Nghiện internet. Trong cái này có nhiều loại nghiện lắm, có người nghiện nhiều thứ, có người chỉ nghiện 1 thứ. Bao gồm: nghiện chat, game online, web thông tin, forum.
Tôi nghiện chat và forum và tôi nghĩ ko có gì xấu. Đừng nghĩ chỉ có giới trẻ nghiện thôi nhé, người lớn tuổi cũng nghiện như thường, nên đừng nghe lời họ phê phán.
Chẳng là 1 số người già mù về máy tính, ngại tìm hiểu nên phán bừa “tao chả biết có cái gì trong ấy là lũ tụi bây cứ chúi mũi vào”.
Thiệt ra nếu họ mà chịu khó ngồi xuống nghe chỉ chút thì thấy nó mới dễ chừng nào và vui làm sao, rồi mê ngay hêhê. Nói chung sức hấp dẫn ở chỗ được thể hiện mình một cách an toàn, lỡ có gì thì thay nick là xong, chả ai biết gì cả.
Nhưng quá đà thì cũng không tốt, đặc biệt là game online, vì các loại hình khác không đòi hỏi quá nhiều thời gian và cũng mau chán. Không thể có 1 nhân xét chung là tốt hoặc xấu cho tất cả những người trẻ mê net.
Thời gian sẽ trả lời, dừng ngay nếu thấy có hiệu ứng ko tốt, nếu thấy thanh thản, thoài mái hơn thì cứ tiếp tục.
Làm thế nào để biết mình đã nghiện Internet… nếu năm trong số này là “có” thì bạn đã nghiện Internet.
– Trước khi lên mạng, bạn có lên kế hoạch những việc sẽ làm trên mạng?
– Bạn có cần thêm thời gian trên mạng để cảm thấy thoải mái hơn?
– Bạn đã bao giờ cố gắng giảm thời gian sử dụng Internet chưa?
– Bạn có cảm thấy bồn chồn, lo lắng và bứt rứt khi không sử dụng Internet?
– Bạn thường lên mạng lâu hơn dự kiến không?
– Internet có làm bạn mất đi những cơ hội nghề nghiệp, công việc, học hành hay đánh mất những mối quan hệ khác?
– Bạn đã bao giờ nói dối gia đình hay chuyên gia về việc cần phải sử dụng Internet nhiều hơn?
– Bạn dùng Internet như là nơi trốn chạy những khó khăn trong cuộc sống bình thường?
HẬU QUÁ CỦA NGHIỆN INTERNET
Internet mang theo cùng nó những lợi ích nhưng cả các tác hại. Trong đó có tình trạng vì quá mê mệt Internet mà các con nghiện xao lãng chuyện học hành, thậm chí bỏ học.
Họ giảm tiếp xúc với gia đình, bè bạn, sống cô lập trước màn hình máy tính, lặn vào những “chatroom” hay chơi những trò chơi bạo lực. Nói về các con nghiện này, giám đốc bệnh viện Tao Ran, chuyên gia điều trị các loại nghiện thâm niên 20 năm, cho rằng các thiếu niên mắc bệnh này thường là những em có vấn đề về thái độ hành xử, mặc cảm.
Họ lên Internet để củng cố sự tự tin. Chính ở trên thế giới mạng, họ có cảm giác chín chắn, thành công. Các con nghiện Internet thường đau khổ vì trầm uất, sợ sệt và không sẵn lòng giao tiếp với người khác. Nhiều em mắc bệnh rối loạn giấc ngủ, tê cóng hai tay.
Tuy nhiên, Internet chỉ là chất xúc tác chứ không phải là nguyên nhân gây nghiện. Hầu hết những em gặp trục trặc trong cách hành xử hay thiếu tự tin chỉ bị cơn nghiện Internet làm trầm trọng thêm, mà trong quá khứ, không có Internet, chúng có thể tìm tới tội ác, ma túy, có khi tự tử để đối phó với những vấn đề của mình
Giải pháo nào…??? ==> đưa ra…
Kết luận :Cũng giống như nghiện rượu hay ma tuý vậy, nghiện Internet mang lại những hậu quả nhất định về tâm lí, thể xác và các mối quan hệ xung quanh. Đừng để thành quả được coi là có ý nghĩa nhất đối với xã hội loài người lại huỷ hoại chính bạn – công dân của thời đại