Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Văn Mẫu Lớp 12

Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu: “Ta đi ta nhớ những ngày… Chày đêm nện cối đều đều suối xa”

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Tháng 10 năm 1954, sau thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trung ương Đảng và chính phủ rời Việt Bắc để trở về Hà Nội tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng. Trước sự kiện đó Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc. Đây là bài thơ ân tình cách mạng, gọi lại những kỉ niệm thân thiết và vẻ đẹp của Việt Bắc từ ngày đầu gian khổ chắt chiu xây dựng căn cứ địa cách mạng cho đến khi kháng chiến thắng lợi. Bài thơ kết cấu theo lối hát giao duyên đối đáp nam nữ nhưng lại thể hiện những ân tình cách mạng, và vì thế bài thơ như một chất men say ngấm sâu vào lòng người, trở nên gần gũi, đằm thắm hơn với những cung bậc lan toả của nó. 

Bài thơ là những hồi tưởng của tác giả về những ngày khó khăn gian khổ nhưng chứa đầy tình người nồng ấm, là nhưng nỗi nhớ của tác giả, là những kỷ niệm với những con người, với cảnh vật nơi đây. Và đoạn thơ: “Ta đi ta nhớ những ngày …. Chày đêm nên cối đều đều suối xa” như khắc hoạ rõ hơn về tình cảm của tác giả

Dù là một nơi nhỏ trong chốn núi rừng Việt Bắc bao la, nhưng dường như trong ký ức của tác giả nó cũng trở nên quan trọng, không bao giờ có thể quên.Một sự khẳng định chắc chắn…không bao giờ có thể quên:

“Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi”

Dù bản thân có đi xa, dù có ở nơi chốn nào thì vẫn sẽ luôn nhớ về “mình”. Ngôn từ xưng hô thật giản dị mà thân thương. “Mình” cùng “ta” nào có thể quên được những “đắng cay ngọt bùi” đã trải qua. Hình ảnh ẩn dụ “đắng cay” chính là những khó nhọc, gian nan mà nhân dân cùng cán bộ đã phải trải qua trong suốt thời kỳ kháng chiến, còn niềm vui chiến thắng không gì khác chính là “ngọt bùi”. Từng nỗi nhớ như tràn ngập trong tâm hồn Tố Hữu biểu hiện cho một tình cảm sâu nặng tựa như nỗi tương tư đến “người thương”. Điệp từ “nhớ” được lặp đi lặp lại càng khắc sâu hơn sự nhớ nhung ngghìn trùng tha thiết của tác giả đối với Việt Bắc.

Nhớ những ngày cùng nhau chia sẻ khó khăn gian khổ

Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

Tuy thiếu thốn, gian khổ nhưng cảnh và người Việt Bắc đẹp và tình nghĩa chan hòa:

Hình ảnh tượng trưng: “Chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng” kết hợp với cách dùng từ cùng nghĩa “chia, sẻ, cùng” diễn tả được mối tình cảm “chia ngọt sẻ bùi” giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ cách mạng. Biết bao tình nghĩa sâu nặng trong “củ sắn”, “bát cơm”, “chăn sui”… mà người cán bộ cách mạng đã chịu ơn Việt Bắc. Đây là một hình ảnh đậm đà tình giai cấp.

Nhớ tình cảm của những người mẹ Việt Bắc:

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng.

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô

Hình ảnh chọn lọc: Người mẹ nắng cháy lưng… gợi người đọc liên tưởng đến sự tần tảo chắt chiu, cần cù lao động của bà mẹ chiến sĩ trong kháng chiến đã đùm bọc, cưu mang chiến sĩ, cán bộ cách mạng. Đó là hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp, cái ân tình trong cuộc sống kháng chiến không thể phai nhòa trong kí ức của người về xuôi.

Nhớ cảnh sinh hoạt cơ quan và những âm thanh quen thuộc: 

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…

Đoạn thơ còn dựng lại những khung cảnh quen thuộc với những hình ảnh và âm thanh hết sức tiêu biểu cho sinh hoạt trong kháng chiến Việt Bắc. Câu thơ đối ý mà nêu bật tinh thần lạc quan yêu đời của cán bộ, chiến sĩ cách mạng dù cuộc sống còn rất gian khổ, khó khăn :

“Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”

Âm thanh “tiếng mõ rừng chiều” và “chày đêm nện cối đều đều suối xa” là âm thanh đặc trưng của Việt Bắc, phản ánh sinh hoạt yên ả, bình dị nơi núi rừng, gợi nhớ một thời đã qua.

Cả đoạn thơ mang đậm màu sắc dân tộc, thể hiện rõ hồn thơ của Tố Hữu. Điệp từ “nhớ” cùng lối so sánh đặc biệt để bộc lộ một cảm xúc thương nhớ dạt dào.Cách gieo vần, sử dụng tài tình thể thơ lục bát đã làm cho đoạn thơ mang âm điệu ngọt ngào, êm ái. Việc liệt kê một loạt những hình ảh cùng địa danh của Việt Bắc đã khắc họa thật sâu nỗi niềm thương nhớ của một người chiến sĩ – thi sĩ đối với quê hương thứ hai của mình.

Đoạn thơ trên chính là bản tình ca về lòng chung thủy sắt son, chính là tiếng lòng của nhà thơ, hay cũng chính là của những người Việt Nam trong kháng chiến. Với những câu thơ dạt dào cảm xúc, Tố Hữu đã thể hiện thành công tình cảm của người cán bộ dành cho thiên nhiên, nhân dân Việt Bắc không chỉ là tìh cảm công dân xã hội mà còn là sự sâu nặng như tình yêu lứa đôi. Nhờ vậy Việt Bắc đã trở thành thành phần tiêu biểu cho văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp

Bằng những vần thơ đậm chất dân tộc, nỗi nhớ cùng tình cảm chugn thủy sắt son giữa người cán bộ với nhân dân, thiên nhiên Việt Bắc cùng cuộc kháng chiến được khắc họa rõ nét. Thật hiển nhiên, Tố Hữu xứng đáng trở thành ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.

Tháng 10 năm 1954, sau thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trung ương Đảng và chính phủ rời Việt Bắc để trở về Hà Nội tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng. Trước sự kiện đó Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc. Đây là bài thơ ân tình cách mạng, gọi lại những kỉ niệm thân thiết và vẻ đẹp của Việt Bắc từ ngày đầu gian khổ chắt chiu xây dựng căn cứ địa cách mạng cho đến khi kháng chiến thắng lợi. Bài thơ kết cấu theo lối hát giao duyên đối đáp nam nữ nhưng lại thể hiện những ân tình cách mạng, và vì thế bài thơ như một chất men say ngấm sâu vào lòng người, trở nên gần gũi, đằm thắm hơn với những cung bậc lan toả của nó. 

Bài thơ là những hồi tưởng của tác giả về những ngày khó khăn gian khổ nhưng chứa đầy tình người nồng ấm, là nhưng nỗi nhớ của tác giả, là những kỷ niệm với những con người, với cảnh vật nơi đây. Và đoạn thơ: “Ta đi ta nhớ những ngày …. Chày đêm nên cối đều đều suối xa” như khắc hoạ rõ hơn về tình cảm của tác giả

Dù là một nơi nhỏ trong chốn núi rừng Việt Bắc bao la, nhưng dường như trong ký ức của tác giả nó cũng trở nên quan trọng, không bao giờ có thể quên.Một sự khẳng định chắc chắn…không bao giờ có thể quên:

“Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi”

Dù bản thân có đi xa, dù có ở nơi chốn nào thì vẫn sẽ luôn nhớ về “mình”. Ngôn từ xưng hô thật giản dị mà thân thương. “Mình” cùng “ta” nào có thể quên được những “đắng cay ngọt bùi” đã trải qua. Hình ảnh ẩn dụ “đắng cay” chính là những khó nhọc, gian nan mà nhân dân cùng cán bộ đã phải trải qua trong suốt thời kỳ kháng chiến, còn niềm vui chiến thắng không gì khác chính là “ngọt bùi”. Từng nỗi nhớ như tràn ngập trong tâm hồn Tố Hữu biểu hiện cho một tình cảm sâu nặng tựa như nỗi tương tư đến “người thương”. Điệp từ “nhớ” được lặp đi lặp lại càng khắc sâu hơn sự nhớ nhung ngghìn trùng tha thiết của tác giả đối với Việt Bắc.

Nhớ những ngày cùng nhau chia sẻ khó khăn gian khổ

Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

Tuy thiếu thốn, gian khổ nhưng cảnh và người Việt Bắc đẹp và tình nghĩa chan hòa:

Hình ảnh tượng trưng: “Chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng” kết hợp với cách dùng từ cùng nghĩa “chia, sẻ, cùng” diễn tả được mối tình cảm “chia ngọt sẻ bùi” giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ cách mạng. Biết bao tình nghĩa sâu nặng trong “củ sắn”, “bát cơm”, “chăn sui”… mà người cán bộ cách mạng đã chịu ơn Việt Bắc. Đây là một hình ảnh đậm đà tình giai cấp.

Nhớ tình cảm của những người mẹ Việt Bắc:

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng.

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô

Hình ảnh chọn lọc: Người mẹ nắng cháy lưng… gợi người đọc liên tưởng đến sự tần tảo chắt chiu, cần cù lao động của bà mẹ chiến sĩ trong kháng chiến đã đùm bọc, cưu mang chiến sĩ, cán bộ cách mạng. Đó là hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp, cái ân tình trong cuộc sống kháng chiến không thể phai nhòa trong kí ức của người về xuôi.

Nhớ cảnh sinh hoạt cơ quan và những âm thanh quen thuộc: 

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…

Đoạn thơ còn dựng lại những khung cảnh quen thuộc với những hình ảnh và âm thanh hết sức tiêu biểu cho sinh hoạt trong kháng chiến Việt Bắc. Câu thơ đối ý mà nêu bật tinh thần lạc quan yêu đời của cán bộ, chiến sĩ cách mạng dù cuộc sống còn rất gian khổ, khó khăn :

“Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”

Âm thanh “tiếng mõ rừng chiều” và “chày đêm nện cối đều đều suối xa” là âm thanh đặc trưng của Việt Bắc, phản ánh sinh hoạt yên ả, bình dị nơi núi rừng, gợi nhớ một thời đã qua.

Cả đoạn thơ mang đậm màu sắc dân tộc, thể hiện rõ hồn thơ của Tố Hữu. Điệp từ “nhớ” cùng lối so sánh đặc biệt để bộc lộ một cảm xúc thương nhớ dạt dào.Cách gieo vần, sử dụng tài tình thể thơ lục bát đã làm cho đoạn thơ mang âm điệu ngọt ngào, êm ái. Việc liệt kê một loạt những hình ảh cùng địa danh của Việt Bắc đã khắc họa thật sâu nỗi niềm thương nhớ của một người chiến sĩ – thi sĩ đối với quê hương thứ hai của mình.

Đoạn thơ trên chính là bản tình ca về lòng chung thủy sắt son, chính là tiếng lòng của nhà thơ, hay cũng chính là của những người Việt Nam trong kháng chiến. Với những câu thơ dạt dào cảm xúc, Tố Hữu đã thể hiện thành công tình cảm của người cán bộ dành cho thiên nhiên, nhân dân Việt Bắc không chỉ là tìh cảm công dân xã hội mà còn là sự sâu nặng như tình yêu lứa đôi. Nhờ vậy Việt Bắc đã trở thành thành phần tiêu biểu cho văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp

Bằng những vần thơ đậm chất dân tộc, nỗi nhớ cùng tình cảm chugn thủy sắt son giữa người cán bộ với nhân dân, thiên nhiên Việt Bắc cùng cuộc kháng chiến được khắc họa rõ nét. Thật hiển nhiên, Tố Hữu xứng đáng trở thành ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.

Chọn tập
Bình luận