Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 12

Phân tích tâm trạng nhân vật Mị trong truyện “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

Tác giả: Sach Vui
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Về đề phân tích tâm trạng nhân vật Mị trong truyện “Vợ chồng A Phủ”, tâm trạng đó được thể hiện rõ nhất trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài, và trong đoạn Mị cởi trói cho A Phủ. Tâm lý nhân vật Mị được nhà văn gửi gắm vào đó những giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực:

– Mị vốn là một cô gái H’mông xinh đẹp, hồn nhiên, yêu đời, có tài thổi sáo. Nhưng vì món nợ truyền kiếp, Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra. Về nhà Pá Tra, cuộc sống của Mị như ở trong ngục tù. Mị sống trong âm thầm, chịu đựng, câm lặng, và đã từng có lúc nghĩ đến chuyện ăn lá ngón tự tử, nhưng rồi vì thương cha đơn độc, Mị đã chấp nhận cuộc sống tủi nhục của một đời nô lệ.

– Từ đau khổ đến chịu đựng vì bị đày đoạ về thể xác, áp chế về tinh thần, Mị bị ràng buộc trong ý nghĩ là mình bị bố con Lý Pá Tra bắt “trình ma”, là người nhà nó rồi thì chỉ còn biết ở nhà nó đến lúc chết mất xác ở đây thôi. Mị sống thui thủi trong căn nhà giống như một cái nhà tù nhỏ. Cô mất ý thức về sự sống, thậm chỉ dù cha đã mất, không còn gì để ràng buộc trên cuộc đời này nữa, cô cũng không buồn nghĩ đến cái chết như một sự giải thoát nữa. Thời gian giờ đây đối với cô như không còn là một ý niệm tồn tại trong suy nghĩ…. Cuộc sống chỉ còn là một màn sương mờ đục, không dĩ vãng, hiện tại và tương lai, cái thế giới quan diễu qua trước mắt ngày ngày chỉ là trong 4 bức tường và một cái ô cửa nhỏ bằng bàn tay, mờ mờ, trăng trắng, không biết là sương hay là nắng….

– Nhưng rồi, hoá ra tiềm tàng sâu trong tâm hồn Mị vẫn là ngọn lửa âm ỉ cháy của nỗi khát khao sống. Ngọn lửa ấy chỉ được khơi bùng lên khi có cơn gió mát lành trong đêm tình mùa xuân kia đem tới. Trong Mị như thức tỉnh lòng ham sống, ý thức trở lại về sự sống, về thời gian, về những khát vọng tinh thần. 

* Trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài:

Không khí rạo rực và rất đặc biệt, rất vui tươi của mùa xuân ở Hồng Ngài năm ấy là nguyên nhân chính làm sống dậy tâm hồn vốn bị chai sạn của Mị. Không khí Tết được gọi về bởi cái rét, những âm thanh rọn rã của trẻ nô đùa, tiếng chó sủa xa xa trong những đem mùa xuân và đặc biệt là những tiếng hát vang vọng gọi bạn tình, màu sắc sặc sỡ của những váy áo phơi trên mỏm đá.

Tất cả đã đánh thức những kỉ niệm trong tâm hồn Mị.

Mị đã thức tỉnh nhưng muốn bứt thoát, Mị tìm đến rượu.

Uống rượu, trong cái ngà ngà say, Mị đã sống lại cả một thời xuân sắc, những kí ức cứ thế ùa về. Đó là một thời con gái trẻ trung và kiêu hãnh. Với nguời con gái, đó là thời đẹp nhất, và Mị thổn thức, Mị nao nao tiếc nuối.

Trong cái chuếnh choáng hơi men, bên tai Mị như văng vẳng, rập rờn tiếng sáo. Lúc ấy Mị thực sự đã sống dậy của tuổi trẻ và tình yêu. Mị vùng dậy, Mị muốn đi chơi.

Đúng lúc ấy, A Sử về. Nó trói Mị, khiến Mị không đi được. Mị đau nhức, xót xa và tủi hổ vô cùng. Thế nhưng dù bị trói, tâm hồn Mị vẫn đi theo những cuộc chơi, vẫn vẩn vơ trong đầu tiếng sáo gọi bạn tình. Khi sức sóng đã trỗi dậy, nó phá bung mọi sự chà đạp. Sự chà đạp không khuất phục được con người mà càng làm cho sức sống tiềm tàng càng thêm mạnh mẽ, khát vọng càng thêm cháy bỏng.

Trong bóng tối, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi. Tâm hồn Mị sống trong không khí của ngày hội, sống với những lời ca ngọt ngào năm xưa, Mị vùng bước đi nhưng tay chân đau không cựa được. Mị như bị kéo trở về thực tại, ý thức được trở lại về cảnh ngộ, thân phận đau khổ, tủi nhục và xót xa nghĩ mình không bằng thân con ngựa.

Suốt đêm ấy, Mị lúc mê lúc tỉnh. Đến sáng Mị bừng tỉnh và cựa quậy xem mình sống hay chết. Tâm rạng lo sợ đã thể hiẹn được ý thức về sự sống. Sự sống đã trỗi dậy trong lòng Mị để sau này Mị có những hành động mạnh mẽ, quyết liệt, vượt thoát khỏi cảnh nô lệ, lầm than.

Rồi, Mị gặp A Phủ như một sự run rủi của số phận. Khi A Phủ bị trói, nỗi đau của anh đã thức tỉnh tình yêu thương con người và sự đồng cảm trong Mị. Có thể nói, lần thức tỉnh này là kết quả tất yếu từ sự thức tỉnh trong đem tình mùa xuân. Đây là lần thức tỉnh mang tính bước ngoặt trong suy nghĩ và hành động của Mị để cô tự giải thoát cho cuộc đời của chính mình và cho cả người khác.

* Trong đêm cởi trói cho A Phủ:

Ban đầu, Mj vẫn “thản nhiên thổi lửa, hơ tay” không có cảm xúc gì, dù đêm nào Mị cũng ra sưởi và nhìn thấy cảnh A Phủ bị trói đứng. Bởi Mị đã quen, đã trơ lì với cái khổ của chính mình và của người khác. Tâm hồn Mị tưởng như đã vô cảm, chai cứng lại: “Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”.

Nhưng rồi trong một đêm, nhìn “dòng nước lấp lánh bò xuống 2 hõm má đã xám đen lại” của A Phủ, Mị đã bồi hồi nhớ về quá vãng (ngày trước Mị cũng đã từng bị trói như thế). Dường như, Mị cảm thấy một sự bất công, Mị cảm nhận sự độc ác của bọn thống lí, Mị phẫn nộ, Mị chua xót. Mị bỗng động lòng thương: “chỉ ngày mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Rồi Mị tự hỏi: “người kia việc gì phải chết như thế?”

Mị tưởng tượng, Mị nhớ lại đời mình và nghĩ rằng nếu mình cởi trói cho A Phủ thì Mị sẽ bị trói thay vào đấy. Băn khoăn nhưng rồi Mị vẫn quyết định chắt dây trói cứu A Phủ: Mị lặng lẽ chắt nút dây mây,gỡ hết dây thì Mị hoảng hốt giục A Phủ “đi ngay”, rồi Mị như nghẹn lại “đứng lặng trong bóng tối”…

Trong khoảnh khắc, Mị vùng dậy, vụt chạy, đuổi theo A Phủ, Mị sợ. Mị chạy theo A Phủ bởi cô hiểu rằng: “Ở đây thì chết mất”.

Tóm lại trong đêm cởi trói cho A Phủ, diễn biến tâm trạng của Mị rất phức tạp: có lúc thờ ơ, lãnh đạm, rồi vừa thương thân phận mình, vừa thương A Phủ, cũng vừa căm giận nhà thống lý độc ác, bạo tàn. Mị vừa lo sợ khi nghĩ đến cái chết, vừa muốn cứa giúp giải thoát cho A Phủ, vừa khát khao vùng dậy chạy theo tiếng gọi của tự do…Tất cả những biểu hiện tâm lý và hành động của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ đều phù hợp với hoàn cảnh và tính cách của Mị. Điều này càng khẳng định tài năng nghệ thuật của Tô Hoài khi đi sâu vào những ngóc ngách tinh tế nhất của tâm lý con người.

Về đề phân tích tâm trạng nhân vật Mị trong truyện “Vợ chồng A Phủ”, tâm trạng đó được thể hiện rõ nhất trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài, và trong đoạn Mị cởi trói cho A Phủ. Tâm lý nhân vật Mị được nhà văn gửi gắm vào đó những giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực:

– Mị vốn là một cô gái H’mông xinh đẹp, hồn nhiên, yêu đời, có tài thổi sáo. Nhưng vì món nợ truyền kiếp, Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra. Về nhà Pá Tra, cuộc sống của Mị như ở trong ngục tù. Mị sống trong âm thầm, chịu đựng, câm lặng, và đã từng có lúc nghĩ đến chuyện ăn lá ngón tự tử, nhưng rồi vì thương cha đơn độc, Mị đã chấp nhận cuộc sống tủi nhục của một đời nô lệ.

– Từ đau khổ đến chịu đựng vì bị đày đoạ về thể xác, áp chế về tinh thần, Mị bị ràng buộc trong ý nghĩ là mình bị bố con Lý Pá Tra bắt “trình ma”, là người nhà nó rồi thì chỉ còn biết ở nhà nó đến lúc chết mất xác ở đây thôi. Mị sống thui thủi trong căn nhà giống như một cái nhà tù nhỏ. Cô mất ý thức về sự sống, thậm chỉ dù cha đã mất, không còn gì để ràng buộc trên cuộc đời này nữa, cô cũng không buồn nghĩ đến cái chết như một sự giải thoát nữa. Thời gian giờ đây đối với cô như không còn là một ý niệm tồn tại trong suy nghĩ…. Cuộc sống chỉ còn là một màn sương mờ đục, không dĩ vãng, hiện tại và tương lai, cái thế giới quan diễu qua trước mắt ngày ngày chỉ là trong 4 bức tường và một cái ô cửa nhỏ bằng bàn tay, mờ mờ, trăng trắng, không biết là sương hay là nắng….

– Nhưng rồi, hoá ra tiềm tàng sâu trong tâm hồn Mị vẫn là ngọn lửa âm ỉ cháy của nỗi khát khao sống. Ngọn lửa ấy chỉ được khơi bùng lên khi có cơn gió mát lành trong đêm tình mùa xuân kia đem tới. Trong Mị như thức tỉnh lòng ham sống, ý thức trở lại về sự sống, về thời gian, về những khát vọng tinh thần. 

* Trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài:

Không khí rạo rực và rất đặc biệt, rất vui tươi của mùa xuân ở Hồng Ngài năm ấy là nguyên nhân chính làm sống dậy tâm hồn vốn bị chai sạn của Mị. Không khí Tết được gọi về bởi cái rét, những âm thanh rọn rã của trẻ nô đùa, tiếng chó sủa xa xa trong những đem mùa xuân và đặc biệt là những tiếng hát vang vọng gọi bạn tình, màu sắc sặc sỡ của những váy áo phơi trên mỏm đá.

Tất cả đã đánh thức những kỉ niệm trong tâm hồn Mị.

Mị đã thức tỉnh nhưng muốn bứt thoát, Mị tìm đến rượu.

Uống rượu, trong cái ngà ngà say, Mị đã sống lại cả một thời xuân sắc, những kí ức cứ thế ùa về. Đó là một thời con gái trẻ trung và kiêu hãnh. Với nguời con gái, đó là thời đẹp nhất, và Mị thổn thức, Mị nao nao tiếc nuối.

Trong cái chuếnh choáng hơi men, bên tai Mị như văng vẳng, rập rờn tiếng sáo. Lúc ấy Mị thực sự đã sống dậy của tuổi trẻ và tình yêu. Mị vùng dậy, Mị muốn đi chơi.

Đúng lúc ấy, A Sử về. Nó trói Mị, khiến Mị không đi được. Mị đau nhức, xót xa và tủi hổ vô cùng. Thế nhưng dù bị trói, tâm hồn Mị vẫn đi theo những cuộc chơi, vẫn vẩn vơ trong đầu tiếng sáo gọi bạn tình. Khi sức sóng đã trỗi dậy, nó phá bung mọi sự chà đạp. Sự chà đạp không khuất phục được con người mà càng làm cho sức sống tiềm tàng càng thêm mạnh mẽ, khát vọng càng thêm cháy bỏng.

Trong bóng tối, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi. Tâm hồn Mị sống trong không khí của ngày hội, sống với những lời ca ngọt ngào năm xưa, Mị vùng bước đi nhưng tay chân đau không cựa được. Mị như bị kéo trở về thực tại, ý thức được trở lại về cảnh ngộ, thân phận đau khổ, tủi nhục và xót xa nghĩ mình không bằng thân con ngựa.

Suốt đêm ấy, Mị lúc mê lúc tỉnh. Đến sáng Mị bừng tỉnh và cựa quậy xem mình sống hay chết. Tâm rạng lo sợ đã thể hiẹn được ý thức về sự sống. Sự sống đã trỗi dậy trong lòng Mị để sau này Mị có những hành động mạnh mẽ, quyết liệt, vượt thoát khỏi cảnh nô lệ, lầm than.

Rồi, Mị gặp A Phủ như một sự run rủi của số phận. Khi A Phủ bị trói, nỗi đau của anh đã thức tỉnh tình yêu thương con người và sự đồng cảm trong Mị. Có thể nói, lần thức tỉnh này là kết quả tất yếu từ sự thức tỉnh trong đem tình mùa xuân. Đây là lần thức tỉnh mang tính bước ngoặt trong suy nghĩ và hành động của Mị để cô tự giải thoát cho cuộc đời của chính mình và cho cả người khác.

* Trong đêm cởi trói cho A Phủ:

Ban đầu, Mj vẫn “thản nhiên thổi lửa, hơ tay” không có cảm xúc gì, dù đêm nào Mị cũng ra sưởi và nhìn thấy cảnh A Phủ bị trói đứng. Bởi Mị đã quen, đã trơ lì với cái khổ của chính mình và của người khác. Tâm hồn Mị tưởng như đã vô cảm, chai cứng lại: “Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”.

Nhưng rồi trong một đêm, nhìn “dòng nước lấp lánh bò xuống 2 hõm má đã xám đen lại” của A Phủ, Mị đã bồi hồi nhớ về quá vãng (ngày trước Mị cũng đã từng bị trói như thế). Dường như, Mị cảm thấy một sự bất công, Mị cảm nhận sự độc ác của bọn thống lí, Mị phẫn nộ, Mị chua xót. Mị bỗng động lòng thương: “chỉ ngày mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Rồi Mị tự hỏi: “người kia việc gì phải chết như thế?”

Mị tưởng tượng, Mị nhớ lại đời mình và nghĩ rằng nếu mình cởi trói cho A Phủ thì Mị sẽ bị trói thay vào đấy. Băn khoăn nhưng rồi Mị vẫn quyết định chắt dây trói cứu A Phủ: Mị lặng lẽ chắt nút dây mây,gỡ hết dây thì Mị hoảng hốt giục A Phủ “đi ngay”, rồi Mị như nghẹn lại “đứng lặng trong bóng tối”…

Trong khoảnh khắc, Mị vùng dậy, vụt chạy, đuổi theo A Phủ, Mị sợ. Mị chạy theo A Phủ bởi cô hiểu rằng: “Ở đây thì chết mất”.

Tóm lại trong đêm cởi trói cho A Phủ, diễn biến tâm trạng của Mị rất phức tạp: có lúc thờ ơ, lãnh đạm, rồi vừa thương thân phận mình, vừa thương A Phủ, cũng vừa căm giận nhà thống lý độc ác, bạo tàn. Mị vừa lo sợ khi nghĩ đến cái chết, vừa muốn cứa giúp giải thoát cho A Phủ, vừa khát khao vùng dậy chạy theo tiếng gọi của tự do…Tất cả những biểu hiện tâm lý và hành động của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ đều phù hợp với hoàn cảnh và tính cách của Mị. Điều này càng khẳng định tài năng nghệ thuật của Tô Hoài khi đi sâu vào những ngóc ngách tinh tế nhất của tâm lý con người.

Chọn tập
Bình luận