dân ca mới có, dó là lối đối đáp của kẻ ở người đi, chân thành, tha thiết không kém lối dao duyên của nam nữ, của những người yêu nhau. Thêm vào đó là giọng điệu ngọt ngào tâm tình, nhạc điệu theo cấu trúc 4/4 xoáy sâu vào lòng người đọc những ân hưởng du dương cuả văn học dân tộc. Cho nên Việt Bắc rất gần gũi, dễ nhớ, dễ thuộc.Việt bắc quả là một tác phẩm mang đậm tính nghệ thuật dân tộc.

Nhưng nếu chỉ có thế thì xem ra Tố Hữu không có gì là đổi mới, sáng tạo về nghệ thuật.Nhưng khi xét cái hay của tác phẩm, ta không chỉ đơn thuần thưởng thức tác phẩm ở hình thức, cấu trúc thơ mà còn ở cái hồn, chính là nội dung tác phẩm.Với Việt Bắc, thoạt nhìn cứ tường đây là cuộc tâm tình giữa những cá thể nhưng đọc kĩ, ta phát hiện ra cái riêng tâm tình ấy đã hoá thành cái chung, một vấn đề hết sức to lớn không của riêng ai, đánh động vào không ít tâm hồn người đọc: đó chính là mối ân tình gắn bó thuỷ chung giữa chiến sĩ cách mạng và nhân dân vùng kháng chiến.

Đến đây đã thể hiện được tài năng cách mạng hoá, chính trị hoá thơ Tố Hữu.Nhưng cách mạng hoá,chính trị hoá ở đây không phải là đưa thơ vào chỗ khô khan, tuyên truyền mà với Tố Hữu đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống dân tộc và tư tưởng tiến bộ, nhạy cảm. Cho nên đọc việt bắc ta cảm nhận được sự thân quen, gần gũi nhưng lại có cảm giác bừng tỉnh, mới mẻ, sâu sắc.

Đoạn trích mở đầu với cuộc chia ly thấm đẫm sự lưu luyến, thương tiếc:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

Đại từ “mình-ta” được lặp đi lặp lại nhiều lần, không biết tự khi nào “mình” và “ta” đã gắn bó gắn bó gần gũi, keo sơn như vậy. “Ta”-nhân dân Việt Bắc thiết tha cất tiếng hỏi người ra đi:

Mình về mình có nhớ không?

tựa như nỗi niềm của ngưởi con gái luyến tiếc, không đành lòng chia tay người yêu. “Mình” ra đi liệu có khắc cốt ghi tâm ơn tình, ân nghĩa của “ta”.Cho nên câu hỏi có sự lắng đọng sâu sắc, từ thắm trong tâm hồn “ta” mong chờ ở mình sự chung thuỷ, nhớ thương như tình cảm của “ta” đối với “mình”.

Đáp lại sự thiết tha của người ở lại, người ra đi cũng tha thiết nên nỗi không cất thành lời.Tấm lòng luôn hướng về những kỉ niệm, sự yêu thương, gắn bó cùng thời gian, người ra đi mang bên mình một nỗi bâng khuâng, bước đi không đành, bồn chồn, không dứt khoác.

Trong giây phút này, bất kì lời nói nào cũng không tỏ hết nỗi lòng của kẻ đi người ở, chỉ biết nắm tay nhau thật chặt, truyền cho nhau cảm xúc, cảm giác, truyền cho nhau câu trả lời thầm kín để ngươì ở lại tin rằng, dù mai sau, dù có ở đâu chăng nữa,tấm lòng này vẫn chung thuỷ, sắt son hướng về nơi ân nghĩa tình người.

Đoạn trích mở đầu thật xúc động, sâu lắng, dù không có câu trả lời của người ra đi nhưng ta lại nhận ra một mạch ngầm tri âm hiện hữu. Điều đó nói lên rằng ta và mình vốn thương nhau, gắn bó như ruột thịt, không cần nói vẫn hiểu nhau.

Chỉ bằng những câu thơ đầu tiên đã thể hiện tài năng tột cùng của tác giả khi thể hiện hình thức thơ. “Mình” và “ta”, tựa như hai cá thể đang đối thoại nhưng thật ra là sự độc thoại của chính tác giả.Tố Hữu,cũng là chủ thể trữ tình, phân thân để dễ dàng bày tỏ tâm trạng, cảm xúc.Cuộc đối thoại vốn chân tình, sâu lắng như vậy chắc hẳn tấm lòng của tác giả còn da diết, không đành hơn nữa.Qua đó cho ta thấy một điều, mối tình giữa nhân dân vùng kháng chiến và chiến sĩ cách mạng trong sáng, hoà quyện, không thể tách rời.

Vẫn lời tha thiết của người ở lại, khổ hai mở ra một Việt Bắc đắng cay,sục sôi ý chí, ơn nghĩa, keo sơn:

Trong gian khổ của những năm đau thương chiến đấu, sự khắc nghiệt cuả thiên nhiên, vật chất thiếu thốn không làm lung lay ý chí con người, “mình” và “ta” đùm bọc, gắn bó, gian khó bao nhiêu thì tinh thần lên cao, quyết tâm trả thù bấy nhiêu:

Mình đi có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Một tấm lòng, một ý chí, “ta” và “mình” đã cùng vượt qua bao khổ đau để đến với một niềm tin vào ngày mai, tấm lòng ấy đậm đà, toả sánh như ánh nắng chiếu sáng những âm u, của “những mây cùng mù”, của những “hắt hiu lau xám”

Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Tiểu đối “hắt hiu lau xám” với “đậm đà lòng son” làm cho câu bát có cấu trúc đẹp, hài hoà khiến cho màu son của tấm lòng Việt Bắc như càng hắt sáng lên trên nền lau xám nghèo khó,mang đến sự xao xuyến mãi.

Những cấu trúc câu 4/4 liên tục rõ ràng, mạch lạc, mang đến nhạc điệu êm ả, khiến cho câu thơ như một bài hát, của sức mạnh, sự nhắc nhở và niềm tin.

Qua bao câu hỏi thiết tha của người ở lại, giờ đây người ra đi mới cất tiếng, khẳng định một tấm lòng trước sau như một: 

Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu

Đọng trong tâm trí người ra đi là ánh trăng, là nắng chiều:

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Là từng bản khói bên bếp lửa thân quen, nhớ từng củ sắn lùi, những bữa ăn đạm bạc nhưng ấm cúng:

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nữa, chăn sui đắp cùng

Và từng rừng tre nứa bao bọc, che chở chiến sĩ trước quân thù

Hay cảm động xót xa trước hình ảnh người mẹ địu con trên đồng nắng gắt bẻ từng bắp ngô:

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô

Ôi, bao nhiêu gian khổ, nhưng những đắng cay ấy lại làm nên một tinh thần đoàn kết, cứng rắn, luôn yêu đời:

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Bây giờ xa rồi, tưởng chừng như tâm hồn mình đứng lại, chợt lắng nghe hay là tưởng tượng, âm thanh cuả tiếng mõ, tiếng cối đều đều, cứ chạm sâu vào tâm can, như gọi người ra đi trở lại:

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa

Bởi vậy mới biết tấm chân tình của chiến sĩ và nhân dân Việt nam sấu sắc đến nhường nào.

Nếu khổ thơ trên chỉ là đơn thuần nhớ về con ngưòi vùng Việt Bắc thì khổ thơ sau đây thể hiện chiều sâu vượt bậc của Tố Hữu khi nâng cao giá trị của con người, cùng với thiên nhiên đã làm nên một vẻ đẹp lung linh của vạn vật nơi này:

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

Tố Hữu ví người như hoa, cũng phải, bởi “người ta là hoa đất”, đó là những người dân lao động cần cù, trẻ, khẻo,tinh thần cao.Nhưng nếu chỉ có vậy thì không hết được dụng ý của tác giả.Tố Hữu đã mở bừng ra một bức tranh thiên nhiên Việt Bắc tươi sáng, với bốn mùa xuân, hạ, thu,đông, đó là một bức tứ bình đạt tới độ hài hào, cân xứng:muà đông rực màu đỏ hoa chuối giữa nền rừng xanh mênh mông; muà xuân tinh khiết bởi màu trắng hoa mơ;muà hè rực lên sắc vàng rừng phách; mùa thu huyền ảo ánh trăng soi.Trình độ miêu tả thiên nhiên của Tố Hữu đã đạt đến trỉnh độ điêu luyện và có thể sánh với vẻ đẹp cổ điển trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Ở đây còn có sự sáng tạo ngôn ngữ độc đáo:

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Âm thanh đánh vào thính giác vậy mà mắt như thấy được sắc vàng loan cả khu rừng.Tiếng ve, một âm thanh tiêu biểu, vô tình thôi nhưng khi cất lên đã đánh thức, làm bừng tỉnh vạn vật.Nghe mà như thấy, Tố Hữu đã thực sự hoà quyện mình vào từng con suối dòng sông nơi đây.Chỉ có ai có sự gắn bó tha thiết, sâu sắc mới có khả năng này.

Thiên nhiên này càng đẹp bởi có hoa, có người.Thiên nhiên và con người đan cài làm nên sự duy nhất, vĩnh cửu của Việt Bắc nơi đây. Đó chính là dụng ý của tác giả khi cứ một câu thơ tả cảnh lại xen một câu thơ tả người, mang đến cho bài thơ nét trữ tình, ngọt ngào.

Nhớ về Việt Bắc là nhớ cảnh, nhớ người, nhưng quan trọng nhất là nhớ về kháng chiến – một Việt Bắc kháng chiến thật hào hùng. Vẻ độc đáo của một Việt Bắc đứng lên là hình ảnh cả núi rừng đánh giặc:

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây

Núi giăng thành lũy sắt dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.

Mênh mông bốn mặt sương mù

Đất trời ta cả chiến khu một lòng.

Chữ “rừng” rải kín những câu thơ, rải kín đất Việt Bắc, tạo thế hiểm của trường thành lũy thép vây bọc quân thù.

Nhưng ở Việt Bắc, đẹp nhất là hình ảnh toàn dân kháng chiến. Thực tiễn cách mạng lúc này đòi hỏi phải miêu tả khí thế của đám đông trên nền không gian lớn, do vậy cái bút pháp thủ thỉ “mình – ta” kia phải nhanh chóng vươn tới hình thức tráng ca:

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Từ tiết tấu ngân nga dìu dặt như lời ru ở những đoạn thơ trên

Nhớ gì/ như nhớ / người yêu

Trăng lên đầu núi / nắng chiều lưng nương,

đến đây tác giả phá vỡ tính cân xứng để tạo ra một tiết tấu khác, phi đối xứng

Quân đi / điệp điệp trùng trùng…

Dân công / đỏ đuốc từng đoàn…

Nghìn đêm / thăm thẳm sương dày…

Làm giọng thơ trở nên gắt, mạnh, dồn dập như âm hưởng bước hành quân vũ bão. Hệ thống từ vựng mở căng cường độ diễn tả: nát đá, thăm thẳm, bật sáng…, hình ảnh kì vĩ ( hình ảnh bộ đội, dân công nườm nượp những nẻo đường kháng chiến ), ý thơ mở ra một tương lai tươi sáng:

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên…

Tất cả tạo một bức tranh sử thi hoành tráng để ca ngợi sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, của nhân dân anh hùng.

Ở khổ thơ cuối đoạn trích, hình thức hỏi – đáp đã trở nên hết sức tinh tế và sâu sắc:

Ở đâu u ám quân thù

Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi

Ở đâu đau đớn giống nòi

Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền

Màu sắc trữ tình đã chuyển sang lí trí trong những câu thơ mang dáng vẻ của chân lí, châm ngôn. Việt Bắc thành đầu mối quy tụ tư tưởng, tình cảm của cả dân tộc, là điểm chốt lại bài thơ. Việt Bắc trở thành biểu tượng chung cho sức mạnh kháng chiến, cho linh hồn cách mạng, cho ý chí toàn dân.Việt Bắc bình dị thành Việt Bắc thiêng liêng.

Thơ ca cách mạng đã tìm được vẻ đẹp của mình trong thành công của bài thơ Việt Bắc. Tiếng thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu với hình thức cấu tứ đậm tính dân tộc, do vậy giọng lục bát điêu luyện, ngọt ngào của thơ Tố Hữu vừa nói được những vấn đề rất lớn của thời đại mới, vừa chạm được vào chỗ thẳm sâu trong truyền thống ân nghĩa thủy chung của tâm hồn con người Việt Nam.

Chọn tập
Bình luận