Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Văn Mẫu Lớp 12

Cảm nhận về hình tượng người lính trong đoạn thơ sau: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc… Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (Tây Tiến – Quang Dũng)

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Có những con người” Không cần ai biết đến tuổi tên/ Nhưng họ đa làm ra đất nước” ( Nguyễn Khoa Điềm) đó- là hình tượng những người anh hùng vô danh đổ máu xương cho nền độc lập dân tộc, toả bóng mình tưới mát những trang thơ. Nếu ta đã từng biết đến những người lính nông dân trong “đồng chí” của Chính Hữu, “Quen nhau từ thủa chưa biết chữ” trong “Nhớ” của Hồng Nguyên thì hãy thêm một lần cảm phục yêu mến những người lính Tây Tiến trong thi phẩm cùng tên của Quang Dũng. Bức chân dung của họ được hiện lên qua 8 dòng thơ đặc sắc: 

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.​”

Thơ ca khởi nguồn từ cuộc sống, hiện thực là cảm hứng cất cánh cho thơ. Tâm hồn tinh tế nhạy cảm của Quang Dũng khi ngồi ở Phù Lưu Chanh trong miên man xúc cảm nhớ nhung mà “Tây Tiến” ra đời. Năm 1948- dường như là năm của những bài thơ viết về tình đồng chí, Quang Dũng cũng góp vào “tràng cỏ” thi ca nỗi nhớ về binh đoàn đã từng một thời gắn bó với nhà thơ. Trong tiềm thức của thi gia, những chiến sĩ Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp đầy bi tráng hào hùng mà cũng rất mực lãng mạn hào hoa.
Đúng như một nhà triết học La Mã cổ đại đã nói- hoàn cảnh rèn đúc nên con người, hoàn cảnh nào con người ấy. Với “Tây Tiến” hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt dữ dội của núi rừng miền tây đã” hằn vết” lên cơ thể những chàng trai của mảnh đất thị thành dấu ấn không thể phai mờ- những hình ảnh mà cho tới mãi sau này vẫn còn ám ảnh trong miền hoài niệm của Quang Dũng.

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

Tính chất khắc nghiệt của tự nhiên với sương muối giá rét, với tàn tích của dịch sốt rét rừng làm các chiến sĩ” không mọc tóc”. “Không mọc” hay đã rụng hết? Có lẽ đó là cách nói đầy bản ngã của Quang Dũng. Đẹp một cách dữ dội dù ” không mọc tóc” hay “quân xanh màu lá”, dù là in vết của bệnh tật, của hoàn cảnh, họ vẫn hiện lên đầy bi tráng hào hùng qua khuôn mặt dáng vẻ” dữ oai hùm” và đôi “mắt trừng” mở to đầy dữ dội như ánh nhìn căm thù sục sôi. Nhưng có phải chăng, khi ánh mắt ấy lại” gửi mộng qua biên giới”, mơ về Hà Nội với bóng hình một kiều nữ xa xôi:

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Họ gửi vào giấc mơ, trong cả niềm thao thức dáng hình thủ đô với tất cả nhớ thương vời vợi. Nhớ Hà Nội- nơi miền quê của họ- nơi một thời giảng đường- nơi trái tim của cả nước. Vậy nhớ hà Nội hay nhớ Việt nam? Tình yêu quê hương hay tình yêu tổ quốc? Phải chăng ở họ cả hai tình cảm đó đan hoà xen trộn rất tự nhiên, bởi yêu nước là yêu từ những cái bình dị và đời thường nhất: “Yêu cái cây trước nhà, yêu con đường đổ ra bờ sông….” (Ê- mi- xi) Tình yêu nước gắn liền với tình yêu đôi lứa, phải mơ về một dáng hình thiếu nữ nhịp tim mới càng thêm thổn thức nhớ thương:

“Anh yêu em như anh yêu đất nước

Vất vả đâu thương tươi thắm vô ngần”

( Nguyễn Đình Thi)

Ở bốn câu thơ đầu tiên với bao trạng thái đối cực: dữ dội mà hào hoa, hiện thực mà bay bổng, ngòi bút Quang Dũng như nở hoa trong sự hoà phối tuyệt vời giữa gam màu hiện thực với đường nét lãng mạn. Họ- những người lính Tây Tiến dù hằn vết của hiện thực khốc liệt vẫn lấp lánh ánh sáng diệu kì của những tâm hồn mộng mơ, rất mực tinh tế hào hoa. Bất giác thấy nhớ tới ý thơ của Chính Hữu- cũng cảnh khó khăn gian khổ của cuộc chiến với bụi khói, rách nát vẫn lãng tử phong tình, tinh tế, hào hoa:

“Rách tả tơi rồi đôi hài vạn dặm

Bụi trường trinh phai bạc áo hào hoa”

( Ngày về)

Nhưng có lẽ dù lãng mạn tới đâu, ngọn gió thi hứng trong Quan Dũng vẫn phải cất cánh từ hiện thực. Đó là bản chất của thi ca nói riêng và nghệ thuật nói chung. Hiện thực tàn khốc của cuộc chiến dù đã được nhà thơ nói giảm nói tránh tới tối giản vẫn hiện lên đầy khốc liệt phũ phàng:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

Đó là những nấm mồ không tên của bao chiến sĩ đã ngã xuống, Có lẽ nó cũng nhỏ nhoi “bằng phẳng như mặt đất rừng” của ông Sáu trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang sáng. Những cái chết cao cả nhưng lặng thầm, vĩnh viễn ngủ yên trong lòng đất mẹ. Quang Dũng đã rất khéo léo khi sử dụng những từ Hán Việt ( biên cương, viễn xứ) vừa làm tăng tính trang trọng, bi tráng cho sự hi sinh, vừa làm giảm bớt cảm giác đau thương bi luỵ Những chiến sĩ của binh đoàn Tây Tiến, những chàng trai đôi mươi mười tám của mảnh đất Hà thành ra đi với lí tưởng cao đẹp “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. họ có tiếc gì tuổi xanh, có sợ gì cái chết. Hay ở họ rực sáng vẻ đẹp mà Thanh Thảo vẫn nói:

“Chúng tôi đi không tiếc cuộc đời mình

Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc?

(Ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi đất nước)

Chúng tôi đi không tiếc cuộc đời mình”

(Những người đi tới biển)

Họ ra đi là toàn tâm, toàn ý, toàn chí cho đất nước, sẵn sàng bỏ lại sau lưng tất cả. Phải chăng tiếng lòng ấy đã đập cùng tần số với tiếng lòng Hồng Nguyên, trái tim Quang Dũng đã đồng điệu và cùng thổn thức giao hoà với “Nhớ”? :

“Ba năm rồi bỏ lại quê hương

Mái lều tranh tiếng mõ đêm trường

Ít nhiều người vợ trẻ

Mòn chân bên cối gạo canh khuya”

Đọc đến đây, bất giác nhớ tới câu nói của Tố Hữu: “Thơ là một điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu”, phải chăng trong cảm hứng hình tượng về những người lính, các thi gia đã vô tình gặp nhau?

Cùng trong dòng chảy nỗi nhớ, Quang Dũng bật lên thơ trong tiếng nói cảm xúc, trong nỗi đau xé lòng nhưng đươc kìm nén để vọng lên trong hai câu thơ đầy tính nhạc:

“Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Sự hi sinh của họ- ngay cả khi mãi mãi lìa xa cuộc đời như chiếc lá lìa cành vẫn thiếu thốn trong manh “áo bào” như của các chiến binh thủa xưa. “Về đất” vẫn là cách Quang Dũng nén nỗi đau của con tim để giảm đi phần bi luỵ , tăng thêm tính hào hùng. Nỗi đau của con người trào ra trong cảnh vật, trở thành tiếng “gầm” đầy đau thương oan trái, sông Mã- con sông kỉ niệm của binh đoàn Tây tiến như gào thét, cuộn sóng đầy đau đớn trước sự ra đi của những tri kỉ, “khúc độc hành” gợi nhớ tiếng hát của Kinh Kha bên bờ sông Dịch. Tất cả tất cả như sóng lòng cuồn cuộn lên trong lòng tác giả, tràn ra cảnh vật để rồi vẳng lại trong chiều sâu xúc cảm nơi độc giả. Đến đây ta hiểu rằng, hình tượng binh đoàn Tây Tiến chính là ” hợp chất làm từ căm giận, đau khổ và tình yêu” ( Mu- kha- mat- Khat- đa)

Cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc như một trận động đất nhào nặn lại thi hứng hiện thực trong thi ca, những ngòi bút xông pha vào máu lửa trận chiến để sống và viết như Quang Dũng, Chính Hữu, Hồng Nguyên… đã tái hiện lại cả một thời đại lịch sử, Họ đã đúc nên bao tượng đài bất tử về những người lính chiến như đoàn binh Tây Tiến, mà ở đó- nói như một triết học gia” Họ giống nhau về tính phổ quát hơn là khác nhau về sự cá thể”

Có những con người” Không cần ai biết đến tuổi tên/ Nhưng họ đa làm ra đất nước” ( Nguyễn Khoa Điềm) đó- là hình tượng những người anh hùng vô danh đổ máu xương cho nền độc lập dân tộc, toả bóng mình tưới mát những trang thơ. Nếu ta đã từng biết đến những người lính nông dân trong “đồng chí” của Chính Hữu, “Quen nhau từ thủa chưa biết chữ” trong “Nhớ” của Hồng Nguyên thì hãy thêm một lần cảm phục yêu mến những người lính Tây Tiến trong thi phẩm cùng tên của Quang Dũng. Bức chân dung của họ được hiện lên qua 8 dòng thơ đặc sắc: 

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.​”

Thơ ca khởi nguồn từ cuộc sống, hiện thực là cảm hứng cất cánh cho thơ. Tâm hồn tinh tế nhạy cảm của Quang Dũng khi ngồi ở Phù Lưu Chanh trong miên man xúc cảm nhớ nhung mà “Tây Tiến” ra đời. Năm 1948- dường như là năm của những bài thơ viết về tình đồng chí, Quang Dũng cũng góp vào “tràng cỏ” thi ca nỗi nhớ về binh đoàn đã từng một thời gắn bó với nhà thơ. Trong tiềm thức của thi gia, những chiến sĩ Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp đầy bi tráng hào hùng mà cũng rất mực lãng mạn hào hoa.
Đúng như một nhà triết học La Mã cổ đại đã nói- hoàn cảnh rèn đúc nên con người, hoàn cảnh nào con người ấy. Với “Tây Tiến” hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt dữ dội của núi rừng miền tây đã” hằn vết” lên cơ thể những chàng trai của mảnh đất thị thành dấu ấn không thể phai mờ- những hình ảnh mà cho tới mãi sau này vẫn còn ám ảnh trong miền hoài niệm của Quang Dũng.

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

Tính chất khắc nghiệt của tự nhiên với sương muối giá rét, với tàn tích của dịch sốt rét rừng làm các chiến sĩ” không mọc tóc”. “Không mọc” hay đã rụng hết? Có lẽ đó là cách nói đầy bản ngã của Quang Dũng. Đẹp một cách dữ dội dù ” không mọc tóc” hay “quân xanh màu lá”, dù là in vết của bệnh tật, của hoàn cảnh, họ vẫn hiện lên đầy bi tráng hào hùng qua khuôn mặt dáng vẻ” dữ oai hùm” và đôi “mắt trừng” mở to đầy dữ dội như ánh nhìn căm thù sục sôi. Nhưng có phải chăng, khi ánh mắt ấy lại” gửi mộng qua biên giới”, mơ về Hà Nội với bóng hình một kiều nữ xa xôi:

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Họ gửi vào giấc mơ, trong cả niềm thao thức dáng hình thủ đô với tất cả nhớ thương vời vợi. Nhớ Hà Nội- nơi miền quê của họ- nơi một thời giảng đường- nơi trái tim của cả nước. Vậy nhớ hà Nội hay nhớ Việt nam? Tình yêu quê hương hay tình yêu tổ quốc? Phải chăng ở họ cả hai tình cảm đó đan hoà xen trộn rất tự nhiên, bởi yêu nước là yêu từ những cái bình dị và đời thường nhất: “Yêu cái cây trước nhà, yêu con đường đổ ra bờ sông….” (Ê- mi- xi) Tình yêu nước gắn liền với tình yêu đôi lứa, phải mơ về một dáng hình thiếu nữ nhịp tim mới càng thêm thổn thức nhớ thương:

“Anh yêu em như anh yêu đất nước

Vất vả đâu thương tươi thắm vô ngần”

( Nguyễn Đình Thi)

Ở bốn câu thơ đầu tiên với bao trạng thái đối cực: dữ dội mà hào hoa, hiện thực mà bay bổng, ngòi bút Quang Dũng như nở hoa trong sự hoà phối tuyệt vời giữa gam màu hiện thực với đường nét lãng mạn. Họ- những người lính Tây Tiến dù hằn vết của hiện thực khốc liệt vẫn lấp lánh ánh sáng diệu kì của những tâm hồn mộng mơ, rất mực tinh tế hào hoa. Bất giác thấy nhớ tới ý thơ của Chính Hữu- cũng cảnh khó khăn gian khổ của cuộc chiến với bụi khói, rách nát vẫn lãng tử phong tình, tinh tế, hào hoa:

“Rách tả tơi rồi đôi hài vạn dặm

Bụi trường trinh phai bạc áo hào hoa”

( Ngày về)

Nhưng có lẽ dù lãng mạn tới đâu, ngọn gió thi hứng trong Quan Dũng vẫn phải cất cánh từ hiện thực. Đó là bản chất của thi ca nói riêng và nghệ thuật nói chung. Hiện thực tàn khốc của cuộc chiến dù đã được nhà thơ nói giảm nói tránh tới tối giản vẫn hiện lên đầy khốc liệt phũ phàng:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

Đó là những nấm mồ không tên của bao chiến sĩ đã ngã xuống, Có lẽ nó cũng nhỏ nhoi “bằng phẳng như mặt đất rừng” của ông Sáu trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang sáng. Những cái chết cao cả nhưng lặng thầm, vĩnh viễn ngủ yên trong lòng đất mẹ. Quang Dũng đã rất khéo léo khi sử dụng những từ Hán Việt ( biên cương, viễn xứ) vừa làm tăng tính trang trọng, bi tráng cho sự hi sinh, vừa làm giảm bớt cảm giác đau thương bi luỵ Những chiến sĩ của binh đoàn Tây Tiến, những chàng trai đôi mươi mười tám của mảnh đất Hà thành ra đi với lí tưởng cao đẹp “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. họ có tiếc gì tuổi xanh, có sợ gì cái chết. Hay ở họ rực sáng vẻ đẹp mà Thanh Thảo vẫn nói:

“Chúng tôi đi không tiếc cuộc đời mình

Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc?

(Ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi đất nước)

Chúng tôi đi không tiếc cuộc đời mình”

(Những người đi tới biển)

Họ ra đi là toàn tâm, toàn ý, toàn chí cho đất nước, sẵn sàng bỏ lại sau lưng tất cả. Phải chăng tiếng lòng ấy đã đập cùng tần số với tiếng lòng Hồng Nguyên, trái tim Quang Dũng đã đồng điệu và cùng thổn thức giao hoà với “Nhớ”? :

“Ba năm rồi bỏ lại quê hương

Mái lều tranh tiếng mõ đêm trường

Ít nhiều người vợ trẻ

Mòn chân bên cối gạo canh khuya”

Đọc đến đây, bất giác nhớ tới câu nói của Tố Hữu: “Thơ là một điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu”, phải chăng trong cảm hứng hình tượng về những người lính, các thi gia đã vô tình gặp nhau?

Cùng trong dòng chảy nỗi nhớ, Quang Dũng bật lên thơ trong tiếng nói cảm xúc, trong nỗi đau xé lòng nhưng đươc kìm nén để vọng lên trong hai câu thơ đầy tính nhạc:

“Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Sự hi sinh của họ- ngay cả khi mãi mãi lìa xa cuộc đời như chiếc lá lìa cành vẫn thiếu thốn trong manh “áo bào” như của các chiến binh thủa xưa. “Về đất” vẫn là cách Quang Dũng nén nỗi đau của con tim để giảm đi phần bi luỵ , tăng thêm tính hào hùng. Nỗi đau của con người trào ra trong cảnh vật, trở thành tiếng “gầm” đầy đau thương oan trái, sông Mã- con sông kỉ niệm của binh đoàn Tây tiến như gào thét, cuộn sóng đầy đau đớn trước sự ra đi của những tri kỉ, “khúc độc hành” gợi nhớ tiếng hát của Kinh Kha bên bờ sông Dịch. Tất cả tất cả như sóng lòng cuồn cuộn lên trong lòng tác giả, tràn ra cảnh vật để rồi vẳng lại trong chiều sâu xúc cảm nơi độc giả. Đến đây ta hiểu rằng, hình tượng binh đoàn Tây Tiến chính là ” hợp chất làm từ căm giận, đau khổ và tình yêu” ( Mu- kha- mat- Khat- đa)

Cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc như một trận động đất nhào nặn lại thi hứng hiện thực trong thi ca, những ngòi bút xông pha vào máu lửa trận chiến để sống và viết như Quang Dũng, Chính Hữu, Hồng Nguyên… đã tái hiện lại cả một thời đại lịch sử, Họ đã đúc nên bao tượng đài bất tử về những người lính chiến như đoàn binh Tây Tiến, mà ở đó- nói như một triết học gia” Họ giống nhau về tính phổ quát hơn là khác nhau về sự cá thể”

Chọn tập
Bình luận