Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Nguyễn văn Siêu cho rằng: “Văn chương…có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Hãy phát biểu ý kiến của em về quan niệm trên

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Cuộc sống con người từ lâu đã gắn liền với văn chương. Bởi vì văn chương không chỉ có tác dụng giải trí, mà bên cạnh đó, văn chương còn làm cho cuộc sống mỗi người thêm đẹp, thêm phong phú. Nhưng, như cuộc sống vốn tồn tại cả cái xấu xa và tốt đẹp, thì văn chương cũng có loại hay, loại dở. Bởi vậy, Nguyễn Văn Siêu đã từng viết: “ Văn chương […] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ”. Đây thực sự là một quan niệm đúng đắn đáng để suy nghĩ.

Theo Nguyễn Văn Siêu, văn chương có hai loại: “loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương” và “Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Vậy, thế nào là văn chương “đáng thờ” và “không đáng thờ”?. 

Có thể hiểu, văn chương “không đáng thờ” là loại văn chương không chân chính, “chỉ chuyên chú ở văn chương”. Đây là kiểu văn chương chỉ quan tâm đến vẻ hào nhoáng bên ngoài, lấy hình thức nghệ thuật làm mục đích sáng tác, trau chuốt về ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu. Bên cạnh đó, loại văn chương này thường mang những nội dung tư tưởng không rõ ràng, không tạo nên sự độc đáo, và hơn nữa không quan tâm đến đời sống, số phận con người, xã hội. Người đọc có thể cảm nhận được ánh hào quang rực rỡ của nó bởi những hình ảnh mĩ lệ, trang trọng nhưng lại khó có thể cảm nhận được tình cảm, suy nghĩ của người viết trong tác phẩm.

Còn văn chương “đáng thờ” thì lại khác. Đây là loại văn chương lấy con người làm mục tiêu sáng tác, được dựng lên từ chính cuộc sống của con người “chuyên chú ở con người”. Trong những tác phẩm thuộc loại này, “con người” trở thành trọng tâm, là động lực chi phối toàn bộ nội dung tác phẩm cũng như các hình tượng nghệ thuật, biện pháp nghệ thuật. Và chính điều này đã làm nên giá trị cho những tác phẩm – giá trị được làm nên bởi nó có ích cho cuộc đời.

Quan niệm của Nguyễn Văn Siêu – người được tôn thờ là “Thần Siêu” cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Ông coi văn chương là lĩnh vực để “thờ”, do đó, câu nói của ông càng trở nên thuyết phục và đúng đắn hơn. Mà như thế thì đâu phải loại văn chương nào cũng “đáng thờ”. Như vậy, với ông văn chương chỉ có giá trị khi lấy con người làm trung tâm, khắc họa con người và phục vụ con người. “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du vì đâu mà dễ đi vào lòng người đọc, vì đâu mà trở thành một tác phẩm bất hủ, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam? Bởi vì, tất cả những éo le, những nghiệt ngã của cuộc đời, của số phận – nhất là số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa – được Nguyễn Du tái hiện đủ đầy. Ông đã đưa số phận của con người – của kiếp “Hồng nhan bạc mệnh” vào văn chương. Và chính điều ấy, đã làm nên giá trị của tác phẩm – giá trị nhân đạo sâu sắc mà không phải ở tác phẩm nào cũng có. 

Trở lại với quan điểm của Nguyễn Văn Siêu. Có thể nhận thấy rằng, bản chất quan niệm của “thần Siêu” có phần tương đồng với quan niệm văn chương “nghệ thuật vị nhân sinh” (văn học 1930 – 1945) của không ít các nhà văn hiện đại. Đã là văn chương chân chính thì phải hướng tới con người, tới hiện thực. Văn chương có giá trị phải “chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ…Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình….Nó làm cho người gần người hơn” (Đời thừa – Nam Cao). Hay trong “Trăng sáng”, Nam Cao viết “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than..”. Tức là, Nam cao phủ nhận văn học lãng mạn thoát li- văn học chỉ biết trau chuốt hình thức, phủ nhận hiện thực, đồng thời nhà văn cũng khẳng định văn chương phải gắn bó với cuộc đời con người “thoát ra từ những kiếp lầm than..”. M. Gorki cũng từng nói “Văn học là nhân học”, để đề cao văn học hướng tới con người, viết về con người và phục vụ con người. Quan niệm của Nam Cao, M. Gorki cũng như của Nguyễn Văn Siêu là những quan niệm đúng , tiến bộ, phản ánh chức năng cao quý của văn học. Tuy nhiên, ngay trong chính quan niệm của Nguyễn Văn Siêu cũng thể hiện rõ, ông lên án thứ văn chương chỉ mải gọt giũa ngôn từ, chứ không phủ nhận vai trò của nghệ thuật. Ông cho rằng văn chương không nên thiên về hình thức nghệ thuật, nhưng đồng thời, tác phẩm giá trị cũng không thể không có đặc sắc về nghệ thuật. Điều đó cho thấy, đối với Nguyễn Văn Siêu cũng như rất nhiều các nhà văn nhà thơ khác, một tác phẩm văn chương có giá trị là tác phẩm có nội dung “chuyên chú ở con người” song đồng thời cũng có hệ thống hình thức nghệ thuật độc đáo, sáng tạo, và quan trọng không kém là phải chứa đựng cái “Tâm” của người viết. Như Nguyễn Du cũng từng khẳng định “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”. Kiệt tác Truyện Kiều hàng trăm năm nay vẫn tồn tại, và in sâu trong tâm trí người đọc. Không chỉ bởi giá trị nhân đạo sâu sắc, mà Truyện kiều còn là tuyệt tác bởi những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng, cùng với một tâm hồn đồng cảm của chính tác giả với cuộc đời nhân vật. Hay như khi đọc Chí phèo của nam cao, ban đầu ta chỉ thấy hiện hữu rõ ràng một thằng lưu manh rạch mặt ăn vạ, uongs rượu chửi bới. Nhưng rồi, chắc chắn sẽ đọng lại trong ta ít nhiều thương cảm sau khi đọc xong tác phẩm. Thấp thoáng đằng sau cái vẻ bề ngoài hung dữ táo tơn ấy, lại là một anh Chí như bao anh chí khác, cũng khát khao ‘làm người lương thiện, để được sống, được yêu thương. Nhân vật này hiện lên qua ngòi bút tinh tế, tài tình của tác giả, và thành công của nó ít nhiều cũng phụ thuộc vào suy nghĩ, lòng cảm thương của tác giả. Như vậy, một tác phẩm văn chương chân chính là tác phẩm mà hướng ngòi bút về con người, cuộc sống con người, được xây dựng bằng sự sáng tạo nghệ thuật, tạo thành phong cách riêng cho từng nhà văn.

Từ trước tới nay, không một ai có thể phủ nhận được vai trò quan trọng của văn chương đến đời sống tinh thần của con người. Văn chương như là một công cụ để con người khám phá thế giới, và khám phá chính bản thân tâm hồn mình. Nhưng như quan niệm của “thần Siêu”, không phải văn chương nào cũng “đáng thờ”. Chỉ có những tác phẩm văn chương hướng về con người, hướng về cuộc sống, và đặc sắc nghệ thuật được tạo ra từ sự sáng tạo văn học cùng với tâm huyết của nhà văn mới làm nên văn chương chân chính, tiêu biểu cho quan niêm truyền thống “ Văn dĩ tải đạo”của cha ông ta. Cho đến nay, quan niệm của Nguyễn Văn Siêu vẫn còn nguyên giá trị

Cuộc sống con người từ lâu đã gắn liền với văn chương. Bởi vì văn chương không chỉ có tác dụng giải trí, mà bên cạnh đó, văn chương còn làm cho cuộc sống mỗi người thêm đẹp, thêm phong phú. Nhưng, như cuộc sống vốn tồn tại cả cái xấu xa và tốt đẹp, thì văn chương cũng có loại hay, loại dở. Bởi vậy, Nguyễn Văn Siêu đã từng viết: “ Văn chương […] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ”. Đây thực sự là một quan niệm đúng đắn đáng để suy nghĩ.

Theo Nguyễn Văn Siêu, văn chương có hai loại: “loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương” và “Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Vậy, thế nào là văn chương “đáng thờ” và “không đáng thờ”?. 

Có thể hiểu, văn chương “không đáng thờ” là loại văn chương không chân chính, “chỉ chuyên chú ở văn chương”. Đây là kiểu văn chương chỉ quan tâm đến vẻ hào nhoáng bên ngoài, lấy hình thức nghệ thuật làm mục đích sáng tác, trau chuốt về ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu. Bên cạnh đó, loại văn chương này thường mang những nội dung tư tưởng không rõ ràng, không tạo nên sự độc đáo, và hơn nữa không quan tâm đến đời sống, số phận con người, xã hội. Người đọc có thể cảm nhận được ánh hào quang rực rỡ của nó bởi những hình ảnh mĩ lệ, trang trọng nhưng lại khó có thể cảm nhận được tình cảm, suy nghĩ của người viết trong tác phẩm.

Còn văn chương “đáng thờ” thì lại khác. Đây là loại văn chương lấy con người làm mục tiêu sáng tác, được dựng lên từ chính cuộc sống của con người “chuyên chú ở con người”. Trong những tác phẩm thuộc loại này, “con người” trở thành trọng tâm, là động lực chi phối toàn bộ nội dung tác phẩm cũng như các hình tượng nghệ thuật, biện pháp nghệ thuật. Và chính điều này đã làm nên giá trị cho những tác phẩm – giá trị được làm nên bởi nó có ích cho cuộc đời.

Quan niệm của Nguyễn Văn Siêu – người được tôn thờ là “Thần Siêu” cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Ông coi văn chương là lĩnh vực để “thờ”, do đó, câu nói của ông càng trở nên thuyết phục và đúng đắn hơn. Mà như thế thì đâu phải loại văn chương nào cũng “đáng thờ”. Như vậy, với ông văn chương chỉ có giá trị khi lấy con người làm trung tâm, khắc họa con người và phục vụ con người. “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du vì đâu mà dễ đi vào lòng người đọc, vì đâu mà trở thành một tác phẩm bất hủ, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam? Bởi vì, tất cả những éo le, những nghiệt ngã của cuộc đời, của số phận – nhất là số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa – được Nguyễn Du tái hiện đủ đầy. Ông đã đưa số phận của con người – của kiếp “Hồng nhan bạc mệnh” vào văn chương. Và chính điều ấy, đã làm nên giá trị của tác phẩm – giá trị nhân đạo sâu sắc mà không phải ở tác phẩm nào cũng có. 

Trở lại với quan điểm của Nguyễn Văn Siêu. Có thể nhận thấy rằng, bản chất quan niệm của “thần Siêu” có phần tương đồng với quan niệm văn chương “nghệ thuật vị nhân sinh” (văn học 1930 – 1945) của không ít các nhà văn hiện đại. Đã là văn chương chân chính thì phải hướng tới con người, tới hiện thực. Văn chương có giá trị phải “chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ…Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình….Nó làm cho người gần người hơn” (Đời thừa – Nam Cao). Hay trong “Trăng sáng”, Nam Cao viết “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than..”. Tức là, Nam cao phủ nhận văn học lãng mạn thoát li- văn học chỉ biết trau chuốt hình thức, phủ nhận hiện thực, đồng thời nhà văn cũng khẳng định văn chương phải gắn bó với cuộc đời con người “thoát ra từ những kiếp lầm than..”. M. Gorki cũng từng nói “Văn học là nhân học”, để đề cao văn học hướng tới con người, viết về con người và phục vụ con người. Quan niệm của Nam Cao, M. Gorki cũng như của Nguyễn Văn Siêu là những quan niệm đúng , tiến bộ, phản ánh chức năng cao quý của văn học. Tuy nhiên, ngay trong chính quan niệm của Nguyễn Văn Siêu cũng thể hiện rõ, ông lên án thứ văn chương chỉ mải gọt giũa ngôn từ, chứ không phủ nhận vai trò của nghệ thuật. Ông cho rằng văn chương không nên thiên về hình thức nghệ thuật, nhưng đồng thời, tác phẩm giá trị cũng không thể không có đặc sắc về nghệ thuật. Điều đó cho thấy, đối với Nguyễn Văn Siêu cũng như rất nhiều các nhà văn nhà thơ khác, một tác phẩm văn chương có giá trị là tác phẩm có nội dung “chuyên chú ở con người” song đồng thời cũng có hệ thống hình thức nghệ thuật độc đáo, sáng tạo, và quan trọng không kém là phải chứa đựng cái “Tâm” của người viết. Như Nguyễn Du cũng từng khẳng định “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”. Kiệt tác Truyện Kiều hàng trăm năm nay vẫn tồn tại, và in sâu trong tâm trí người đọc. Không chỉ bởi giá trị nhân đạo sâu sắc, mà Truyện kiều còn là tuyệt tác bởi những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng, cùng với một tâm hồn đồng cảm của chính tác giả với cuộc đời nhân vật. Hay như khi đọc Chí phèo của nam cao, ban đầu ta chỉ thấy hiện hữu rõ ràng một thằng lưu manh rạch mặt ăn vạ, uongs rượu chửi bới. Nhưng rồi, chắc chắn sẽ đọng lại trong ta ít nhiều thương cảm sau khi đọc xong tác phẩm. Thấp thoáng đằng sau cái vẻ bề ngoài hung dữ táo tơn ấy, lại là một anh Chí như bao anh chí khác, cũng khát khao ‘làm người lương thiện, để được sống, được yêu thương. Nhân vật này hiện lên qua ngòi bút tinh tế, tài tình của tác giả, và thành công của nó ít nhiều cũng phụ thuộc vào suy nghĩ, lòng cảm thương của tác giả. Như vậy, một tác phẩm văn chương chân chính là tác phẩm mà hướng ngòi bút về con người, cuộc sống con người, được xây dựng bằng sự sáng tạo nghệ thuật, tạo thành phong cách riêng cho từng nhà văn.

Từ trước tới nay, không một ai có thể phủ nhận được vai trò quan trọng của văn chương đến đời sống tinh thần của con người. Văn chương như là một công cụ để con người khám phá thế giới, và khám phá chính bản thân tâm hồn mình. Nhưng như quan niệm của “thần Siêu”, không phải văn chương nào cũng “đáng thờ”. Chỉ có những tác phẩm văn chương hướng về con người, hướng về cuộc sống, và đặc sắc nghệ thuật được tạo ra từ sự sáng tạo văn học cùng với tâm huyết của nhà văn mới làm nên văn chương chân chính, tiêu biểu cho quan niêm truyền thống “ Văn dĩ tải đạo”của cha ông ta. Cho đến nay, quan niệm của Nguyễn Văn Siêu vẫn còn nguyên giá trị

Chọn tập
Bình luận