Ý chính trong bài:
Xuân Quỳnh đã có những sáng tạo nghệ thuật hết sức tự nhiên và sâu sắc.
-Lối viết tự nhiên , thoải mái và sáng tạo nên hình tượng “sóng”
Hình tượng “sóng” trong văn học không phải là một hình tượng gì mới mẻ nhưng ở dây hình tượng “sóng” lại được dùng theo một cách rất tự nhiên , như thể chỉ có “sóng” mới giúp tác giả của chúng ta giãi bày hết những nỗi niềm,những cảm xúc những khát khao hạnh phúc,khát khao yêu đương….
– Cấu trúc bài thơ được xác lập theo cách đan cài , xen kẽ 2 hình tượng sóng – bờ ,sau đó là em – anh (khổ 5) , rồi lại em – anh (khổ 6) , sóng – bờ (khổ 7)
– Mối quan hệ giữ sóng và em , tương đồng , hài hoà nhưng không hề trộn lẫn vào nhau.
– Âm điệu êm đềm, nhịp nhàng , du dương , sâu lắng,dào dạt miên man của nhịp thơ..
Thể thơ 5 chữ nhịp ngắt đều nhau nhưng xen vào đó là những câu thơ cháy bỏng,nồng nhiệt, mãnh liệt , cách nói, viết tự nhiên , gần gũi , không khoa trương.
– Trùng điệp từ ngữ, các từ ngữ như dẫu – vẫn….song hành cú pháp (sóng không hiểu…/sóng tìm ra…, sóng bắt đầu…/gió bắt đầu…) liên tưởng về những con sóng gối lên nhau , chồng chập lên nhau –> tâm trạng nữ sĩ = rối bời , cồn cào , tha thiết ),