Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau: “Dữ dội và dịu êm…Bồi hồi trong ngực trẻ” (Sóng – Xuân Quỳnh)

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Thơ Xuân Quỳnh nảy nở những khát vọng tình yêu tha thiết và nồng nàn của tuổi trẻ. Nhà thơ giãi bày lòng mình qua hình tuợng sóng. Sóng dữ dội, sóng dịu êm…tình yêu khi êm đềm, khi mãnh liệt. Con sóng hiện lên trong thơ Xuân Quỳnh như một hình tượng thiệt đẹp của tình yêu nguời thiếu nữ, lúc tuổi xuân vừa mới chớm và lòng phơi phới những giấc mộng ái tình.

Con sóng bắt đầu từ đâu ? Con sóng đi về đâu ? Trước nhà thơ và cả sau nhà thơ sẽ có bao nhiêu người tiếp tục đi tìm cội nguồn của tình yêu, cội nguòn của sóng. Nhưng làm sao mà diễn giải cho tường: Cái tài của Xuân Quỳnh chính là nương vào sóng để nói lên những tâm sự sâu kín, để hiểu tình yêu và cắt nghĩa tình yêu. Con sóng soi vào lòng người thiếu nữ để tìm ra hình bóng của mình. Dòng sông quá chật hẹp không đủ làm nơi nương tựa, con sóng tìm ra biển lớn, là nơi bát ngát, vô cùng:

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể.

Trong Xuân Quỳnh, trong sóng tuyệt nhiên không động đến tình yêu. Nhưng cũng trong bài thơ sóng và tình yêu đã thay lời của nhau nói lên những lưòi thiét tha cho một khát vọng của một mối tình dịu êm mà mãnh liệt. Dòng sông quá nhỏ bé: ranh giới của tình yêu trên những con sóng bồi hồi trên con dường tìm ra cửa bế là bé nhỏ, mong manh. Nhưng khi tìm ra biển cả bao la, trăm con sóng, nghìn con sóng bỗng dưng cộng hưởng cho một âm điệu lạ kỳ. Biển khơi để lộ mình cho một khát vọng tình yêu giãi bày những lời muốn nói

Đây là một câu thơ Nga, của Silva Kaputikyan:

Thì thôi xin gửi sóng

Đưa tình về cuối sông

Đưa tình về với mộng

Đưa tình vào cõi không.

Có lẽ Xuân Quỳnh cũng muốn thế. Khát vọng muôn đời của tình yêu, những con sóng rạo rực trong lòng một dòng sông mảnh dẻ và chật hẹp, là tìm ra biển lớn, một “cõi không”: không trần thế, không dung tục, không những bận rộn và cuộc sống thường nhật hàng ngày.

Xuân Quỳnh đã viết Sóng trong một đêm đơn dọc giữa biển cả bao la và sâu rộng vô cùng. Và ở giữ muôn tùng sóng bể, nhưng con sóng nhấp nhô cho một nỗi niềm khôn trào lên khỏi mặt nước con mắt nhà thơ nhận ra những điều thật diệu kỳ:

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngựuc trẻ.

Có lẽ rồi trăm đời, ngàn đời sau, khi mà các phương tiện máy móc hiện đại đã thâm nhập vào đời sống và đã có cả trắc nghiệm, biểu đồ tình yêu dành cho mỗi người, thì người ta vẫn sẽ còn đọc sóng và say mê sóng. Đơn giản vì “Và ngày sau vẫn thế”. Tình yêu bé nhỏ của một thời, một người đã không còn bó buộc trong cái khung của một dòng sông nhỏ hẹp. Nó tan ra, vỡ oà ra để hào vào vưói những tâm tình chung của nhân loại, một tình yêu bất tử năm này qua năm khác, mãi mãi, vô cùng…

Thơ Xuân Quỳnh nảy nở những khát vọng tình yêu tha thiết và nồng nàn của tuổi trẻ. Nhà thơ giãi bày lòng mình qua hình tuợng sóng. Sóng dữ dội, sóng dịu êm…tình yêu khi êm đềm, khi mãnh liệt. Con sóng hiện lên trong thơ Xuân Quỳnh như một hình tượng thiệt đẹp của tình yêu nguời thiếu nữ, lúc tuổi xuân vừa mới chớm và lòng phơi phới những giấc mộng ái tình.

Con sóng bắt đầu từ đâu ? Con sóng đi về đâu ? Trước nhà thơ và cả sau nhà thơ sẽ có bao nhiêu người tiếp tục đi tìm cội nguồn của tình yêu, cội nguòn của sóng. Nhưng làm sao mà diễn giải cho tường: Cái tài của Xuân Quỳnh chính là nương vào sóng để nói lên những tâm sự sâu kín, để hiểu tình yêu và cắt nghĩa tình yêu. Con sóng soi vào lòng người thiếu nữ để tìm ra hình bóng của mình. Dòng sông quá chật hẹp không đủ làm nơi nương tựa, con sóng tìm ra biển lớn, là nơi bát ngát, vô cùng:

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể.

Trong Xuân Quỳnh, trong sóng tuyệt nhiên không động đến tình yêu. Nhưng cũng trong bài thơ sóng và tình yêu đã thay lời của nhau nói lên những lưòi thiét tha cho một khát vọng của một mối tình dịu êm mà mãnh liệt. Dòng sông quá nhỏ bé: ranh giới của tình yêu trên những con sóng bồi hồi trên con dường tìm ra cửa bế là bé nhỏ, mong manh. Nhưng khi tìm ra biển cả bao la, trăm con sóng, nghìn con sóng bỗng dưng cộng hưởng cho một âm điệu lạ kỳ. Biển khơi để lộ mình cho một khát vọng tình yêu giãi bày những lời muốn nói

Đây là một câu thơ Nga, của Silva Kaputikyan:

Thì thôi xin gửi sóng

Đưa tình về cuối sông

Đưa tình về với mộng

Đưa tình vào cõi không.

Có lẽ Xuân Quỳnh cũng muốn thế. Khát vọng muôn đời của tình yêu, những con sóng rạo rực trong lòng một dòng sông mảnh dẻ và chật hẹp, là tìm ra biển lớn, một “cõi không”: không trần thế, không dung tục, không những bận rộn và cuộc sống thường nhật hàng ngày.

Xuân Quỳnh đã viết Sóng trong một đêm đơn dọc giữa biển cả bao la và sâu rộng vô cùng. Và ở giữ muôn tùng sóng bể, nhưng con sóng nhấp nhô cho một nỗi niềm khôn trào lên khỏi mặt nước con mắt nhà thơ nhận ra những điều thật diệu kỳ:

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngựuc trẻ.

Có lẽ rồi trăm đời, ngàn đời sau, khi mà các phương tiện máy móc hiện đại đã thâm nhập vào đời sống và đã có cả trắc nghiệm, biểu đồ tình yêu dành cho mỗi người, thì người ta vẫn sẽ còn đọc sóng và say mê sóng. Đơn giản vì “Và ngày sau vẫn thế”. Tình yêu bé nhỏ của một thời, một người đã không còn bó buộc trong cái khung của một dòng sông nhỏ hẹp. Nó tan ra, vỡ oà ra để hào vào vưói những tâm tình chung của nhân loại, một tình yêu bất tử năm này qua năm khác, mãi mãi, vô cùng…

Chọn tập
Bình luận