Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Nêu cảm nhận về vẻ đẹp của dòng sông Hương qua đoạn trích sau: “Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy cỏ dại…”

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

ĐỀ BÀI

Nêu cảm nhận về vẻ đẹp của dòng sông Hương qua đoạn trích sau:

“Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy cỏ dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng Nam Bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về hướng đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cánh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam của thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chú được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch, và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong – Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất chả sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà…”

BÀI THAM KHẢO

Sông Hương là dòng sông “duy nhất” chảy qua lòng thành phố Huế nên nó mang những nét đẹp riêng mà không có dòng sông nào có được. Hình như Hoàng Phủ Ngọc Tường rất tự hào vì điều này, tự hào với một tình yêu sông Hương đến mê đắm.
Vẻ đẹp dòng sông Hương ẩn hiện dưới ngòi bút tinh tế và một tình yêu tha thiết đã khiến cho nó càng trở nên mê đắm đối với người đọc. Sông Hương được nhìn từ nhiều gốc độ, từ nhiều khía cạnh, từ chiều dài của thời gian và chiều sâu của không gian. Nhưng dù ở góc độ nào thì sông Hương vẫn mang một nét đẹp riêng rất Huế.

Ở vùng thượng nguồn, sông Hương mang một vẻ đẹp không nơi nào có được. Đó là hình ảnh “một cô gái di gan phóng khoáng và man dại” có tâm hồn ‘tự do và trong sáng”. Vẻ đẹp ấy được ngôn ngữ của tác giả ưu ái đã khiến nó đi vào lòng người đọc một cách chân thực nhất. Hoàng Phủ Ngọc Tường còn vẽ lên từng đường nét đầy mê hoặc, sông Hương như “bản trường ca của rừng già” rầm rộ và mãnh liệt nhưng có lúc lại “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi của màu đỏ hoa đỗ quyên rừng”. Chỉ một màu hoa đỏ hoang dại, đơn sơ giữa núi rừng ấy đã phần nào làm toát lên vẻ đẹp bình dị nhưng đầy sức ám ảnh của dòng sông Hương. Như vậy vẻ đẹp của sông Hương ở vùng thượng nguồn là vẻ đẹp mê đắm, hoang daị và không kém phần tinh tế. Có lẽ đây là nét đặc trưng của sông Hương, của Huế.

Và sông Hương được biết đến là dòng sông thuộc về một thành phố duy nhất, chỉ đến với Huế và thuộc về Huế, như một mối duyên ngầm có từ lâu đời. Vẻ đẹp sông Hương là vẻ đẹp vang bóng một nền văn hóa trầm tích, nhiều thăng trầm, nhưng không kém phần dịu dàng và quyến rũ. Hoàng Phủ Ngọc Tường liên tưởng đến sông Hương như “người con gái dịu dàng, đằm thắm, mềm mại trong lòng huế”. Thật tài tình và thật lãng mạn biết bao nhiêu dòng sông của Huế mộng mơ.

Khi sông Hương rời thượng nguồn về với thành phố xinh đẹp thì nó trở nên lãng mạn và đắm say. “Cô gái digan” ấy đã “vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản, để sắc nước trở nên xanh thẳm, trầm mặc như triết lí, như cfoor thi…cho đến khi gặp được tiếng chuông Thiên Mụ, nghe âm thanh bát ngát tiếng gà, từ ấy sông Hương rạng rỡ như nắng mới, nàng uốn một cánh cung thật nhẹ, đến khi giáp mặt với thành phố, đường cong ấy làm cho nàng mềm hẳn đi, như mọt tiếng vâng không nói ra của tình yêu”. Một đoạn văn nhẹ nhàng và không kém phần tình tứ, đầy duyên dáng của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi miêu tả vẻ đẹp sồng Hương lúc về thành phố. Từng đường nét mềm mại, đầy mê hoặc của sông Hương thực sự khiến người đọc ngỡ ngàng. Với lối viết gần gũi nhưng chân thành, tác giả đã mon men đi sâu vào tâm hồn người đọc những cảm xúc trong trẻo, chân thành nhất.

Sông Hương như một “nàng thơ’ đắm mình trong thành phố, và đắm mình trong những trang viết của Hoàng Phù Ngọc Tường.

Sông Hương còn là dòng sông chứng kiến biết bao đổi thay của Huế, của những thăng trầm lịch sử “vẻ vang soi bóng kinh thành phú xuân”, “dòng sông của thời gian ngân vang, của lịch sử viết giữa màu cỏ xanh, lá biếc…”. Như vậy, sông Hương không chỉ tồn tại như vậy, nó còn là nhân chứng của lịch sử đất nước, của những tháng năm không thể nào quên đi.

Từ một dong sông hoang dại, phóng khoáng, sông Hương đã trở nên dịu dàng, tài hoa và đầy ý chí kiên cường.

Có lẽ đối với Hoàng Phủ Ngọc tường nói chung, với nhân dân Huế nói chung thì sông Hương chính là một biểu tượng đẹp đẽ nhất tạo nên vẻ đẹp Huế suốt mấy nghìn năm lịch sử.

Bằng ngòi bút tinh tế, cảm xúc chân thành và một tâm lòng yêu tHương của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp về sông Hương. Một vẻ đẹp rất riêng, rất dịu dàng, rất huế khiến người đọc muốn một lần đến đó tận hưởng.

ĐỀ BÀI

Nêu cảm nhận về vẻ đẹp của dòng sông Hương qua đoạn trích sau:

“Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy cỏ dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng Nam Bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về hướng đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cánh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam của thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chú được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch, và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong – Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất chả sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà…”

BÀI THAM KHẢO

Sông Hương là dòng sông “duy nhất” chảy qua lòng thành phố Huế nên nó mang những nét đẹp riêng mà không có dòng sông nào có được. Hình như Hoàng Phủ Ngọc Tường rất tự hào vì điều này, tự hào với một tình yêu sông Hương đến mê đắm.
Vẻ đẹp dòng sông Hương ẩn hiện dưới ngòi bút tinh tế và một tình yêu tha thiết đã khiến cho nó càng trở nên mê đắm đối với người đọc. Sông Hương được nhìn từ nhiều gốc độ, từ nhiều khía cạnh, từ chiều dài của thời gian và chiều sâu của không gian. Nhưng dù ở góc độ nào thì sông Hương vẫn mang một nét đẹp riêng rất Huế.

Ở vùng thượng nguồn, sông Hương mang một vẻ đẹp không nơi nào có được. Đó là hình ảnh “một cô gái di gan phóng khoáng và man dại” có tâm hồn ‘tự do và trong sáng”. Vẻ đẹp ấy được ngôn ngữ của tác giả ưu ái đã khiến nó đi vào lòng người đọc một cách chân thực nhất. Hoàng Phủ Ngọc Tường còn vẽ lên từng đường nét đầy mê hoặc, sông Hương như “bản trường ca của rừng già” rầm rộ và mãnh liệt nhưng có lúc lại “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi của màu đỏ hoa đỗ quyên rừng”. Chỉ một màu hoa đỏ hoang dại, đơn sơ giữa núi rừng ấy đã phần nào làm toát lên vẻ đẹp bình dị nhưng đầy sức ám ảnh của dòng sông Hương. Như vậy vẻ đẹp của sông Hương ở vùng thượng nguồn là vẻ đẹp mê đắm, hoang daị và không kém phần tinh tế. Có lẽ đây là nét đặc trưng của sông Hương, của Huế.

Và sông Hương được biết đến là dòng sông thuộc về một thành phố duy nhất, chỉ đến với Huế và thuộc về Huế, như một mối duyên ngầm có từ lâu đời. Vẻ đẹp sông Hương là vẻ đẹp vang bóng một nền văn hóa trầm tích, nhiều thăng trầm, nhưng không kém phần dịu dàng và quyến rũ. Hoàng Phủ Ngọc Tường liên tưởng đến sông Hương như “người con gái dịu dàng, đằm thắm, mềm mại trong lòng huế”. Thật tài tình và thật lãng mạn biết bao nhiêu dòng sông của Huế mộng mơ.

Khi sông Hương rời thượng nguồn về với thành phố xinh đẹp thì nó trở nên lãng mạn và đắm say. “Cô gái digan” ấy đã “vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản, để sắc nước trở nên xanh thẳm, trầm mặc như triết lí, như cfoor thi…cho đến khi gặp được tiếng chuông Thiên Mụ, nghe âm thanh bát ngát tiếng gà, từ ấy sông Hương rạng rỡ như nắng mới, nàng uốn một cánh cung thật nhẹ, đến khi giáp mặt với thành phố, đường cong ấy làm cho nàng mềm hẳn đi, như mọt tiếng vâng không nói ra của tình yêu”. Một đoạn văn nhẹ nhàng và không kém phần tình tứ, đầy duyên dáng của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi miêu tả vẻ đẹp sồng Hương lúc về thành phố. Từng đường nét mềm mại, đầy mê hoặc của sông Hương thực sự khiến người đọc ngỡ ngàng. Với lối viết gần gũi nhưng chân thành, tác giả đã mon men đi sâu vào tâm hồn người đọc những cảm xúc trong trẻo, chân thành nhất.

Sông Hương như một “nàng thơ’ đắm mình trong thành phố, và đắm mình trong những trang viết của Hoàng Phù Ngọc Tường.

Sông Hương còn là dòng sông chứng kiến biết bao đổi thay của Huế, của những thăng trầm lịch sử “vẻ vang soi bóng kinh thành phú xuân”, “dòng sông của thời gian ngân vang, của lịch sử viết giữa màu cỏ xanh, lá biếc…”. Như vậy, sông Hương không chỉ tồn tại như vậy, nó còn là nhân chứng của lịch sử đất nước, của những tháng năm không thể nào quên đi.

Từ một dong sông hoang dại, phóng khoáng, sông Hương đã trở nên dịu dàng, tài hoa và đầy ý chí kiên cường.

Có lẽ đối với Hoàng Phủ Ngọc tường nói chung, với nhân dân Huế nói chung thì sông Hương chính là một biểu tượng đẹp đẽ nhất tạo nên vẻ đẹp Huế suốt mấy nghìn năm lịch sử.

Bằng ngòi bút tinh tế, cảm xúc chân thành và một tâm lòng yêu tHương của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp về sông Hương. Một vẻ đẹp rất riêng, rất dịu dàng, rất huế khiến người đọc muốn một lần đến đó tận hưởng.

Chọn tập
Bình luận