Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Nghị luận: Về vấn đề “Tiền bạc trong cuộc sống con người”

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Trong các đam mê lôi cuốn đời sống con người là tiền bạc, danh vọng và lạc thú, có lẽ tiền bạc có ma lực cuốn hút con người nhiều nhất và mãnh liệt nhất.

Theo tâm lý học, đối với rất nhiều người, khi đời sống đã về chiều, thường tâm tư con người ít còn bị lôi cuốn chạy theo danh vọng hay lạc thú, nhưng tiền bạc của cải vẫn còn là một thứ đam mê mà con người vẫn mải miết chạy theo để thu vén, tích lũy hay chiếm đoạt, vì “đồng tiền liền khúc ruột.”

Trong thời buổi thượng tôn kim tiền ngày nay, người đời thường coi bạc tiền của cải là trên hết, vì họ nghĩ rằng có tiền là có tất cả, đúng như người đời thường nói: “Có tiền mua tiên cũng được.”

Nhìn vào thực trạng xã hội hôm nay, người ta đau buồn khi thấy bao nhiêu đau thương đổ vỡ trong gia đình, bao nhiêu tranh chấp chia rẽ đến với các đoàn thể, bao nhiêu lý tưởng cao quý mà các đảng phái tổ chức theo đuổi đã sụp đổ, hầu hết đều do tiền bạc chi phối lũng đoạn!! Lúc đó vấn đề thi đua để săn đuổi tiền bạc của cải đã trở thành một phong trào, mà ngày nay người ta gọi là “tham nhũng” đã làm sụp đổ bao chế độ, phá hoại và bôi đen đời sống của rất nhiều người!! Vậy phải có quan niệm nào khi chúng ta nói về con người và tiền bạc!!

Trong tương quan giữa con người và tiền bạc, chúng ta thấy tiền bạc, của cải, tài sản, tự chúng là những vật vô tri vô giác, không tốt mà cũng không xấu. Tốt hay xấu đều tùy thuộc cung cách chúng ta xử dụng. Không ai trong chúng ta khờ dại mà không biết giá trị đích thực của tiền bạc, tài sản. Nhưng xử dụng hợp tình hợp lý là một chuyện. Tôn thờ, nhắm mắt chạy theo lại là chuyện khác.

Nhìn vào thực trạng xã hội hôm nay, chúng ta thấy người đời thường để cho tâm hồn mình xuôi theo tiền bạc của cải! Trong cuộc chạy đua để chiếm hữu cho có nhiều tiền bạc, thu vén cho đầy của cải, càng nhiều càng tốt, vô tình con người đã để cho tiền của làm chủ chính đời sống họ, hướng dẫn đường đi nước bước của họ, quy định cả tâm tình và thái độ sống của họ.

Lúc đó Thượng Ðế, lương tâm, nhân cách sẽ bị gạt ra khỏi lòng họ! Và đương nhiên tiền bạc, của cải sẽ là thần tượng mà họ tôn thờ bái phục. Họ có thể làm bất cứ việc gì, dù trái lương tâm, ngược lại luân thường đạo lý, phản lại công bình bác ái, để cố chiếm hữu tiền của càng nhiều càng tốt. Phải chăng đó không phải là tâm tư tình cảm của những người tham nhũng chuyên bóc lột người khác sao?!

Thực tế của đời sống thường cho ta những kinh nghiệm cay đắng về mặt trái của tiền bạc, của cải. Thường người ta có cảm nghiệm háo hức phấn khởi để đón chờ tiền bạc của cải đến. Nhưng cũng như sau yến tiệc linh đình, sau những cuộc truy hoan, những lễ lạc xa hoa, lòng con người lại chùng xuống, tự cảm thấy hoang vắng, thất vọng, chán chường! Người giàu có vui cười hưởng thụ đó, nhưng sau đó tâm hồn họ lại bối rối, lo âu vì bị cuốn hút vào những tham vọng khôn cùng khác. Lòng tham không bao giờ thỏa mãn. Tham vọng con người không bao giờ cùng!!

Trong các đam mê lôi cuốn đời sống con người là tiền bạc, danh vọng và lạc thú, có lẽ tiền bạc có ma lực cuốn hút con người nhiều nhất và mãnh liệt nhất.

Theo tâm lý học, đối với rất nhiều người, khi đời sống đã về chiều, thường tâm tư con người ít còn bị lôi cuốn chạy theo danh vọng hay lạc thú, nhưng tiền bạc của cải vẫn còn là một thứ đam mê mà con người vẫn mải miết chạy theo để thu vén, tích lũy hay chiếm đoạt, vì “đồng tiền liền khúc ruột.”

Trong thời buổi thượng tôn kim tiền ngày nay, người đời thường coi bạc tiền của cải là trên hết, vì họ nghĩ rằng có tiền là có tất cả, đúng như người đời thường nói: “Có tiền mua tiên cũng được.”

Nhìn vào thực trạng xã hội hôm nay, người ta đau buồn khi thấy bao nhiêu đau thương đổ vỡ trong gia đình, bao nhiêu tranh chấp chia rẽ đến với các đoàn thể, bao nhiêu lý tưởng cao quý mà các đảng phái tổ chức theo đuổi đã sụp đổ, hầu hết đều do tiền bạc chi phối lũng đoạn!! Lúc đó vấn đề thi đua để săn đuổi tiền bạc của cải đã trở thành một phong trào, mà ngày nay người ta gọi là “tham nhũng” đã làm sụp đổ bao chế độ, phá hoại và bôi đen đời sống của rất nhiều người!! Vậy phải có quan niệm nào khi chúng ta nói về con người và tiền bạc!!

Trong tương quan giữa con người và tiền bạc, chúng ta thấy tiền bạc, của cải, tài sản, tự chúng là những vật vô tri vô giác, không tốt mà cũng không xấu. Tốt hay xấu đều tùy thuộc cung cách chúng ta xử dụng. Không ai trong chúng ta khờ dại mà không biết giá trị đích thực của tiền bạc, tài sản. Nhưng xử dụng hợp tình hợp lý là một chuyện. Tôn thờ, nhắm mắt chạy theo lại là chuyện khác.

Nhìn vào thực trạng xã hội hôm nay, chúng ta thấy người đời thường để cho tâm hồn mình xuôi theo tiền bạc của cải! Trong cuộc chạy đua để chiếm hữu cho có nhiều tiền bạc, thu vén cho đầy của cải, càng nhiều càng tốt, vô tình con người đã để cho tiền của làm chủ chính đời sống họ, hướng dẫn đường đi nước bước của họ, quy định cả tâm tình và thái độ sống của họ.

Lúc đó Thượng Ðế, lương tâm, nhân cách sẽ bị gạt ra khỏi lòng họ! Và đương nhiên tiền bạc, của cải sẽ là thần tượng mà họ tôn thờ bái phục. Họ có thể làm bất cứ việc gì, dù trái lương tâm, ngược lại luân thường đạo lý, phản lại công bình bác ái, để cố chiếm hữu tiền của càng nhiều càng tốt. Phải chăng đó không phải là tâm tư tình cảm của những người tham nhũng chuyên bóc lột người khác sao?!

Thực tế của đời sống thường cho ta những kinh nghiệm cay đắng về mặt trái của tiền bạc, của cải. Thường người ta có cảm nghiệm háo hức phấn khởi để đón chờ tiền bạc của cải đến. Nhưng cũng như sau yến tiệc linh đình, sau những cuộc truy hoan, những lễ lạc xa hoa, lòng con người lại chùng xuống, tự cảm thấy hoang vắng, thất vọng, chán chường! Người giàu có vui cười hưởng thụ đó, nhưng sau đó tâm hồn họ lại bối rối, lo âu vì bị cuốn hút vào những tham vọng khôn cùng khác. Lòng tham không bao giờ thỏa mãn. Tham vọng con người không bao giờ cùng!!

Chọn tập
Bình luận