Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Nghị luận: “Từ truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nêu suy nghĩ của mình về nạn bạo hành gia đình trong xã hội hiện nay? Từ đó liên hệ để có một gia đình hạnh phúc, êm ấm

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

I. Mở Bài

Ngày nay, tuy xã hội đã văn minh hơn, nhưng tư tưởng phong kiến “trọng nam khinh nữ” vẫn tồn tại song song với đó. Có lẽ điều tiến bộ hơn chỉ là người phụ nữ được bảo vệ và đối xử công bằng với nam giới bởi nhiều chính sách tiến bộ của Nhà nước mà thôi, ví như phụ nữ được đi học, được tham gia hoạt động cộng đồng, chính trị, tôn giáo … và được sống “một vợ một chồng”!

II. Thân Bài

Nói như vậy không hẳn lên án người dân ta vẫn còn mang nặng tư tưởng lỗi thời, lạc hậu đó, nhưng quả thực tư tưởng này vẫn còn hằn dấu trong mỗi người chúng ta, chỗ khác là ít hay nhiều mà thôi. Một nguyên do nữa khiến phụ nữ hay bị bạo hành, dù là ở bên phương Đông hay phương Tây; đó chính là so sánh tương quan về thể lực. Người đàn ông thường có thể lực tốt hơn và khỏe hơn phụ nữ, hơn nữa tính cách bẩm sinh thường mạnh mẽ hơn, trong khi người phụ nữ thường yếu đuối, nhạy cảm, không ham bạo lực.

Nói thế không phải chỉ trích người đàn ông thiếu tình cảm, tình người, mà tôi đang muốn nói về xu hướng xử sự trong gia đình và cộng đồng của họ. Giờ ta thử lật lại giả thuyết này. Đó là giả thử khi xưa, đạo Nho coi trọng người phụ nữ, và rẻ rúng đàn ông, thì thử hỏi bạo hành trong gia đình nói riêng và xã hội nói chung có nghiêm trọng như ngày nay không?

Câu trả lời có lẽ là không! Vì có lẽ người phụ nữ vẫn là phái chuộng hòa bình và chuộng nhẹ nhàng, thanh lịch hơn phái mạnh. Nói chung, ta không thể đánh giá xác đáng về nguyên nhân bạo hành gia đình từ những khái niệm và lí lẽ trên, vì còn quá nhiều yếu tố tác động nữa. Một trong những yếu tố đó chính là sự giáo dục từ khi còn nhỏ. Người nào khi còn nhỏ được giáo dục càng tốt thì khi lớn lên, tỉ lệ gây ra bạo lực gia đình sẽ thấp hơn và ngược lại.

Ngoài yếu tố giáo dục ra, thì còn những yếu tố khác cũng là những nguyên nhân trực tiếp. Đó là khi người vợ hoặc người chồng phải phụ thuộc kinh tế, tài chính và thậm chí cả tình cảm vào đối phương. Họ thường chịu áp lực về điều này, họ có thể bị coi thường, thậm chính bị đối xử bất công trong gia đình.

Tuy là vậy, nhưng không phải trường hợp nào cũng thế, vì mỗi người trong chúng ta có cái nhìn và suy nghĩ khác nhau về phương diện này; nhưng dù ở mặt nào đi nữa, thì việc làm đó là điều sai trái, không nên. Và thậm chí không chỉ người chiếm ưu thế về kinh tế trong gia đình có xu hướng bạo lực, mà ngay cả người chịu phụ thuộc kinh tế cũng mang tâm lí mặc cảm, thường hay dẫn đến bạo lực. Điều này không chỉ được thực tiễn chứng minh, mà ngay cả văn chương cũng có nói.

Nếu ai đã từng đọc “Đời thừa” của Nam Cao thì sẽ thấy. Hộ là người chồng tốt, là nhà văn chân chính, nhưng cũng vì gánh nặng gia đình, gánh nặng “cơm, áo, gạo, tiền” mà đã trở thành thủ phạm của bạo lực gia đình trong những lúc say sưa để giải quyết bế tắc trong sự nghiệp và cuộc đời.

Hay như trong chính “Chiếc thuyền ngoài xa”, nguyên nhân chủ yếu khiến người đàn bà hàng chài đó bị đánh là vì cứ mỗi khi khổ quá, anh chồng lại lôi chị ra đánh. Rõ ràng hoàn cảnh và điều kiện sống cũng là một nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình, đó là còn chưa kể tới những hệ lụy của nó. Cái gì quá khó khăn, quá vất vả thường khiến con người ta ích kỉ và tàn nhẫn hơn, khó mà giữ được mình trong sạch, giữ mình là mình nữa.

Chính vì thế, khi ý thức được về bạo hành trong gia đình và nhân quyền, con người ta đã ngày càng tiếp thu và học hỏi nhiều hơn để xây dựng xã hội thêm văn minh. Và như đã đề cập ở trên, một xã hội văn minh thì không thể nào tồn tại chung với bạo hành trong gia đình. Bởi lẽ bạo hành trong gia đình để lại hậu quả nặng nề, xâm phạm nghiêm trọng tới nhân quyền. Mỗi hình thức bạo hành trong gia đình để lại những hậu quả khôn lường khác nhau.

Chẳng phải nói đâu xa, các bạn có thể liên hệ ngay với tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Người phụ nữ ấy liệu có sống sung sướng không với người chồng vũ phu? Đó là một câu hỏi mà có lẽ ai cũng có thể trả lời, nhưng để trả lời xác đáng cho những câu hỏi mà cả hội hiện nay đang tìm cách giải đáp và khắc phục, thì có lẽ chúng ta phải cố gắng thật nhiều hơn nữa.

Nhiều chứng minh đã được chỉ ra từ thực tiễn, rằng tới 90% nạn nhân của bạo lực gia đình là phụ nữ và trẻ em; khoảng 9 – 10% là nam giới trong gia đình. Tỉ lệ bạo hành ở nông thôn và thành thị cũng khác nhau. Bạo hành ở mỗi nơi cũng khác nhau. Nhiều nơi vùng sâu vùng xa ở nước ta, do trình độ học vấn còn nhiều hạn chế, nên bạo hành xảy ra chủ yếu dưới hình thức là bạo hành thể xác và bạo hành tình dục. Còn ở nhiều nơi với mức sống và trình độ văn minh hơn, bạo hành tuy tỉ lệ ít hơn, nhưng dưới hình thức cũng đa dạng hơn, có khi gồm đầy đủ cả bốn dạng bạo hành đã nêu trên.

Bạo hành nói chung đã gây cho nạn nhân nhiều tổn thương cả về thể chất và tinh thần, bạo hành trong gia đình còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn nữa. Đó là khi bạn phải chịu bạo hành bởi chính người cha, người mẹ thân yêu của bạn. Đó là khi bạn phải chứng kiến cha mẹ bạn đánh mắng nhau. Bạn biết ai đúng, ai sai, nhưng bạn không dám lên tiếng, vì đó là cha mẹ bạn, là những người đã sinh thành, nuôi nấng bạn. Làm sao bạn có đủ dũng khí đứng ra can thiệp, nói ra những lời đúng sai phân minh, trong khi chính tình cảm của bạn bị tổn thương nghiêm trọng.

Bạo hành gia đình thường gây đau đớn về tinh thần nhiều hơn bất cứ một dạng đau đớn tinh thần nào. Con người ta có thể bị tổn thương tinh thần khi mất đi người thân, bạn bè, khi mất đi mối tình đẹp, hay khi thất bại trong cuộc sống; nhưng để vượt qua tất cả điều đó, ta còn có gia đình bên ta. Nhưng giờ khi chính gia đình ấy để lại vết thương tinh thần đau đớn cho ta, thử hỏi ta còn muốn tạo cho mình niềm tin nào ở những người thân yêu?

Bạo hành trong gia đình chính là nguyên nhân của nhiều hậu quả thương tâm. Nhiều cặp vợ chồng đã đưa nhau ra tòa li dị, để lại cho nhau nhiều tổn thương, để lại cho đàn con bơ vơ những kí ức đen tối, không hay về mái ấm, về cha mẹ. “Trẻ em như búp trên cành”, liệu có đứa trẻ nào có thể phát triển tinh thần một cách bình thường khi luôn phải chứng kiến bạo hành gia đình? Hay chính chúng sẽ trở thành thủ phạm của bạo hành gia đình trong tương lai! Hay chúng sẽ luôn hoài nghi khi chọn bạn đời khi đã lớn lên, với những ám ảnh của tuổi thơ bất hạnh!

Thật đau đớn biết bao khi phải chứng kiến cảnh những người cha mẹ tranh nhau giành quyền nuôi con khi đứng trước hôn nhân tan rã! Liệu có bao nhiêu trong số họ hiểu rằng điều mà con mình cần nhất là sự yên ấm, hạnh phúc, là sự yêu thương của cả cha lẫn mẹ?

Hãy cùng nhìn lại mọi chuyện mà xem, hãy lật lại những trang viết mà Nguyễn Minh Châu đã viết trong “Chiếc thuyền ngoài xa” mà xem. Người đàn bà hàng chài ấy đã van xin được chồng cho lên bờ mà đánh, chỉ vì chị ta hiểu rằng không nên để con thấy những cảnh như thế!

Tâm hồn con trẻ cần được nuôi dưỡng trong một môi trường trong sạch, hãy để chúng phát triển nên người trong hạnh phúc, bình yên. Một khi những tâm hồn và con tim non nớt đó bị chai sạn vì tổn thương, chúng sẽ không thể là những đứa trẻ ngây thơ, trong sáng và hồn nhiên như bản chất của chúng nữa. Đau đớn làm sao khi chứng kiến những đứa trẻ tuổi đời chưa là bao, mà đã được biết đến như những kẻ băng hoại đạo đức, sống lầm lũi trong những góc tối u ám của xã hội. Chúng thường là những đứa trẻ có hoàn cảnh éo le, không được sự chăm sóc, yêu thương của cha mẹ, hay thậm chí là bị cha mẹ ruồng bỏ, hắt hủi.

Có một câu danh ngôn rất hay về ý nghĩa của gia đình mà tôi rất tâm đắc “Dù nó thật tồi tàn đi nữa, nhưng không nơi nào có thể sánh được với mái ấm gia đình” (J. H. Payne). Câu danh ngôn tuy ngắn gọn, giản dị mà ý nghĩa thật thâm thúy, sâu sắc. Các bạn thử nghĩ mà xem, ngay cả các loài động vật, chúng còn sống thành bầy đàn, sống bên nhau để nương tựa vào nhau, cùng nhau chung sống để kiếm ăn, để bảo vệ lẫn nhau.

Loài người chúng ta cũng không ngoại lệ, chỉ khác ở chỗ có lẽ chúng ta hiểu hơn ai hết tầm quan trọng của gia đình với sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong gia đình mà thôi. Từ khi ta sinh ra, ta đã có cha, có mẹ, có một mái ấm, dù cho nó có được sung túc hay không. Ta lớn lên trong mái ấm gia đình, ta được nuôi dưỡng không chỉ bởi bầu sữa ngọt ngào của người mẹ, mà còn được sống trong bầu không khí đầm ấm, hạnh phúc của mái ấm gia đình giản dị đó. Liệu có ai mong muốn gia đình mình tan vỡ, có ai mong mình sẽ bơ vơ như những chú chim non lạc mẹ, để rồi phải một mình chống chọi với muôn ngàn cạm bẫy và bóng tối của cuộc đời?

Không, chẳng ai trong chúng ta mong mỏi diều đó cả, tôi tin là như vậy! Tôi chưa từng trải với cuộc sống, nhưng tôi cũng đã được biết về nhiều trường hợp và hậu quả của nạn bạo hành trong gia đình. Có những người vợ, người mẹ bị bạo hành nghiêm trọng, họ chịu tổn thương ghê gớm cả về thể chất và tinh thần, nhưng vì thương những đứa con côi cút, họ hi sinh cho con và chịu những trận đòn roi, xỉ vả; trong khi chính họ hoàn toàn có lí do chính đáng để bỏ người chồng vũ phu.

Tôi cũng được biết, được nghe nhiều trường hợp bạo hành giữa con cái với cha mẹ. Đó là khi cậu con trai không đủ tiền chơi bời, đua đòi với bạn bè, đã nhẫn tâm dùng dao cướp đi sinh mạng người mẹ của mình. Hay có những đứa cháu sẵn sàng dùng vũ lực tước đoạt đồng lương hưu ít ỏi của ông bà mình cũng chỉ vì thói đua đòi ăn chơi.

Thật đáng buồn làm sao khi thỉnh thoảng lại thấy trên truyền hình những thông tin về bao vụ bạo lực gia đình như thế. Giờ là thời buổi mà người ta đề cao và hô hào về nhân quyền, đặc biệt là nữ quyền, nhưng hình như thời gian chưa đủ để mỗi chúng ta nhận thức một cách sâu sắc về tầm quan trọng của nó.

Và trong thời gian chờ đợi để sự nhận thức đó “thấm” vào tư tưởng mỗi chúng ta, đã và đang có biết bao người trở thành nạn nhân của bạo hành trong gia đình. Thỉnh thoảng ta lại nghe đâu đó chuyện một người vợ tự tử vì bị chồng hành hung; một người con giết chết cha mình để bảo vệ mẹ khỏi người cha độc tàn; một người con gái bỏ nhà ra đi vì bị cha mẹ hắt hủi, coi thường; một đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ bỏ đi vì thường xuyên bị cha mẹ đánh đòn, mắng nhiếc; một người vợ lầm lũi bước ra ánh sáng của công lý khi đã ra tay giết chồng; hay một người đàn bà bị hắt hủi, ruồng rẫy chỉ vì không sinh được cậu con trai nối dõi tông đường

… Tất cả thật thương tâm làm sao! Tại sao con người ta đôi khi lại quá tàn nhẫn như thế, lẽ nào sức mạnh của tình yêu gia đình không đủ để ta nghe theo lí trí, mà chỉ biết ích kỉ vì quá nóng giận, để rồi tự biến mình thành thủ phạm của bạo lực gia đình, bạo hành ngay chính người thân yêu của mình?

Tình cảm gia đình là tình cảm thật thiêng liêng, nó kết nối mọi thành viên trong gia đình với nhau, kết nối mọi người trở thành một thể thống nhất. Gia đình có hòa thuận, hạnh phúc ấm no thì xã hội mới ổn định, văn minh. Mọi người đối xử với nhau tốt đẹp thì cả cộng đồng sẽ thật an ấm, tươi vui.

Từ khi đất nước đổi mới tới giờ, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách và pháp luật để chống bạo lực trong gia đình, cũng như đảm bảo nhiều quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội. Nhiều tổ chức đã ra đời không chỉ ở nước ta, mà còn ở khắp nơi trên thế giới, hoạt động vì mục tiêu chống bạo lực gia đình.

Trên thế giới, ngày 25 – 11 hàng năm đã trở thành ngày phòng, chống bạo lực gia đình. Rõ ràng loài người đã nhận thức rất đúng đắn về hậu quả của bạo lực gia đình trong gia đình nói riêng và trong xã hội nói chung.

III. Kết Bài

Tôi thoáng nghĩ, giá như các ban ngành đoàn thể, các cấp chính quyền trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu quan tâm sát sao, đúng mực tới vấn đề này, thì có lẽ câu chuyện về người đàn bà hàng chài năm ấy sẽ không còn nữa. Liệu rằng người đàn bà đó dám đứng lên, đấu tranh vì quyền lợi của mình, thì mọi chuyện sẽ thế nào? Người ta thường nghĩ những đề tài về bạo lực gia đình thì không nên bàn tới nhiều, vì nó thường liên quan tới bạo lực, làm tổn thương và ảnh hưởng tình cảm của người đọc. Nhưng nếu như thế, nếu không ai lên tiếng, thì bạo hành trong gia đình bao giờ mới được dập tắt! Các bạn nghĩ sao về điều này?

Ngày nay, tuy xã hội đã văn minh hơn, nhưng tư tưởng phong kiến “trọng nam khinh nữ” vẫn tồn tại song song với đó. Có lẽ điều tiến bộ hơn chỉ là người phụ nữ được bảo vệ và đối xử công bằng với nam giới bởi nhiều chính sách tiến bộ của Nhà nước mà thôi, ví như phụ nữ được đi học, được tham gia hoạt động cộng đồng, chính trị, tôn giáo … và được sống “một vợ một chồng”!

Nói như vậy không hẳn lên án người dân ta vẫn còn mang nặng tư tưởng lỗi thời, lạc hậu đó, nhưng quả thực tư tưởng này vẫn còn hằn dấu trong mỗi người chúng ta, chỗ khác là ít hay nhiều mà thôi. Một nguyên do nữa khiến phụ nữ hay bị bạo hành, dù là ở bên phương Đông hay phương Tây; đó chính là so sánh tương quan về thể lực. Người đàn ông thường có thể lực tốt hơn và khỏe hơn phụ nữ, hơn nữa tính cách bẩm sinh thường mạnh mẽ hơn, trong khi người phụ nữ thường yếu đuối, nhạy cảm, không ham bạo lực.

Nói thế không phải chỉ trích người đàn ông thiếu tình cảm, tình người, mà tôi đang muốn nói về xu hướng xử sự trong gia đình và cộng đồng của họ. Giờ ta thử lật lại giả thuyết này. Đó là giả thử khi xưa, đạo Nho coi trọng người phụ nữ, và rẻ rúng đàn ông, thì thử hỏi bạo hành trong gia đình nói riêng và xã hội nói chung có nghiêm trọng như ngày nay không?

Câu trả lời có lẽ là không! Vì có lẽ người phụ nữ vẫn là phái chuộng hòa bình và chuộng nhẹ nhàng, thanh lịch hơn phái mạnh. Nói chung, ta không thể đánh giá xác đáng về nguyên nhân bạo hành gia đình từ những khái niệm và lí lẽ trên, vì còn quá nhiều yếu tố tác động nữa. Một trong những yếu tố đó chính là sự giáo dục từ khi còn nhỏ. Người nào khi còn nhỏ được giáo dục càng tốt thì khi lớn lên, tỉ lệ gây ra bạo lực gia đình sẽ thấp hơn và ngược lại.

Ngoài yếu tố giáo dục ra, thì còn những yếu tố khác cũng là những nguyên nhân trực tiếp. Đó là khi người vợ hoặc người chồng phải phụ thuộc kinh tế, tài chính và thậm chí cả tình cảm vào đối phương. Họ thường chịu áp lực về điều này, họ có thể bị coi thường, thậm chính bị đối xử bất công trong gia đình.

Tuy là vậy, nhưng không phải trường hợp nào cũng thế, vì mỗi người trong chúng ta có cái nhìn và suy nghĩ khác nhau về phương diện này; nhưng dù ở mặt nào đi nữa, thì việc làm đó là điều sai trái, không nên. Và thậm chí không chỉ người chiếm ưu thế về kinh tế trong gia đình có xu hướng bạo lực, mà ngay cả người chịu phụ thuộc kinh tế cũng mang tâm lí mặc cảm, thường hay dẫn đến bạo lực. Điều này không chỉ được thực tiễn chứng minh, mà ngay cả văn chương cũng có nói.

Nếu ai đã từng đọc “Đời thừa” của Nam Cao thì sẽ thấy. Hộ là người chồng tốt, là nhà văn chân chính, nhưng cũng vì gánh nặng gia đình, gánh nặng “cơm, áo, gạo, tiền” mà đã trở thành thủ phạm của bạo lực gia đình trong những lúc say sưa để giải quyết bế tắc trong sự nghiệp và cuộc đời.

Hay như trong chính “Chiếc thuyền ngoài xa”, nguyên nhân chủ yếu khiến người đàn bà hàng chài đó bị đánh là vì cứ mỗi khi khổ quá, anh chồng lại lôi chị ra đánh. Rõ ràng hoàn cảnh và điều kiện sống cũng là một nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình, đó là còn chưa kể tới những hệ lụy của nó. Cái gì quá khó khăn, quá vất vả thường khiến con người ta ích kỉ và tàn nhẫn hơn, khó mà giữ được mình trong sạch, giữ mình là mình nữa.

Chính vì thế, khi ý thức được về bạo hành trong gia đình và nhân quyền, con người ta đã ngày càng tiếp thu và học hỏi nhiều hơn để xây dựng xã hội thêm văn minh. Và như đã đề cập ở trên, một xã hội văn minh thì không thể nào tồn tại chung với bạo hành trong gia đình. Bởi lẽ bạo hành trong gia đình để lại hậu quả nặng nề, xâm phạm nghiêm trọng tới nhân quyền. Mỗi hình thức bạo hành trong gia đình để lại những hậu quả khôn lường khác nhau.

Chẳng phải nói đâu xa, các bạn có thể liên hệ ngay với tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Người phụ nữ ấy liệu có sống sung sướng không với người chồng vũ phu? Đó là một câu hỏi mà có lẽ ai cũng có thể trả lời, nhưng để trả lời xác đáng cho những câu hỏi mà cả hội hiện nay đang tìm cách giải đáp và khắc phục, thì có lẽ chúng ta phải cố gắng thật nhiều hơn nữa.

Nhiều chứng minh đã được chỉ ra từ thực tiễn, rằng tới 90% nạn nhân của bạo lực gia đình là phụ nữ và trẻ em; khoảng 9 – 10% là nam giới trong gia đình. Tỉ lệ bạo hành ở nông thôn và thành thị cũng khác nhau. Bạo hành ở mỗi nơi cũng khác nhau. Nhiều nơi vùng sâu vùng xa ở nước ta, do trình độ học vấn còn nhiều hạn chế, nên bạo hành xảy ra chủ yếu dưới hình thức là bạo hành thể xác và bạo hành tình dục. Còn ở nhiều nơi với mức sống và trình độ văn minh hơn, bạo hành tuy tỉ lệ ít hơn, nhưng dưới hình thức cũng đa dạng hơn, có khi gồm đầy đủ cả bốn dạng bạo hành đã nêu trên.

Bạo hành nói chung đã gây cho nạn nhân nhiều tổn thương cả về thể chất và tinh thần, bạo hành trong gia đình còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn nữa. Đó là khi bạn phải chịu bạo hành bởi chính người cha, người mẹ thân yêu của bạn. Đó là khi bạn phải chứng kiến cha mẹ bạn đánh mắng nhau. Bạn biết ai đúng, ai sai, nhưng bạn không dám lên tiếng, vì đó là cha mẹ bạn, là những người đã sinh thành, nuôi nấng bạn. Làm sao bạn có đủ dũng khí đứng ra can thiệp, nói ra những lời đúng sai phân minh, trong khi chính tình cảm của bạn bị tổn thương nghiêm trọng.

Bạo hành gia đình thường gây đau đớn về tinh thần nhiều hơn bất cứ một dạng đau đớn tinh thần nào. Con người ta có thể bị tổn thương tinh thần khi mất đi người thân, bạn bè, khi mất đi mối tình đẹp, hay khi thất bại trong cuộc sống; nhưng để vượt qua tất cả điều đó, ta còn có gia đình bên ta. Nhưng giờ khi chính gia đình ấy để lại vết thương tinh thần đau đớn cho ta, thử hỏi ta còn muốn tạo cho mình niềm tin nào ở những người thân yêu?

Bạo hành trong gia đình chính là nguyên nhân của nhiều hậu quả thương tâm. Nhiều cặp vợ chồng đã đưa nhau ra tòa li dị, để lại cho nhau nhiều tổn thương, để lại cho đàn con bơ vơ những kí ức đen tối, không hay về mái ấm, về cha mẹ. “Trẻ em như búp trên cành”, liệu có đứa trẻ nào có thể phát triển tinh thần một cách bình thường khi luôn phải chứng kiến bạo hành gia đình? Hay chính chúng sẽ trở thành thủ phạm của bạo hành gia đình trong tương lai! Hay chúng sẽ luôn hoài nghi khi chọn bạn đời khi đã lớn lên, với những ám ảnh của tuổi thơ bất hạnh!

Thật đau đớn biết bao khi phải chứng kiến cảnh những người cha mẹ tranh nhau giành quyền nuôi con khi đứng trước hôn nhân tan rã! Liệu có bao nhiêu trong số họ hiểu rằng điều mà con mình cần nhất là sự yên ấm, hạnh phúc, là sự yêu thương của cả cha lẫn mẹ?

Hãy cùng nhìn lại mọi chuyện mà xem, hãy lật lại những trang viết mà Nguyễn Minh Châu đã viết trong “Chiếc thuyền ngoài xa” mà xem. Người đàn bà hàng chài ấy đã van xin được chồng cho lên bờ mà đánh, chỉ vì chị ta hiểu rằng không nên để con thấy những cảnh như thế!

Tâm hồn con trẻ cần được nuôi dưỡng trong một môi trường trong sạch, hãy để chúng phát triển nên người trong hạnh phúc, bình yên. Một khi những tâm hồn và con tim non nớt đó bị chai sạn vì tổn thương, chúng sẽ không thể là những đứa trẻ ngây thơ, trong sáng và hồn nhiên như bản chất của chúng nữa. Đau đớn làm sao khi chứng kiến những đứa trẻ tuổi đời chưa là bao, mà đã được biết đến như những kẻ băng hoại đạo đức, sống lầm lũi trong những góc tối u ám của xã hội. Chúng thường là những đứa trẻ có hoàn cảnh éo le, không được sự chăm sóc, yêu thương của cha mẹ, hay thậm chí là bị cha mẹ ruồng bỏ, hắt hủi.

Có một câu danh ngôn rất hay về ý nghĩa của gia đình mà tôi rất tâm đắc “Dù nó thật tồi tàn đi nữa, nhưng không nơi nào có thể sánh được với mái ấm gia đình” (J. H. Payne). Câu danh ngôn tuy ngắn gọn, giản dị mà ý nghĩa thật thâm thúy, sâu sắc. Các bạn thử nghĩ mà xem, ngay cả các loài động vật, chúng còn sống thành bầy đàn, sống bên nhau để nương tựa vào nhau, cùng nhau chung sống để kiếm ăn, để bảo vệ lẫn nhau.

Loài người chúng ta cũng không ngoại lệ, chỉ khác ở chỗ có lẽ chúng ta hiểu hơn ai hết tầm quan trọng của gia đình với sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong gia đình mà thôi. Từ khi ta sinh ra, ta đã có cha, có mẹ, có một mái ấm, dù cho nó có được sung túc hay không. Ta lớn lên trong mái ấm gia đình, ta được nuôi dưỡng không chỉ bởi bầu sữa ngọt ngào của người mẹ, mà còn được sống trong bầu không khí đầm ấm, hạnh phúc của mái ấm gia đình giản dị đó. Liệu có ai mong muốn gia đình mình tan vỡ, có ai mong mình sẽ bơ vơ như những chú chim non lạc mẹ, để rồi phải một mình chống chọi với muôn ngàn cạm bẫy và bóng tối của cuộc đời?

Không, chẳng ai trong chúng ta mong mỏi diều đó cả, tôi tin là như vậy! Tôi chưa từng trải với cuộc sống, nhưng tôi cũng đã được biết về nhiều trường hợp và hậu quả của nạn bạo hành trong gia đình. Có những người vợ, người mẹ bị bạo hành nghiêm trọng, họ chịu tổn thương ghê gớm cả về thể chất và tinh thần, nhưng vì thương những đứa con côi cút, họ hi sinh cho con và chịu những trận đòn roi, xỉ vả; trong khi chính họ hoàn toàn có lí do chính đáng để bỏ người chồng vũ phu.

Tôi cũng được biết, được nghe nhiều trường hợp bạo hành giữa con cái với cha mẹ. Đó là khi cậu con trai không đủ tiền chơi bời, đua đòi với bạn bè, đã nhẫn tâm dùng dao cướp đi sinh mạng người mẹ của mình. Hay có những đứa cháu sẵn sàng dùng vũ lực tước đoạt đồng lương hưu ít ỏi của ông bà mình cũng chỉ vì thói đua đòi ăn chơi.

Thật đáng buồn làm sao khi thỉnh thoảng lại thấy trên truyền hình những thông tin về bao vụ bạo lực gia đình như thế. Giờ là thời buổi mà người ta đề cao và hô hào về nhân quyền, đặc biệt là nữ quyền, nhưng hình như thời gian chưa đủ để mỗi chúng ta nhận thức một cách sâu sắc về tầm quan trọng của nó.

Và trong thời gian chờ đợi để sự nhận thức đó “thấm” vào tư tưởng mỗi chúng ta, đã và đang có biết bao người trở thành nạn nhân của bạo hành trong gia đình. Thỉnh thoảng ta lại nghe đâu đó chuyện một người vợ tự tử vì bị chồng hành hung; một người con giết chết cha mình để bảo vệ mẹ khỏi người cha độc tàn; một người con gái bỏ nhà ra đi vì bị cha mẹ hắt hủi, coi thường; một đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ bỏ đi vì thường xuyên bị cha mẹ đánh đòn, mắng nhiếc; một người vợ lầm lũi bước ra ánh sáng của công lý khi đã ra tay giết chồng; hay một người đàn bà bị hắt hủi, ruồng rẫy chỉ vì không sinh được cậu con trai nối dõi tông đường

… Tất cả thật thương tâm làm sao! Tại sao con người ta đôi khi lại quá tàn nhẫn như thế, lẽ nào sức mạnh của tình yêu gia đình không đủ để ta nghe theo lí trí, mà chỉ biết ích kỉ vì quá nóng giận, để rồi tự biến mình thành thủ phạm của bạo lực gia đình, bạo hành ngay chính người thân yêu của mình?

Tình cảm gia đình là tình cảm thật thiêng liêng, nó kết nối mọi thành viên trong gia đình với nhau, kết nối mọi người trở thành một thể thống nhất. Gia đình có hòa thuận, hạnh phúc ấm no thì xã hội mới ổn định, văn minh. Mọi người đối xử với nhau tốt đẹp thì cả cộng đồng sẽ thật an ấm, tươi vui.

Từ khi đất nước đổi mới tới giờ, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách và pháp luật để chống bạo lực trong gia đình, cũng như đảm bảo nhiều quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội. Nhiều tổ chức đã ra đời không chỉ ở nước ta, mà còn ở khắp nơi trên thế giới, hoạt động vì mục tiêu chống bạo lực gia đình.

Trên thế giới, ngày 25 – 11 hàng năm đã trở thành ngày phòng, chống bạo lực gia đình. Rõ ràng loài người đã nhận thức rất đúng đắn về hậu quả của bạo lực gia đình trong gia đình nói riêng và trong xã hội nói chung.

Tôi thoáng nghĩ, giá như các ban ngành đoàn thể, các cấp chính quyền trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu quan tâm sát sao, đúng mực tới vấn đề này, thì có lẽ câu chuyện về người đàn bà hàng chài năm ấy sẽ không còn nữa. Liệu rằng người đàn bà đó dám đứng lên, đấu tranh vì quyền lợi của mình, thì mọi chuyện sẽ thế nào? Người ta thường nghĩ những đề tài về bạo lực gia đình thì không nên bàn tới nhiều, vì nó thường liên quan tới bạo lực, làm tổn thương và ảnh hưởng tình cảm của người đọc. Nhưng nếu như thế, nếu không ai lên tiếng, thì bạo hành trong gia đình bao giờ mới được dập tắt! Các bạn nghĩ sao về điều này?

Chọn tập
Bình luận
2880
× sticky