Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Hãy bình luận về hiện tượng gian lận trong thi cử

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Một hiện tượng có tính chất lặp đi lặp lại là cứ mỗi mùa thi lại có những trường hợp sinh viên bị xử lý hoặc nhắc nhở do gian lận trong thi cử. Vì sao hiện tượng này lại tồn tại dai dẳng như thế và có vẻ như đã trở nên chuyện bình thường?

Có người cho rằng do cách ra đề theo kiểu “trả bài” nên mới dẫn tới vi phạm. Nhưng trước hết cần phải nói đó là việc xử lý những trường hợp vi phạm lâu nay không thể hiện được sự nghiêm khắc cần thiết, bởi thường chỉ chọn giải pháp trừ điểm (từ 25 – 50% số điểm), tịch thu bài hoặc nặng nhất là đình chỉ thi môn thi vi phạm, thậm chí có trường hợp còn “thương tình” cho qua nữa. Những kiểu xử lý như vậy rõ ràng là rất ít tính răn đe nên hình như sinh viên vẫn không e sợ. Do đó, có lẽ cần phải xử lý nặng hơn nữa (chẳng hạn kiểm điểm trước toàn trường, đình chỉ thi tất cả các môn thi…) thì mới mong loại bỏ được những chuyện gian lận trong thi cử của sinh viên.

Tuy nhiên đó chỉ là những hình thức xử lý mang tính “hình luật” mà thôi, và điều này dù rất cần thiết nhưng không nên là biện pháp chủ đạo trong môi trường sư phạm. Điều thiếu thốn hơn cả là hình như các trường ít chú trọng việc giáo dục đạo đức cho sinh viên, ít có ai làm cho sinh viên “nhập tâm” được rằng những hành vi gian lận trong học tập, nghiên cứu và thi cử là vi phạm nghiêm trọng đạo đức của người trí thức.

Việc giáo dục đạo đức ở các trường đại học hiện nay hình như chỉ nặng về tính chất chính trị, trong khi những phẩm chất đạo đức “công cụ” cơ bản như sự trung thực, lòng tự trọng, tính tự chủ tự lập trong học tập, biết lao động vất vả trước khi hưởng thành quả, biết tôn trọng và thừa nhận công sức của người khác, biết xấu hổ khi biến cái của người khác thành cái của mình, biết chấp nhận những giới hạn của bản thân… lại ít được quan tâm.

Vì vậy có lẽ ngay từ bây giờ cần phải chú trọng hơn nữa việc giáo dục những phẩm chất vừa kể cho sinh viên, nhưng câu hỏi đặt ra là ai sẽ làm điều này? Phòng công tác chính trị sinh viên, Đoàn thanh niên ở mỗi trường là những tác nhân quan trọng nhưng hiệu quả nhất có lẽ chính là các thầy, cô trực tiếp giảng dạy. Chính các thầy, cô phải nghiêm khắc trước những vi phạm của sinh viên và nhất là phải trở thành tấm gương trong lao động nghiên cứu khoa học để sinh viên noi theo, và điều tối kỵ là thầy, cô đừng “nhúng chàm” vì thầy, cô mà còn như thế thì sao trách được sinh viên bởi người thầy luôn là “hệ qui chiếu” cho sinh viên.

Trường học không chỉ là nơi cung cấp kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, mà còn là nơi trang bị cho cá nhân những phẩm chất đạo đức tối thiểu để có thể sống và làm việc một cách chân chính trong xã hội. Nếu chỉ chú trọng quá mặt này và xem nhẹ mặt kia thì sẽ chỉ tạo ra những “sản phẩm” khập khiễng mà thôi

Một hiện tượng có tính chất lặp đi lặp lại là cứ mỗi mùa thi lại có những trường hợp sinh viên bị xử lý hoặc nhắc nhở do gian lận trong thi cử. Vì sao hiện tượng này lại tồn tại dai dẳng như thế và có vẻ như đã trở nên chuyện bình thường?

Có người cho rằng do cách ra đề theo kiểu “trả bài” nên mới dẫn tới vi phạm. Nhưng trước hết cần phải nói đó là việc xử lý những trường hợp vi phạm lâu nay không thể hiện được sự nghiêm khắc cần thiết, bởi thường chỉ chọn giải pháp trừ điểm (từ 25 – 50% số điểm), tịch thu bài hoặc nặng nhất là đình chỉ thi môn thi vi phạm, thậm chí có trường hợp còn “thương tình” cho qua nữa. Những kiểu xử lý như vậy rõ ràng là rất ít tính răn đe nên hình như sinh viên vẫn không e sợ. Do đó, có lẽ cần phải xử lý nặng hơn nữa (chẳng hạn kiểm điểm trước toàn trường, đình chỉ thi tất cả các môn thi…) thì mới mong loại bỏ được những chuyện gian lận trong thi cử của sinh viên.

Tuy nhiên đó chỉ là những hình thức xử lý mang tính “hình luật” mà thôi, và điều này dù rất cần thiết nhưng không nên là biện pháp chủ đạo trong môi trường sư phạm. Điều thiếu thốn hơn cả là hình như các trường ít chú trọng việc giáo dục đạo đức cho sinh viên, ít có ai làm cho sinh viên “nhập tâm” được rằng những hành vi gian lận trong học tập, nghiên cứu và thi cử là vi phạm nghiêm trọng đạo đức của người trí thức.

Việc giáo dục đạo đức ở các trường đại học hiện nay hình như chỉ nặng về tính chất chính trị, trong khi những phẩm chất đạo đức “công cụ” cơ bản như sự trung thực, lòng tự trọng, tính tự chủ tự lập trong học tập, biết lao động vất vả trước khi hưởng thành quả, biết tôn trọng và thừa nhận công sức của người khác, biết xấu hổ khi biến cái của người khác thành cái của mình, biết chấp nhận những giới hạn của bản thân… lại ít được quan tâm.

Vì vậy có lẽ ngay từ bây giờ cần phải chú trọng hơn nữa việc giáo dục những phẩm chất vừa kể cho sinh viên, nhưng câu hỏi đặt ra là ai sẽ làm điều này? Phòng công tác chính trị sinh viên, Đoàn thanh niên ở mỗi trường là những tác nhân quan trọng nhưng hiệu quả nhất có lẽ chính là các thầy, cô trực tiếp giảng dạy. Chính các thầy, cô phải nghiêm khắc trước những vi phạm của sinh viên và nhất là phải trở thành tấm gương trong lao động nghiên cứu khoa học để sinh viên noi theo, và điều tối kỵ là thầy, cô đừng “nhúng chàm” vì thầy, cô mà còn như thế thì sao trách được sinh viên bởi người thầy luôn là “hệ qui chiếu” cho sinh viên.

Trường học không chỉ là nơi cung cấp kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, mà còn là nơi trang bị cho cá nhân những phẩm chất đạo đức tối thiểu để có thể sống và làm việc một cách chân chính trong xã hội. Nếu chỉ chú trọng quá mặt này và xem nhẹ mặt kia thì sẽ chỉ tạo ra những “sản phẩm” khập khiễng mà thôi

Chọn tập
Bình luận